Theo Điều 15 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định, trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình vô tội.
Mặt khác, cũng theo BLTTHS, chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ được xác định bằng: Vật chứng; Lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Kết luận giám định; Biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác.
Do vậy, khi người anh của bạn bị bạn tố giác về hành vi chiếm đoạt tài sản thì anh bạn có quyền đưa ra chứng cứ chứng minh mình vô tội nhưng không có nghĩa vụ phải chứng minh. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ chứng cứ xác định có tội và chứng cứ xác định vô tội, tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trước khi có bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án tuyên phạt về một tội phạm nào đó thì bạn vẫn được coi là vô tội, điều này đương nhiên được pháp luật thừa nhận. Nếu bạn thấy bên tố cáo đưa ra được những tình tiết gây bất lợi cho bạn thì lúc này bạn mới nên phối hợp với cơ quan điều tra có thẩm quyền để tìm ra sự thật. Còn trong trường hợp việc tố cáo bạn là không có căn cứ pháp lý thì bạn hoàn toàn có quyền tố cáo ngược lại người khác về hành vi vu khống.
Luật sư: Vũ Văn Toàn - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội; Điện thoại: 0978 99 4377
Website: https://myskincare.vn ; https://tplgiabinh.blogspot.com ; Email: luatsuvutoan@gmail.com.