Năm chủ trương cải cách tư pháp thành công- PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA.

Chủ đề   RSS   
  • #104413 22/05/2011

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Năm chủ trương cải cách tư pháp thành công- PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA.

    Chào cả nhà, nay QQ đọc được bài viết na thấy hay quá nên mang sang đây để chia sẻ với cả nhà.

    Trong bài viết này cái QQ thấy nên làm và phải làm đầu tiên đó là chúng ta nên bổ nhiệm thẩm phán suốt đời, suốt đời để họ yên tâm công tác trên cương vị của mình mà không phải lo lắng về vị trí của mình, vì thật là trớ trêu nếu như theo quy định hiện nay thì nhiệm kỳ của thẩm phán là 5 năm. Như vậy nếu sau 5 năm đó mà họ không được tái bổ nhiệm thì họ sẽ làm gì đây?

    Và thật là vô lý khi họ lại về làm thư ký cho những người trước đây đã từng làm thư ký cho họ, như vậy liệu có ổn không? hàng năm sẽ có bao nhiêu người bỏ ngành để tìm công việc khác phù hợp hơn? Ngoài ra thì người thẩm phán còn chịu rất nhiều áp lực khác trong việc xét xử của mình...

    Thiết nghỉ chúng ta nên thay đổi quy định này cho thực sự phù hợp để hoành thành được công cuộc cải cách tư pháp trong một tương lai không xa.

    Sau đây là nội dung bài viết:

    NĂM CHỦ TRƯƠNG CẢI CÁCH TƯ PHÁP THÀNH CÔNG

    PGS.TS. PHẠM DUY NGHĨA

    Hiện nay, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự đã được Quốc hội cho ý kiến lần thứ nhất tại Kỳ họp thứ 8 và dự kiến thông qua vào Kỳ họp thứ 9, có hai vấn đề lớn được đưa vào trong Dự thảo Luật : (1) Mở rộng sự tham gia của Viện Kiểm sát nhân dân vào 100% các  vụ việc dân sự (Khoản 2 Điều 1 Dự thảo 4); (2) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có quyền xem xét lại các quyết định của chính mình (Khoản 51, 52 Điều 1 Dự thảo 4). Đây là thách thức lớn trong xây dựng thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam và là bước lùi trong thực hiện Chiến lược cải cách Tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 02/6/2005. Civillawinfor xin trích đăng lại bài viết của PGS.TS. Phạm Duy Nghĩa về năm chủ trương cải cách tư pháp đã được trang Thông tin pháp luật dân sự đăng ngày 12/05/2008 để các bạn cùng tham khảo.

    Mục đích, các tiêu chí cải cách hệ thống tòa án theo Nghị quyết 49 đã khá rõ ràng, theo thiển ý của riêng tôi, vấn đề hiện nay chủ yếu là ý chí chính trị của những người giữ quyền điều hành đất nước.

    Ở địa phương, chánh án các tòa án thường có một vị trí xã hội khá khiêm tốn so với giám đốc các sở, ban ngành cùng cấp. Ở trung ương, tòa án chưa thực sự có điều kiện để trở thành một cơ quan quyền lực, góp phần xác lập chính sách một cách đáng kể ở nước ta.

    Nếu tòa án tiếp tục thiếu tin cậy thì người dân sẽ tìm đến các phương pháp giải quyết tranh chấp ngoài tòa, công lý không được xác lập thì nguy cơ bất ổn tăng nhanh-hàng nghìn vụ đình công bất hợp pháp từ Nam ra Bắc, đòi nợ thuế, xiết nợ kiểu xã hội đen là một minh chứng cho nhận định này. Thêm nữa, khi người nước ngoài làm ăn tại Việt Nam, tranh chấp sẽ được đưa ra ngoài lãnh thổ nước ta để giải quyết, các trọng tài Singapore hay Hồng Kông sẽ thay thế tòa án Việt Nam trong việc xác lập trật tự kinh doanh ngay ở chính nước ta. Ngoài ra, tư pháp non yếu thì hành pháp lạm quyền, quan chức có nhiều cơ hội lạm dụng quyền lực công mà không bị truy hỏi về trách nhiệm chính trị cũng như pháp lý trước người dân.

    Lựa chọn thành công theo gương những người hàng xóm Đông Á, chúng ta cần một nhà nước thượng tôn pháp luật. Nhà nước ấy cần cương tỏa quyền lực của hành chính, đặt Chính phủ, công an, quân đội, ngân hàng quốc doanh và tất cả mọi thiết chế quyền lực khác dưới sự giám sát của pháp luật, của tòa án. Khái niệm ấy người ta gọi là giám sát tư pháp đối với cơ quan công quyền.

    Từ chối cải cách theo chiều sâu, lãng mạn phát triển theo “đặc thù riêng của đất nước chúng ta”- cái đặc thù ấy là những nhóm lợi ích ngày càng lớn mạnh đã chia sẻ ngày càng công khai các nguồn tài nguyên quốc gia-từ ruộng đất của nông dân tới các nguồn khoáng sản, bờ biển, rừng núi và sóng truyền thông. Người có tiền thường có năng lực chi phối chính sách kinh tế rất mạnh, chúng ta mau chóng sẽ có những chính thể sốt sắng vì quyền lợi của người giàu và có thế lực. Những người đang nắm chính quyền ở nước ta không tôn thờ một chủ nghĩa tư bản mang tính cướp bóc ấy.

    Vậy thì, dù gọi là tôn dân-nhà nước của dân, hay tôn chủ nghĩa xã hội, tăng quyền cho các tòa án giám sát chính quyền sẽ là một hướng đi trúng. Muốn cho tòa án mạnh, mạnh trong tương quan với các cơ quan của Đảng, của chính quyền, của các tập đoàn kinh tế đầy sức mạnh, thì phải làm cho các cơ quan tư pháp độc lập, không khuất phục trước các thế mạnh cản trở công lý.

    Năm chủ trương cụ thể

    Muốn cho tòa án mạnh, mạnh trong tương quan với các cơ quan của Đảng, của chính quyền, của các tập đoàn kinh tế đầy sức mạnh, thì phải làm cho các cơ quan tư pháp độc lập, không khuất phục trước các thế mạnh cản trở công lý.
    Muốn cho tòa án mạnh, thì các thẩm phán phải độc lập. Vậy nên, cải cách tư pháp, nếu muốn thực sự thành công và giúp dân chúng kiểm soát Chính phủ, phải hướng tới các chủ trương cụ thể như sau:

    -  Thứ nhất, các thẩm phán phải được bổ nhiệm suốt đời, hoặc chí ít theo những nhiệm kỳ dài, ví dụ 12 năm, vênh với nhiệm kỳ của cơ quan hành pháp. Sau khi được bổ nhiệm, thẩm phán không bị thay đổi nơi trị nhiệm. Làm như vậy, các thẩm phán sẽ bớt sợ hãi hơn trước các cuộc tái bầu cử hay bổ nhiệm (cứ 5 năm một lần như hiện nay).
    - Thứ hai, quỹ lương, ngân sách hoạt động của các tòa phải không lệ thuộc vào ngân sách địa phương. Ngạch tư pháp phải hạch toán, phân bổ ngân sách riêng từ trung ương, lãnh đạo các địa phương tuyệt nhiên không nên có ảnh hưởng gì tới chi tiêu của các tòa án. Thêm nữa, lương của thẩm phán cũng phải đủ nuôi họ và gia đình một cách tương đối đàng hoàng (theo thời giá hiện nay lương cho thẩm phán tòa phúc thẩm khoảng 10 triệu đồng/tháng là mức khiêm tốn cần trông đợi).

    - Thứ ba, đã đến lúc phải từng bước thay mô hình “các con búp-bê ma-trutsch-ka” hiện nay, theo đó mỗi địa phương là một nhà nước nho nhỏ với đủ các cơ quan cảnh sát, quân đội, tòa án. Thành lập các tòa sơ thẩm theo khu vực, không tuân theo địa giới hành chính; thành lập các tòa phúc thẩm khu vực; những điều này kết hợp với sự tự do về ngân sách, sẽ làm cho tòa án ngày càng độc lập với chính quyền các tỉnh.
    Đây là một đường lối đã được thông qua tại Nghị quyết số 49 về cải cách tư pháp của Bộ Chính trị, song sức cản chủ yếu nằm ở quan chức địa phương. Những quan tòa soi mói và không dễ khuất phục chưa chắc đã là điều mà lãnh đạo các tỉnh mong muốn hiện nay.

    - Thứ tư, thẩm phán không nên chỉ là công nhân xử án, chỉ quen các thao tác tuân theo những hướng dẫn đã có sẵn. Bảo đảm cho họ mọi sự độc lập và tự do khi tuyên xử, và phải có những sự chuẩn bị cho cả xã hội về một vị thế mới của người thẩm phán. Họ nên là những nhân cách được dân chúng tin tưởng và kính mến trước hết về mặt đạo đức, về cảm nhận công lý, về bảo vệ niềm tin. Muốn vậy, nên nghiên cứu rất kỹ cách người Nhật, người Hàn đang cải cách nền tư pháp hiện nay. Theo thiển ý của tôi, không nên thu nạp thẩm phán từ các nhân viên thư ký tòa như hiện nay, mà nên bổ nhiệm họ trong số những luật sư đã hành nghề có uy tín nhiều năm.

    - Thứ năm, nền tư pháp chỉ có thể được cải cách, nếu bắt đầu từ nền đào tạo luật học. Cũng như y khoa chữa bệnh cho người, người học luật nên có kinh nghiệm sống, chí ít là nên đã có một bằng cử nhân. Không có kinh nghiệm sống đa dạng thì làm sao phán xử được về sự đời. Các luật sư phải là người đã có một bằng đại học, học thêm 3-4 năm nữa để hành nghề luật. Vì thế luật học không nên đào tạo ở bậc đại học, mà chỉ nên đào tạo ở bậc sau đại học- hiểu theo nghĩa đã có một bằng đại học trước đó. Thêm nữa, dạy luật không chỉ là lý thuyết, mà nên dạy nghề. Người học phải trải qua các tín chỉ được thực hiện ở các văn phòng luật sư, các cơ quan nhà nước hay tòa án. Đây là một vấn đề rất mấu chốt, vì tòa án sẽ tốt lên đáng kể nếu các luật sư được tranh tụng công khai ngày càng giỏi và dám thách thức quan tòa.

    Việc từng bước giảm bớt hội đồng nhân dân cấp huyện, tách các tòa án huyện ra khỏi cơ cấu hành chính để thành lập các tòa sơ cấp theo khu vực là điều có thể làm được trong vòng vài năm tới. Nếu làm được như vậy, chúng ta đang khám phá ra quá khứ, bởi một hệ thống tòa án từ sơ cấp- tòa phúc thẩm khu vực, tòa phá án tách rời với địa giới các tỉnh đã từng tồn tại ở Miền Bắc Việt Nam cho tới những năm 1953… chúng chỉ bị thay thế bởi các tòa án nhân dân sau Chiến dịch biên giới Việt Trung. Đọc Hiến pháp năm 1946 người ta vẫn còn thấy nguyên hình hài của chúng.

    SOURCE: TẠP CHÍ TIA SÁNG ĐIỆN TỬ

    Trích dẫn từ: http://www.tiasang.com.vn/news?id=2671

    http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2011/01/23/nam-ch%E1%BB%A7-tr%C6%B0%C6%A1ng-c%E1%BA%A3i-cch-t%C6%B0-php-thnh-cng/

     
    13624 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #104477   22/05/2011

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 184 lần


    Cảm ơn QQ đã đăng bài này

    Đây là bài viết của Thầy Phạm Duy Nghĩa mà. Vì thế ko thể ko hay được.

    Nhân tiện, Dinhlex gửi địa chỉ Blog của Thầy để mọi ng có cơ hội được hiểu sâu và rộng hơn về Kiến thức và Tư duy pháp lý, Tư duy Xã hội, và Tư duy Luật học.

    Đồng thời để mọi người có thể cảm thụ được cái Hay và cái Tài của Thầy.

    Địa chỉ:  http://phamduynghia.blogspot.com/

    Chúc tất cả mọi điều tốt lành.





    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dinhlex vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (22/05/2011)
  • #104738   23/05/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Chào các bác!

    Để làm rõ hơn hệ thống tư pháp Việt Nam, bác nào có thể giúp hanghell làm rõ thẩm quyền xét xử đối với Thủ Tướng chính phủ và chủ tịch nước không ạ? ví dụ khi một cá nhân nào đó muốn kiện Thủ Tướng thì cơ quan nào sẽ thụ lý giải quyết vấn đề này ạ?

    Theo hh thấy thì hiện nay trong hệ thống cơ quan nhà nước, hệ thống từ Chính Phủ tới UBND xã và hệ thống từ TANDTC trở xuống thì quyền lực dường như ngang hàng nhau và độc lập với nhau.

     Chỉ có Quốc Hội với chủ tịch nước là có thẩm quyền chỉ đạo, giám sát đối với chính phủ, TAND, VKSND mà TAND với Chính Phủ không có mối quan hệ vậy làm sao mà tòa án có thể kiểm soát được các cơ quan trên hay thẩm quyền của Tòa án chỉ là xử lý đối với nhân dân mà thôi?

    Bác nào có cho hh tham khảo nghị quyết 49-NQ/TW với nhé.
    Thanks!
    Cập nhật bởi hanghell ngày 23/05/2011 06:43:13 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hanghell vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (23/05/2011)
  • #104744   23/05/2011

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Vụ kiện Thủ tướng thì trước đây bác Cù đã nộp đơn một lần rồi về vụ bauxite. Vấn đề này cũng đã được bàn luận trên Dân Luật ở đây

    Hay ho ở chỗ là cái NQ 49 TW đó tìm bản tiếng Việt thì rất khó, trong khi bản tiếng Anh lại rất dễ kiếm

    Bạn tham khảo bản scan kèm theo nhé
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (23/05/2011) hanghell (23/05/2011) anhdv352 (26/05/2011)
  • #104773   23/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Cũng may là có cơ hội đuợc giao lưu với thấy trước khi thầy Nam tiến tuy rằng ngắn (học sớm vài khóa là được thầy dạy rồi). Có trang web này của bác Trần Hữu Dũng (đang ở Mỹ), thường xuyên cập nhật các tin tức về kinh tế Việt Nam, thường kèm theo những bình luận rất hài hước và thâm thúy. Tất nhiên, tôi biết được trang web này qua PGS.TS Phạm Duy Nghĩa:

    http://www.viet-studies.info/kinhte/kinhte.htm

    Còn đây là vài nét về chủ nhân trang web, giáo sư kinh tế học Trần Hữu Dũng:

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%E1%BB%AFu_D%C5%A9ng

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #105288   25/05/2011

    AuQuangPhuc
    AuQuangPhuc
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (656)
    Số điểm: 4556
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 183 lần


    Học kỳ này không được học thầy rất là buồn. Tuy nhiên đọc xong những điều cải cách tư pháp của VN thì mình nghĩ chắc thầy đang mơ ước, thực chất không thể xảy ra ở Việt Nam! ( mong rằng suy nghĩ  mình sai)
    Trân trọng!

    Luật sư: Âu Quang Phục

    Nhận tư vấn trọn gói cho Công ty về pháp luật Doanh nghiệp; hợp đồng kinh tế; lao động; quản trị, tái cấu trúc DN ...

     
    Báo quản trị |  
  • #105315   26/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Thưa các bạn là những ý kiến đề xuất trên đã, và đang được xem xét để sửa đổi BLTTHS rồi.
    Mình đi học thường nghe các thầy cô giáo của mình cũng như các anh chị học cùng lớp mình cũng nói về vấn đề đó, và cũng bảo đang sửa đổi. Hy vọng quốc hội khóa mới này sẽ xây dựng được một BLTTHS hoàn chỉnh hơn.
    Híc. Mình không đọc chủ đề này trước, hôm trước tìm nghị quyết 49 mà anh Bachthanh phải gửi từ Nghệ an ra, và em hanghell phải vất vả đi lấy. hichic.
    Nhưng dù sao cũng cảm ơn mọi người nhiều vi qua đó mình biết thêm nhiều thông tin hơn.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |