Việc viết bản kiểm điểm 3 lần trong 3 tháng về hành vi gì thì có thể xem xét xem có thể xử lý kỷ luật sa thải với nhân viên này theo Điều 126 Bộ luật lao động hay không.
Căn cứ vào Điều 38 Bộ Luật lao động 2012 quy định về quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động, như sau:
“Điều 38: Quyền chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
[……]
2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
=> Nếu người lao động này đã viết bản kiểm điểm 3 lần trong vòng 3 tháng với các hành vi có liên quan đến các tiêu chí đánh giá về mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của doanh nghiệp một cách thường xuyên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. (Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ do người sử dụng lao động ban hành sau khi có ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở). Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng phải đảm bảo báo trước cho người lao động với thời gian quy định như trên.
Ngoài việc phải căn cứ vào quy định tại Điều 38 như trên thì phải chú ý đến quy định tại Điều 39 Bộ luật này về các trường hợp NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối. Nếu không thỏa mãn quy định nêu trên thì tức là đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật – quy định tại Điều 41 Bộ Luật này.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì việc bồi thường chị có thể chủ động trong việc đề nghị thỏa thuận với người lao động.
Nếu không thỏa thuận được thì theo quy đinh tại Điều 42 Bộ luật này quy định như sau:
“Điều 42: Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.
3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này, hai bên thương lượng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.”
=> Theo đó, NSDLĐ phải nhận người lao động trở lại làm việc, trả tiền lương, BHXH, BHYT trong những ngày người đó không làm việc (cho đến ngày có quyết định về hành vi trái luật này của Tòa án), trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
Nếu nhân viên này không muốn tiếp tục làm việc và đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên cho doanh nghiệp của chị thì sẽ được hưởng thêm khoản tiền trợ cấp thôi việc (khoản 1 Điều 48 Bộ luật này).