Năng lực hành vi dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #301069 06/12/2013

    Năng lực hành vi dân sự

    Cho mình hỏi là với bài tập này: A (13 tuổi) và B (12 tuổi) là bạn cùng lớp. A thường xuyên bỏ học nên thường nhờ A chép bài giúp. Một hôm A bỏ học có nhờ B chép bài giúp và dặn B là nếu ba mẹ A có hỏi thì B phải nói rằng A vẫn đi học chăm chỉ. A hứa sẽ cho B chiếc xe đạp của A nếu B chép bài hộ lần này và làm đúng những gì A dặn. B đã giữ đúng lời hứa với A. Theo đúng cam kết ban đầu, sau đó A đã giao xe đạp của A cho B sở hữu. B từ chối nhưng A cứ nài nỉ. Cuối cùng B nhận và bán lấy tiền tiêu xài hết. Biết tin trên, ba mẹ của A phản đối và nói rằng chiếc xe đạp là quà sinh nhật lần thứ 12 của bà ngoại tặng A và A không có quyền định đoạt. Ba mẹ của B không đồng ý vì cho rằng chiếc xe là tài sản riêng của A nên A có quyền tự quyết định. Hơn nữa đây là chuyện của trẻ con, người lớn đã cho rồi thì không nên chen vào.
    Theo qui định của BLDS2005 lập luận của các bên ai đúng ai sai? Nêu cách giải quyết tranh chấp trên? 

    Với bài này thì theo quy định tại Điều 196 BLDS: "Việc định đoạt tài sản do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật." Vậy với bài tập trên A là người có năng lực hành vi chưa đầy đủ mà điều luật quy định là "người có năng lực hành vi" chứ không nói rõ là người có năng lực hành vi đầy đủ. Vậy thì kết luận lập luận của bên bố mẹ A là đúng liệu có đúng không? 

    Cảm ơn!

     
    13865 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #301084   06/12/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào bạn.

    luật dân sự năm 2004 :

    Điều 20. Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

    1. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác.

    2. Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Ba mẹ của A đúng vì A chưa có đủ điều kiện để tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự.

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 06/12/2013 05:18:03 CH
     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    binhyen236 (06/12/2013) Tranthibungcoc (13/03/2014)
  • #301169   07/12/2013

    tvthlu
    tvthlu

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/02/2012
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 951
    Cảm ơn: 68
    Được cảm ơn 44 lần


    Chào bạn!

    + Thứ nhất, Khoản 1 Điều 20 BLDS 2005 quy định:  Năng lực hành vi dân sự của người chưa thành niên từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi

    "Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi hoặc pháp luật có quy định khác"

     A mới 13 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (hạn chế năng lục hành vi dân sự). Trường hợp này, A có hứa cho B chiếc xe đạp, lúc này việc giao dịch này không phù hợp với lứa tuổi của A, và cần có sự đồng ý của bố mẹ A.

    + Thứ hai, Bạn có thắc mắc: "... theo quy định tại Điều 196 BLDS: "Việc định đoạt tài sản do người có năng lực hành vi dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật." Vậy với bài tập trên A là người có năng lực hành vi chưa đầy đủ mà điều luật quy định là "người có năng lực hành vi" chứ không nói rõ là người có năng lực hành vi đầy đủ..."

    ---> "người có năng lực hành vi dân sự" tại Điều 196 BLDS, áp dụng vào trường hợp tình huống, sẽ là "người có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ (hạn chế năng lực hành vi dân sự)" .

    Từ đó, pháp luật quy định: "người có năng lực hành vi dân sự" sẽ có các trường hợp là "người  không có năng lực hành vi dân sự", "mất năng lực hành vi dân sự", "hạn chế năng lực hành vi dân sự", hoặc "năng lực hành vi dân sự đầy đủ"

     

    Chúc bạn hoàn thành tốt!

    Cập nhật bởi tvthlu ngày 07/12/2013 08:59:34 SA
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tvthlu vì bài viết hữu ích
    Tranthibungcoc (13/03/2014)