Muốn được ly hôn

Chủ đề   RSS   
  • #245442 25/02/2013

    vusimacai

    Male
    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Muốn được ly hôn

    Thưa Luật sư

    Tôi năm nay 26 tuổi và lấy vợ được 5 năm và có một con trai được 4 tuổi, quan hệ vợ chồng không được tốt, cô ấy rất thích đi chơi, không chăm lo cho gia đình và cô ấy đi học nâng cao kể từ đó cuộc sống vợ chồng ngày càng tệ hơn, Cô ấy đã đi ngoại tình với người đàn ông khác, tôi biết và có bằng chứng, nhưng tôi vẫn chỉ khuyên rằng: em không còn trẻ nữa, em có chồng con rồi, với lại em cũng là công chức nhà nước, em nên bỏ thói lăng nhăng đó đi. Nhưng nói rồi cô ấy vẫn không nghe.... và cuối cùng tôi chỉ còn cách là ly hôn. 

     Xin hỏi luật sư

    Tôi muốn  ly hôn và được nuôi con, như vậy có được không, tôi cũng là công chức nhà nước, thu nhập bình quân mỗi tháng của tôi là 4 triệu đồng, tôi có thể nuôi được con, Cô ấy đi ngoại tình và có cả líp quay phim chụp ảnh, liệu những bằng chứng đó có giúp được tôi được quyền nuôi con không? tôi nghĩ những bằng chứng đó là đánh giá phẩm chất của cô ấy không tốt vì vậy tôi rất muốn được nuôi con. Cô ấy cũng là công chức nhà nước mỗi tháng thu nhập cũng chỉ giống tôi thôi.

    Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

     
    7830 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #245534   25/02/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Clip và các bằng chứng khác như bạn nêu có lẽ chỉ là căn cứ chính cho việc xin ly hôn (quan hệ vợ chồng) còn trong thực tế xét xử không được coi là tình tiết chủ yếu khi quyết định người trực tiếp nuôi con. Theo pháp luật quy định, cha mẹ đều có quyền và trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái. Khi ly hôn, nếu 2 bên không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì toà án sẽ quyết định trên cơ sở xem xét quyền lợi về mọi mặt cho con.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #245537   25/02/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


     

    Chào bạn,

    Clip và các bằng chứng khác như bạn nêu có lẽ chỉ là căn cứ chính cho việc xin ly hôn (quan hệ vợ chồng) còn trong thực tế xét xử không được coi là tình tiết chủ yếu khi quyết định người trực tiếp nuôi con. Theo pháp luật quy định, cha mẹ đều có quyền và trách nhiệm ngang nhau trong việc nuôi dạy con cái. Khi ly hôn, nếu 2 bên không thoả thuận được về người trực tiếp nuôi con thì toà án sẽ quyết định trên cơ sở xem xét quyền lợi về mọi mặt cho con.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #245540   25/02/2013

    LSTHACHTHAO
    LSTHACHTHAO
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (671)
    Số điểm: 3784
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 246 lần


    Chào bạn! Trường hợp của bạn luật sư Nguyễn Thạch Thảo tư vấn cho bạn như sau:

    1/ Bạn có quyền yêu cầu xin ly hôn và đề nghị được giành quyền nuôi con. Việc cung cấp các bằng chứng chứng minh vợ bạn ngoại tình chỉ là cơ sở để tòa án chấp nhận cho yêu cầu ly hôn của bạn.

    2/ Để yêu cầu giành quyền nuôi con bạn phải có nghĩa vụ chứng minh về điều kiện chăm sóc và nuôi duỡng con. Tòa án sẽ cân nhắc và quyết định việc giao con cho ai nuôi căn cứ trên quyền lợi phát triển về mọi mặt của đứa trẻ.

    Chúc bạn thành công.

    LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO - ĐÒAN LUẬT SƯ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ NGUYỄN THẠCH THẢO

    ĐC: 4/63 - QUANG TRUNG - PHƯỜNG 10 - QUẬN GÒ VẤP - TP.HCM ( Cách Ngã 6 Gò Vấp 100m. Hẽm đầu tiên bên phải)

    ĐTDĐ: 0989046966

    ĐTVP: (08).38940903

    EMAIL: lsthachthao@yahoo.com

    TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TIẾP TẠI VP HOẶC QUA ĐIỆN THOẠI THƯỜNG XUYÊN : Từ Thứ 2 - Chủ nhật vào lúc: 08h - 21h mỗi ngày

    1. Email: lsthachthao@yahoo.com.

    2. ĐIỆN THOẠI TƯ VẤN: 0989 046 966

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTHACHTHAO vì bài viết hữu ích
    vusimacai (26/02/2013)
  • #245627   26/02/2013

    vusimacai
    vusimacai

    Male
    Sơ sinh

    Lào Cai, Việt Nam
    Tham gia:25/02/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên tôi xin cảm ơn Luật sư !

