Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là bao nhiêu? Điều kiện để được nhận là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #612111 30/05/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Cao Đẳng

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 30295
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 652 lần


    Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là bao nhiêu? Điều kiện để được nhận là gì?

    Ngày 24/5/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp. Trong đó có quy định mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng. Cụ thể như sau.

    (1) Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng hiện nay là bao nhiêu?

    Căn cứ Khoản 2 Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP có quy định về trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng như sau:

    Về mức trợ cấp: 15kg gạo/khẩu/tháng trong thời gian chưa tự túc được lương thực. 

    Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp, hình thức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu sao cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và thời gian trợ cấp nhưng tối đa 07 năm và đảm bảo các nguyên tắc như sau: 

    - Mức trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy trong năm căn cứ vào diện tích trồng rừng thực tế và thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 06 tháng nhưng tối đa không quá 450kg/năm.

    - Mức gạo trợ cấp cho hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng trong năm căn cứ vào diện tích thực hiện bảo vệ và phát triển rừng và trong thời gian chưa tự túc được lương thực không quá 04 tháng nhưng tối đa không quá 300kg/năm.

    - Đối với hộ gia đình thực hiện tất cả hoạt động trồng rừng thay thế nương rẫy và hoạt động bảo vệ và phát triển rừng thì được hưởng theo mức trợ cấp cho hoạt động cao hơn.

    Theo đó, trong thời gian hộ gia đình chưa tự túc được về mặt lương thực thì sẽ được hưởng mức trợ cấp là 15kg gạo/khẩu/tháng. Tuy nhiên, thời gian trợ cấp tối đa sẽ là 07 năm và phải tuân thủ theo những nguyên tắc như đã nêu trên.

    (2) Điều kiện để được hưởng trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng là gì?

    Cũng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 58/2024/NĐ-CP những đối tượng bao gồm: Hộ gia đình nghèo, hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số tại xã khu vực II và III thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ, trồng rừng để thay đổi tập quán du canh du cư, thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy và đối tượng khác để được trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng thì phải đảm bảo một trong các điều kiện như sau:

    - Có GCN quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cấp có thẩm quyền hoặc đã sử dụng đất ổn định theo quy định của pháp luật về đất đai, không có tranh chấp.

    - Thực hiện bảo vệ rừng theo quy định tại các Điều 5, 9 và 12 Nghị định 28/2024/NĐ-CP.

    - Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung theo quy định tại các Điều 6, 10 và 13 Nghị định 28/2024/NĐ-CP.

    - Trồng rừng phòng hộ theo quy định tại Điều 11 và trồng rừng sản xuất và phát triển lâm sản ngoài gỗ theo Điều 14 Nghị định 28/2024/NĐ-CP và hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

    - Có hợp đồng khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Khoản 5 Điều 19 Nghị định 28/2024/NĐ-CP.

    - Thực hiện khoán bảo vệ rừng theo quy định tại Điều 19 Nghị định 28/2024/NĐ-CP và hằng năm được cấp có thẩm quyền nghiệm thu kết quả thực hiện.

    Như vậy, để được hưởng trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng thì người dân cần phải đảm bảo đáp ứng được một trong những điều kiện như đã nêu trên.

    (2) Mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng được tính theo công thức nào?

    Cách tính mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại Mẫu số 08 Phụ lục được ban hành kèm theo Nghị định 58/2024/NĐ-CP như sau:

    Đối với trợ cấp gạo cho hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy:

    Trong đó: 

    - Số tháng trợ cấp: Không quá 6 tháng. 

    - Số khẩu được trợ cấp: Số khẩu trong hộ gia đình thực hiện trồng rừng thay thế nương rẫy. 

    Đối với trợ cấp gạo cho hộ gia đình không thuộc trường hợp nêu trên:

    Trong đó: 

    - Số tháng trợ cấp: Không quá 4 tháng.

    - Số khẩu được trợ cấp: Số khẩu trong hộ gia đình thực hiện bảo vệ và phát triển rừng.

    Về hệ số diện tích bảo vệ và phát triển rừng thì sẽ theo quy định tại bảng sau:

    TT

    Diện tích thực hiện

    Hệ số

    Trồng rừng thay thế nương rẫy

    Bảo vệ và phát triển rừng

    1

    Trên 1,0 ha

    Trên 15 ha

    1

    2

    Từ 0,8 - 1,0 ha

    Từ 10 - 15 ha

    0,9

    3

    Từ 0,5 - 0,8 ha

    Từ 5 - 10 ha

    0,8

    4

    Dưới 0,5 ha

    Dưới 5 ha

    0,7

    Như vậy, mức trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng được tính theo công thức như đã nêu trên.

    Xem chi tiết tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ 15/7/2024.

     
    114 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận