Xin đóng góp bằng một bài viết tham khảo từ internet với tựa đề là:
" NHỮNG BÀI HỌC TỪ SYRIA"
Kẻ xấu giúp đỡ bạn bè của họ.
Nga và Ba Tư sẵn sàng làm bất cứ điều gì để giữ cho Tổng thống Bashar al-Assad nắm quyền. Tổ chức khủng bố hồi giáo Hezbollah được ủng hộ bởi Iran, hiện đã được công khai đưa đến chiến trường trong sự hỗ trợ cho chế độ Assad. Nga và Iran đã bảo vệ chính phủ Syria bằng cách cung cấp vũ khí hạng nặng và những viện trợ quân sự khác, trong đó có một lô hàng tên lửa tối tân chống chiến hạm của Nga với các hệ thống radar tiên tiến. Chúng sẽ giúp Assad ngồi xổm trên cả luật quốc tế và né tránh tất cả những người phản đối từ bên trong quốc gia nhỏ bé Alawite(*), để đổi chác với Nga bằng cách cho thuê lại bến cảng ở Tartus.
Ngoại giao mà không có một lực lượng đe dọa đáng tin cậy là nói suông.
Theodore Roosevelt đã từng tuyên bố “Cây gậy phải đi với củ cà rốt”(“Speak softly and carry a big stick,”: nói nhẹ nhàng và mang theo một cây gậy lớn). Nhưng tổng thống Barack Obama lại muốn lãnh đạo các vấn đề toàn cầu bằng một cách đúng đắn thông qua sức mạnh dân sự nhiều hơn là dùng quân sự, ông hiểu rằng giải pháp quân sự cho vấn đề chính sách đối ngoại là vô cùng tốn kém và thường phản tác dụng trong việc thúc đẩy an ninh và thịnh vượng lâu dài của Mỹ.
Nhưng chiến lược của Obama ở Syria có vẻ là "đánh võ mồm to tiếng và vứt bỏ cây gậy." Hết lần này đến lần khác Obama đã chứng tỏ cách ngoại giao này của ông rõ ràng hơn(như lời của Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen) rằng ông không quan tâm đến can thiệp quân sự ở Syria. Và cái gì là phản ứng của Mỹ cho các lô hàng tên lửa mới nhất của Nga? Ngoại trưởng John Kerry nói: "Tôi nghĩ chúng tôi đã tỏ rõ quan điểm rằng chúng tôi không muốn Nga hỗ trợ chính quyền Syria."
Mỹ đã gạt sang một bên một trong những công cụ chính sách đối ngoại quan trọng nhất của nó, tạo ra một động lực cho chính phủ Syria và những bên ủng hộ Syria, để giữ cuộc nội chiến cho đến khi họ đang ở vị trí thuận lợi nhất có thể thương lượng giải quyết - đó là, nếu họ có bất cứ động cơ nào để đàm phán cho tất cả mọi vấn đề ở Syria.
Chiến tranh tàn khốc tại Syria
Nếu bạn là một nhà độc tài phải đối mặt với các cuộc biểu tình chính trị liên tục, thì những gì tàn bạo nhất có thể và kể cả việc kích động giết những người trong cùng phe phái của mình.
Một phần cho sự đau đớn của Syria là bản chất tự thỏa mãn của cuộc xung đột. Từ tháng Ba đến tháng Mười Hai của năm 2011, hàng trăm ngàn người Syria tuần hành mỗi thứ Sáu, tìm kiếm sự tự do hóa chính trị tương tự như Tunisia, Ai Cập, Yemen, Bahrainis, Jordan, và những người khác trên khắp Trung Đông và Bắc Phi được tìm thấy cái gọi là lạc quan của "mùa xuân Ả Rập". Không có vũ khí, họ đã bị bắn trên đường phố bỡi cảnh sát chống bạo động và những tay súng bắn tỉa của chính phủ, cho đến khi cuối cùng họ buộc phải bắt đầu hình thành lực lượng dân quân địa phương nhỏ để tự bảo vệ - lực lượng dân quân dần dần phát triển thành liên quân lỏng lẻo mà bây giờ được gọi là Quân đội tình nguyện Syria.
Trong khi đó, những bạo lực của ông Assad đã được xem như là sản phẩm của những kẻ khủng bố và cực đoan của dòng hồi giáo Sunni đang theo đuổi sự thống trị đối với các các dân tộc Alawites thiểu số, Druze, người Kurd, những người theo Kitô giáo, và các nhóm khác. Ông đã làm việc không ngừng nghỉ để quạt ngọn lửa của cuộc nội chiến sắc tộc, thành công đến mức mà bây giờ lý do chính để không can thiệp ngăn chặn việc giết hại dân thường vô tội của ông là việc không thể làm để có hiệu quả trong một môi trường bạo lực sắc tộc.
Tổ chức khu vực vẫn không thể giải quyết các vấn đề khu vực mà không có sự lãnh đạo có quyền lực to lớn.
Thổ Nhĩ Kỳ đã đe dọa và kêu gọi hành động quân sự trong 18 tháng qua, nhưng các quan chức Mỹ nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ trong thực tế không sẵn sàng làm bất cứ điều gì ngoài việc cung cấp và hỗ trợ cho người tị nạn và các chiến binh phe đối lập. Qatar và Ả Rập Saudi cũng đang gửi vũ khí cho các nhóm đối lập Syria, nhưng Liên đoàn Ả Rập và Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh đang bị tê liệt. Nếu không có một quyền lực to lớn quyết tâm chia sẻ và ủng hộ từ phía sau, thì các tổ chức khu vực không thể chịu trách nhiệm với những xung đột sắc tộc ở nước láng giềng của họ.
Đau khổ của con người, thậm chí trên quy mô lớn và gây bất ổn, sẽ không làm cho thế giới đi đến hành động.
Trong một cuộc trò chuyện gần đây về Syria với một vài chuyên gia chính sách đối ngoại nổi tiếng, một người tham gia cho rằng biên giới hiện tại Trung Đông, được vẽ trong thời kỳ thuộc địa, không thể là biên giới cuối cùng và phải được vẽ lại. Tôi đã chỉ ra khả năng của một đám cháy Trung Đông tương đương với ba mươi năm chiến tranh ở châu Âu, trong đó ước tính đã giết chết khoảng một nửa đến ba phần tư dân số của một số nước tham gia. Một trong những người đối thoại với tôi đồng ý, nhưng người đó lại nói rằng chúng ta có thể làm gì để ngăn chặn nó, bởi vì "đó là một giai đoạn của lịch sử mà chúng ta đang sống".
Đối với tất cả những tuyên ngôn đạo đức của thế giới đều chỉ đưa ra một nội dung "Không bao giờ trở lại", một câu thần chú của Holocaust(*), giết người hàng loạt gần như không bao giờ thúc đẩy sự can thiệp của nước ngoài. Đáng kinh ngạc khi nghĩ rằng nó sẽ giống như câu chuyện cả thế giới được huy động ngay lập tức để đẩy Iraq ra khỏi Kuwait vào năm 1991, ngược lại trong hơn hai năm qua thế giới lại rúng động khi hàng chục ngàn người Syria đã thiệt mạng, và đất nước của họ, một cái nôi của nền văn minh, phải gánh chịu sự tàn phá.
Can thiệp "Nhân đạo" - hành động được thúc đẩy bởi mối quan tâm của chúng ta về số phận của những con người cùng chí hướng - thường được mô tả như thể hiện “mối quan tâm vì đạo đức”. Nhưng có bao nhiêu cuộc chiến tranh nó đã cho chúng ta hiểu rằng giết người luôn luôn đem đến sự giết chóc nhiều hơn? Những người chứng kiến việc giết trẻ em và cha mẹ của họ, hiếp vợ, con gái, chị em của họ, và sự tàn phá bừa bãi nhà cửa và sinh kế của họ thì không quên hận thù. Họ mang trong tim mình sự trả thù từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến khi một biện pháp của công lý được thực thi, sự nuôi dưỡng hận thù của họ bị đóng băng ...