    Thưa Luật sư. Về điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc cho con thì hoàn cảnh gia đình nhà tôi không được như gia đình cô ấy, xin được hỏi Luật sư không biết Tòa án xét theo gia cảnh của cả hai bên để quyết định quyền nuôi con thuộc về ai hay là chỉ xem xét thu nhập bình quân và điều kiện chăm sóc của người bố hay người mẹ tốt hơn thì người đó được quyền nuôi con ạ? Còn về thu nhập của tôi và cô ấy thì gần như nhau, cô ấy cũng đang đi học nâng cao và bản thân tôi cũng vậy, nhưng khi đi học nâng cao tôi có ông bà nội có thể chăm sóc và nuôi dưỡng được cho con, còn cô ấy đi học thì không có ai chăm sóc được cho con. Thời gian chúng tôi đi học vừa qua đều do ông bà nội chăm lo nuôi dưỡng cháu.

    Tôi rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư, xin chân thành cảm ơn 

     
    Báo quản trị |  
  • #245705   26/02/2013

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào bạn,

    Trong ý kiến trả lời hôm trước, tôi đã trích nêu "quyền lợi mọi mặt cho con" được hiểu là đánh giá tổng thể các mặt đối với quyền lợi của con bạn. Như bạn nêu thì có lẽ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng của gia đình bạn thuận lợi hơn người vợ và Toà án sẽ cân nhắc tình tiết này trước khi phán quyết. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền được trực tiếp nuôi con của mình, tôi nghĩ vợ bạn cũng sẽ nêu ra các lý do của cô ấy. Vì vậy, trước toà bạn nên có sự chuẩn bị tốt cũng như sự trình bày thuyết phục đối với Hội đồng xét xử.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    vusimacai (01/03/2013)
  • #245951   27/02/2013

    lstri
    lstri
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2010
    Tổng số bài viết (245)
    Số điểm: 1929
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 57 lần


    Chào anh.

    Theo quy định của 
    luật hôn nhân gia đình hiện hành thì;


     

    Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

    Điều 87. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

    Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 17 của Luật này.

    Điều 89. Căn cứ cho ly hôn

    1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định cho ly hôn.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

    Điều 90. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án quyết định.

    Điều 91. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

    Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

    2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

    Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

    Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

    Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Điều 96. Chia tài sản trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn

    1. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thoả thuận với gia đình; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    2. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia.

    Điều 97. Chia quyền sử dụng đất của vợ, chồng khi ly hôn

    1. Quyền sử dụng đất riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc về bên đó.

    2. Việc chia quyền sử dụng đất chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

    a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thoả thuận của hai bên; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

    Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng;

    b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thuỷ sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này;

    c) Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này;

    d) Việc chia quyền sử dụng đối với các loại đất khác được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật dân sự.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 96 của Luật này.

    Điều 98. Chia nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của vợ chồng có thể chia để sử dụng thì khi ly hôn được chia theo quy định tại Điều 95 của Luật này; nếu không thể chia được thì bên được tiếp tục sử dụng nhà ở phải thanh toán cho bên kia phần giá trị mà họ được hưởng.

    Điều 99. Giải quyết quyền lợi của vợ, chồng khi ly hôn trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên

    Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của một bên đã được đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn, nhà ở đó vẫn thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà, nhưng phải thanh toán cho bên kia một phần giá trị nhà, căn cứ vào công sức bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa nhà.

    Anh có thể căn cứ vào các quy định trên để tham khảo trường hợp của anh.

    Anh hoàn toàn có quyền đơn phương yêu cầu toà án nơi vợ anh cư trú cho li hôn.

    Đối với trường hợp đứa trẻ từ đủ 36 tháng tuổi đến 9 tuổi thì nếu 2 bên không thỏa thuận được thì bên nào chứng minh có điều kiện chăm sóc và khả năng nuôi duỡng con tốt hơn thì Tòa án sẽ cân nhắc và quyết định việc giao con cho cho bên ấy nuôi nhằm đảm bảo quyền lợi và sự phát triển toàn diện cho con trẻ.

     

    Thủ tục ;
    - Đơn xin ly hôn .

     

    - Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính).

    - Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện.

    - Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).

    - Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản). 

    Sau đây là mẫu đơn tham khảo.

     

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

     

    ĐƠN XIN LY HÔN

     

    Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN ....................................

     

    Tôi tên :..................................................................................................   năm sinh :           

    CMND (Hộ chiếu) số:: ................................... ngày và nơi cấp : ..........................

    Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ liên lạc) .......................................................................            

    Xin được ly hôn với: ...............................................  năm sinh :.............................

    CMND (Hộ chiếu) số:..................................... ngày và nơi cấp :...........................

    Hiện cư trú: (ghi rõ địa chỉ) ....................................................................................            

     

    * Nội dung xin ly hôn:

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

     

    * Về con chung:

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

     

    * Về tài sản chung:

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

    ...............................................................................................................................................

     

    ................. Ngày .......... tháng.......... năm........

    Người làm đơn

    (Ký tên - Ghi rõ họ và tên)

     


    Chúc anh gặp nhiều may mắn,
    Trân trọng.

    Luật sư ĐẶNG ĐỨC TRÍ - 0906 344 997 - luatsuductri@yahoo.com

    HÃNG LUẬT ROMA - 45 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P.17, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.

    Web; romalaw.com.vn

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lstri vì bài viết hữu ích
    vusimacai (01/03/2013)

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com