Mượn gió bẻ măng là gì? Lợi dụng lễ 30 tháng 4 tăng giá vé máy bay vượt giá trần bị phạt thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #610889 24/04/2024

    Nhuyen1311

    Sơ sinh

    Vietnam
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mượn gió bẻ măng là gì? Lợi dụng lễ 30 tháng 4 tăng giá vé máy bay vượt giá trần bị phạt thế nào?

    Xin cho tôi hỏi: Mượn gió bẻ măng có nghĩa là gì? Hành vi tăng giá vé máy bay dịp lễ 30 tháng 4 bị xử phạt như thế nào? (Câu hỏi từ anh Hưng - Bình Dương).

    Mượn gió bẻ măng là gì?

    "Mượn gió bẻ măng" hay đọc chệch là "thừa gió bẻ măng", "nhờ gió bẻ măng", "lựa gió bẻ măng", đây là câu thành ngữ chỉ hành vi lợi dụng cơ hội, tình thế để thực hiện các hành vi trục lợi cá nhân.

    Mượn gió bẻ măng bắt nguồn từ câu chuyện liên quan đến lệnh cấm bẻ măng để giữ tre, chắn gió và cát ngày xưa. Do đó, nhiều người lợi dụng khi gió to, mọi người không ra ngoài để đi bẻ trộm măng. Theo đó, câu thành ngữ này thông thường sẽ mang ý nghĩa tiêu cực, lên án hành vi lợi dụng tình thế để mưu lợi cá nhân, gây hại cho người khác.

    Tuy nhiên, hiện nay, "mượn gió bẻ măng" trở thành một kế sách trong hoạt động kinh doanh, lúc này câu thành ngữ không hoàn toànmang ý nghĩa tiêu cực mà còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng.

    Ví dụ như trong đại dịch Covid 19, Chính phủ thực hiện chính sách cách ly toàn xã hội, mọi người bị hạn chế ra khỏi nhà để mua sắm. Lúc này, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã chớp thời cơ, "mượn gió bẻ măng" đẩy mạnh việc kinh doanh online, giao hàng tận nơi, từ đó thu được lợi nhuận khủng. Lúc này, hành vi "mượn gió bẻ măng" mang ý nghĩa tích cực, đem lại doanh thu cao cho người kinh doanh và cũng giải quyết được nhu cầu mua sắm của người dân.

    Tuy nhiên, với các hành vi lợi dụng thị trường mất cân bằng, nhu cầu tăng cao để tăng giá hàng hóa, giá dịch vụ, đầu cơ trục lợi cho bản thân thì đây là hành vi "mượn gió bẻ măng" cần được lên án trong hoạt động kinh doanh.

    Lợi dụng dịp lễ 30 tháng 4 để tăng giá vé máy bay vượt mức giá trần thì bị xử phạt như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 23 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi tăng giá vé máy bay vượt mức giá trần dịp lễ 30 tháng 4 như sau:

    - Vi phạm quy định về khai thác vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

    ...

    + Phạt tiền từ 30.000.000 đồng (ba mươi triệu đồng) đến 40.000.000 đồng (bốn mươi triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    ...

    ++ Thực hiện không đúng quy định về giá cước vận chuyển hàng không;

    Bên cạnh đó, căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

    - Nguyên tắc áp dụng

    + Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với các tổ chức, trừ mức phạt tiền quy định tại khoản 1, 2, 3, 4 Điều 6; điểm i, k khoản 1 Điều 7; khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 8; khoản 1, 2, 4, 5, 6 Điều 9; khoản 1, 2 và điểm a, b khoản 5 Điều 10; khoản 1, 2, 3, 4 và điểm g khoản 5 Điều 11; khoản 1 Điều 12; điểm b, c khoản 1 và điểm a, c khoản 2 Điều 14; khoản 1, 2 và điểm a, d, đ khoản 3, khoản 4, 5 Điều 15; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 16; khoản 1, 2 Điều 17; khoản 1 và điểm a, b, d khoản 2 Điều 18; khoản 1, 2 Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 21; khoản 1, 2 Điều 24; khoản 1, 2, 3 Điều 25; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 26; điểm a, b, đ khoản 1 Điều 27; khoản 1, 2, 3 và điểm a khoản 4, điểm b khoản 5 Điều 28; khoản 1, 2, 3 Điều 30 Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    ...

    Như vậy, người nào thực hiện hành vi “mượn gió bẻ măng” - lợi dụng dịp lễ 30 tháng 4 để tăng giá vé máy bay vượt mức giá trần quy định sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

    Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức có hành vi vi phạm, đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền bằng 1/2 lần mức phạt tiền đối với tổ chức.

    Mức giá trần vé máy bay hạng phổ thông hiện nay là bao nhiêu?

    Căn cứ Điều 4 Thông tư 17/2019/TT-BGTVT sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 34/2023/TT-BGTVT quy định về mức giá trần vé máy bay hạng phổ thông.

    Như vậy, mức giá trần vé máy bay hạng phổ thông được quy định như sau:

    - Chặng bay dưới 500km:

    + Nhóm đường bay phát triển kinh tế xã hội: 1.600.000 đồng/vé một chiều;

    + Nhóm đường bay khác: 1.700.000 đồng/vé một chiều.

    - Chặng bay từ 500 km đến dưới 850 km: 2.250.000 đồng/vé một chiều;

    - Chặng bay từ 850 km đến dưới 1000 km: 2.890.000 đồng/vé một chiều;

    - Chặng bay từ 1000 km đến dưới 1280 km: 3.400.000 đồng/vé một chiều;

    - Chặng bay từ 1280 km trở lên: 4.000.000 đồng/vé một chiều;

    Lưu ý: Mức giá trên đã bao gồm toàn bộ chi phí phải trả của hành khách, tuy nhiên chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng, khoản thu hộ doanh nghiệp cung ứng dịch vụ nhà ga hành khách, dịch vụ đảm bảo an ninh và giá dịch vụ với các mục tăng thêm.

     
    46 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận