Mục tiêu lý tưởng và quan điểm chính trị

Chủ đề   RSS   
  • #10024 30/11/2009

    tuyencsdt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/12/2008
    Tổng số bài viết (66)
    Số điểm: 405
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Mục tiêu lý tưởng và quan điểm chính trị

    Nhiều đề tài về đạo đức nghề nghiệp luật sư. chưa thấy ai nới đến mục tiêu lý tưởng của luật sư trong lĩnh vực chính trị nhỉ.
    bàn một chút về quan điểm chính trị của luật sư đi nhé. không có lại lạc lối giống như luật sư Lê Công Định vừa qua thì hỏng.
     
    68779 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #10025   07/08/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Quan điểm chính trị của Luật sư chỉ có 03 chữ "Đảng lãnh đạo". Chấm hết.

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #10026   01/09/2009

    Dinhlex
    Dinhlex
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/03/2009
    Tổng số bài viết (332)
    Số điểm: 5200
    Cảm ơn: 80
    Được cảm ơn 183 lần


    Nghĩ nhiều --- Buồn

    Vấn đề chính trị là vấn đề rất nhạy cảm.

    Phẩm chất của Luật sư là phải Dũng cảm, phải Bản lĩnh, phải sẵn sàng đứng ra bảo vệ công lý... và phải biết vận dụng tốt những phẩm chất đó khi động đến những vấn đề nhạy cảm. Nếu không thì đảm bảo họ sẽ không còn là LS.
    Cập nhật bởi cerano vào lúc 01/09/2009 17:07:39

    Ls.Đỗ Hữu Đĩnh - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (Đoàn Luật sư TP Hà Nội)

    ĐT: (024)32.899.888 - E: info@vietkimlaw.com - Www.vietkimlaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #10027   07/10/2009

    viid08
    viid08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 199
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Viết tiếp về nghề

    Viết tiếp Đúng là Đảng lãnh đạo các bạn ạ, không nghi ngờ gì nữa, và các bạn yên tâm, đường lối chính sách của Đảng rất tuyệt vời.

    Vấn đề chính trị rất nhạy cảm, vậy nên chúng ta không nên nói chuyện chính trị bạn ạ. Ở đâu đó, người ta nói rằng, ở Việt nam, muốn nói gì thì nói, hiếp dâm, trộm cắp, tham nhũng, vô tâm, thờ ơ ... đều được, như  tuyệt đối không nên nói chuyện chính trị, không được bình loạn về chế độ.

    Ban nào đó đang nghĩ gì thì cứ nghĩ, nhưng  cũng không nên buồn, châu Âu văn minh thế mà cũng đã trải qua mấy trăm năm trung cổ, bóc lột, xâm lược, thuộc địa, trái đất vốn hình tròn mà còn khồng được bảo là tròn cơ mà, chúng ta chỉ có chế độ phong kiến, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội thế này là tốt lắm rồi.

    Cập nhật bởi cerano vào lúc 07/10/2009 14:57:05
     
    Báo quản trị |  
  • #10028   02/11/2009

    phan_hang
    phan_hang

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Một cái đầu lạnh, một trái tim nóng và một bàn tay sạch! Đó là tất cả!^^
     
    Báo quản trị |  
  • #10029   20/11/2009

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    PHÁP LUẬT VÀ CHÍNH TRỊ

    Theo khoa học về " Nhà nước và pháp luật " thì pháp luật là ý chí của gia cấp thống trị thiết lập nên và buộc các giai cấp khác trong một Nhà nước phải tuân thủ theo, mỗi một Nhà nước lại có những quan điểm và nguyên tắc thống trị riêng biệt " đó là chính trị ".

    Do đó, pháp luật và chính trị trong một Nhà nước là những người bạn song hành và không thể tách rời được. Nhưng trong xã hội có rất nhiều ngành nghề khác nhau và mỗi ngành nghề có khoa học tương ứng để điều chỉnh.

    Ngành luật cũng có những khoa học pháp lý riêng, cho nên nếu chung ta tranh luận một vấn đề xã hội cụ thể dựa trên khoa học pháp lý ( thì giai cấp thống trị ) không được xem tranh luận đó là chính trị, mà phải xem đó là sự đóng góp thẳng thắn xây dựng của của các nhà làm luật, có như vậy đất nước đó mới tiến bộ được.

    Luật sư có hai nhiệm vụ chính trong quá trình hành nghề " bảo vệ pháp chế và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho thân chủ ".Bảo vệ pháp chế trên cơ sở khoa học pháp lý, chứ không phải bảo vệ  những cái sai của người và/hoặc cơ quan tiến hành tố tụng, còn phải đấu tranh những xung đột pháp luật trong các văn bản quy phạm pháp luật do giai cấp thống trị ban hành để nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của quốc gia. Bảo vệ quyền lợi của thân chủ cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý và những đạo đức xã hội được pháp luật bảo hộ.

    Do đó, luật sư phải có bản lãnh và dũng khí, nhưng tất cả phải xuất phát từ khoa học pháp lý, chứ không được suy diễn hoặc theo ý chí chủ quan của mình. Vì việc suy diễn trong lãnh vực pháp lý sẽ làm mất tính khoa học của nó và không khéo sẽ chuyển sang " chính trị " lúc nào không hay. Lúc này, giai cấp thống trị buộc phải có những biện pháp và chế tài nhất định.

    Luật sư Lê Công Định là một điển hình, lúc đầu luật sư Định viết một số bài phản biện mang tính khoa học pháp lý và hiệu quả phát triển luật pháp Việt Nam ở một tương lai ( đây là những đóng góp rất chân tình ), nhưng càng về sau các bài viết không mang tính khoa học pháp lý thuần tuý nữa mà nó đã chuyển sang " chính trị " nên phải dẫn đế hậu quả pháp lý như ngày hôm nay.

    Các bạn có đồng ý quan điểm này của tôi không ? xin cho biết ý kiến nhé!, cam on rất nhiều.  

     
    Báo quản trị |  
  • #10030   25/11/2009

    viid08
    viid08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 199
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Y kien voi ban Caophu va moi nguoi

    $0 $0Pháp luật như cái vòng kim cô trên đầu Tôn Ngộ Không, và bổn phận công dân trong con mắt Nhà nước là fải sống trong vòng kim cô đó, nếu vượt ra là bị đau ngay, còn nếu giỏi hơn cả Phật để phá được vòng kim cô, tạo nên được một vòng kim cô khác thì là vĩ nhân rồi.

    Một đàn cừu thông thường hầu hết cả đàn đều theo chỉ dẫn người chăn cừu, nhưng có những con cừu không chịu theo sự chỉ dẫn của ngưởi chăn cừu, muốn kiếm ắn ở vùng đất khác, và trốn đi chống lại người chăn cừu. Nếu may mắn thì thoát, không may mắn thì bị thịt thôi.

    Rất buồn cười là lịch sử phát triển của loài người lại được thúc đẩy bởi những con cừu "lạc đàn", 100, 1k... con sẽ hy sinh, có 1 con thành công, thế là thay đổi hết!$0 $0
     
    Báo quản trị |  
  • #10031   28/11/2009

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Y kien voi ban viid08

    " Thiên thời địa lợi nhân hoà ", một câu nói của ngàn xưa để lại đến nay vẫn chính xác vô cùng. Lịch sử Việt Nam qua các triều đại: Lý ; Trần ; Lê; Nguyễn , Đệ nhất cộng hoà ; Đệ nhị cộng hoà; Cộng hoà XHCN Việt Nam. Các triều đại thay thế nhau như sơ đồ hình " sin " và triều đại sau sẽ phơi bầy những thâm cung bí sử của triều đại trước đó. Một câu hỏi đặt ra tại sao một triều đại lại bị lật đổ để thay thế một triều đại mới tốt đẹp hơn ?, bởi lẽ :

    1.Thiên thời : Theo tâm linh cho rằng " vận số của triều đại đã hết". Nhưng theo khoa học xã hội thì cho rằng " sự vận động của triều đại đó đi ngược với trào lưu phát triển của các quốc gia trên thế giới, như vi phạm các quyền của con người đã được Hiến chương Liên Hiệp Quốc bảo hộ "... Cho nên không sớm thì muộn cũng dẫn đến phải bị diệt vong.

    2.Địa lợi : Theo tâm linh cho rằng " địa lợi của triều đại đang nằm trong hãm địa hoặc tuyệt địa ". Nhưng theo khoa học xã hội thì cho rằng " triều đại đó đang có những xung đột nội tại bên trong của giai cấp thống trị, giặc trong thù ngoài đang cát cứ mọi phương " ... Lúc này, giai cấp thống trị sẽ rất tàn bạo, nhưng càng tàn bạo thì càng nhanh chóng suy tàn.

    3.Nhân hoà : Theo tâm linh cho rằng " giai cấp thống trị muốn tồn tại phải thuận theo ý trời và hoà nhập với địa lợi ". Nhưng theo khoa học xã hội cho rằng " thuận lòng nhân dân thì sống chống nhân dân thì chết, giai cấp thống trị phải nhanh chóng đổi mới toàn diện theo trào lưu phát triển của thế giới và đoàn kết nội bộ trong giai cấp thống trị ".

    Theo nguyên lý này, con người sống thì phải đấu tranh, thông qua đấu tranh để thống nhất, thống nhất rồi sẽ phải tiếp tục đấu tranh để cho xã hội loài người phát triển. Nhưng đừng bao giờ quên " thiên thời địa lợi nhân hoà " đây là một nguyên tắc để thành công trong các cuộc cách mạng dân chủ nhân dân.   

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trancaophu vì bài viết hữu ích
    Nguyenxt119 (19/05/2015)
  • #10032   30/11/2009

    viid08
    viid08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/02/2009
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 199
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Y kien lan cuoi voi ban Phu

    Bạn TC Phú nói đúng về lịch sử phát triển đấy, nói thêm bằng thừa nhưng tôi muốn bổ sung tí chút, tôi rất tâm đắc các câu nói trong văn thơ của Bác Hồ Chủ Tịch và nghĩ bạn và mọi người nên học để theo đúng tư tưởng Chủ Tịch Hồ Chí Minh: Lạc nước hai xe đành bỏ phí, gặp thời một tốt cũng thành công (Nhật ký trong tù), ngoài ra cũng trong tác phẩm này, "khi đã 52,53 tuổi gì đó, già cả ốm đau, vợ con không có, anh em lang bạt mỗi người mỗi nơi, bị bọn Tưởng Giới Thạch bất nhân nó bắt ở tù, vