Chúng ta đã cùng nhau điểm những chính sách có hiệu lực năm 2020 về lĩnh vực Lao động - Tiền lương, lĩnh vực cán bộ, công chức, viên chức, Lĩnh vực xử phạt vi phạm hành chính. Bây giờ chúng ta sẽ điểm lại những chính sách nổi bật về VB hành chính, công chứng, chứng thực, khiếu nại, tố cáo,...
1. Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực
Sau một thời gian dài chỉ được thí điểm tại TP. Hồ Chí Minh, tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại chính thức được Chính phủ công nhận tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Trong đó, cho phép Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ trường hợp lập vi bằng vi phạm đến an ninh, quốc phòng; đời sống riêng tư, bí mật cá nhân…
Nghị định cũng nhấn mạnh vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác, nhưng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Về phía Thừa phát lại, Nghị định yêu cầu Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản…
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 24/02/2020.
2. Ban hành Nghị định 30/2020/NĐ-CP về thể thức và kỹ thuật trình bày VB hành chính
“Bản chính văn bản giấy” Là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền.
Về bản sao Các quy định trước đây chỉ quy định định việc sao từ giấy ra giấy hoặc sao từ sổ gốc ra giấy, NĐ 30 thừa nhận "giao từ giấy ra điện tử"," sao từ điện tử ra giấy","sao từ điện tử ra điện tử"
Về kỹ thuật trình bày văn bản: NĐ 30 quy định mới: in nghiêng toàn bộ phần căn cứ trong các văn bản và số trang được đánh tại vị trí căn giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản
Về kỹ thuật trình bày văn bản điện tử: NĐ 30: quy định hiển thị hình ảnh, vị trí chữ ký số của cơ quan, tổ chức là hình ảnh dấu cảu cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng (.png) nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái. (khoản 8, Mục II, Phần I, Phụ lục I), không quy định hiển thị thông tin thời gian ký số của cơ quan, tổ chức.
NĐ 30: quy định cụ thể hình thức ký số đối với văn bản và phụ lục được ban hành kèm theo mà không cùng tệp tin với văn bản chính
Nghị định 30/2020/NĐ-CP có hiệu lực ngày 05/3/2020.
3. Không được nhận xét vào lý lịch khi chứng thực chữ ký
Đây là nội dung mới được quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BTP hướng dẫn Nghị định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Cụ thể từ ngày 20/4/2020 người thực hiện chứng thực không được ghi nhận xét vào tờ khai ký kịch cá nhân của người có nhu cầu chứng thực. Theo đó, người thực hiện chứng thực chỉ ghi lời chứng chứng thực chữ ký theo quy định pháp luật.
4. Từ 15/6, chính thức bãi bỏ Thông tư 01 về thể thức trình bày văn bản
Ngày 16/4/2020, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 01/2020/TT-BNV nhằm bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành. Thông tư này sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6/2020.
Cụ thể, Thông tư này bãi bỏ một số văn bản sau:
- Thông tư 01/2011/TT-BNV hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính;
- Thông tư 07/2012/TT-BNV hướng dẫn quản lý văn bản, lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan;
- Thông tư 01/2019/TT-BNV vụ quy định về quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý tài liệu điện tử trong công tác văn thư, chức năng cơ bản của Hệ thống quản lý tài liệu điện tử trong quá trình xử lý công việc của các cơ quan, tổ chức.
5. Bằng đại học không còn ghi hệ đào tạo chính quy hay tại chức
Thông tư 27/2019/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định nội dung chính ghi trên văn bằng và phụ lục văn bằng giáo dục đại học sẽ có hiệu lực từ ngày 01/3/2020.
Một trong những điểm đáng chú ý của Thông tư này là quy định không ghi thông tin về hình thức đào tạo như chính quy hay tại chức hay vừa làm vừa học… trong nội dung chính của văn bằng như quy định cũ.
Nội dung này sẽ được ghi trên phụ lục và kèm theo đó là các nội dung khác về chuyên ngành đào tạo, ngày nhập học, ngôn ngữ đào tạo, thời gian đào tạo, trình độ đào tạo theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Như vậy, từ ngày 01/3/2020, trên văn bằng sẽ chỉ còn các nội dung: Tiêu đề, tên văn bằng theo từng trình độ đào tạo, ngành đào tạo, tên cơ sở giáo dục đại học cấp văn bằng, họ, chữ đệm, tên, ngày tháng năm sinh của người được cấp văn bằng, hạng tốt nghiệp (nếu có), số hiệu, số vào sổ gốc cấp văn bằng…
6. Từ 01/11/2020: Học sinh được sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp
Xem chi tiết: TẠI ĐÂY
7. Quy định cụ thể về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân
Thông tư 01/2020/TT-TANDTC quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tòa án nhân dân ban hành 18/6/2020 có hiệu lực từ 10/08/2020.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong tòa án nhân dân được quy định như sau:
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết đối với các khiếu nại sau:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, của công chức, người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao giải quyết các khiếu nại sau:
+ Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với các khiếu nại quyết định, hành vi của mình, của công chức, viên chức và người lao động thuộc quyền quản lý của Chánh Tòa án nhân dân tối cao;
+ Giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại quyết định, hành vi của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, của công chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
8. Tăng mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân lên 11 triệu đồng/tháng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh thuế thu nhập cá nhân. Nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01/7/2020 và áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020, cụ thể
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế tăng 02 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc tăng 0,8 triệu đồng/tháng so với quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012
9. Ngân hàng cung cấp thông tin tài khoản cho cơ quan thuế
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, có hiệu lực từ ngày 5/12.
Theo đó, tại Khoản 2, Điều 30 của Nghị định nêu rõ:
Trong trường hợp cần thanh tra, kiểm tra xác định nghĩa vụ thuế phải nộp và thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, ngân hàng thương mại cung cấp thông tin giao dịch qua tài khoản, số dư tài khoản, số liệu giao dịch theo đề nghị của Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế.
Văn bản có hiệu lực từ 5/12/2020
Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"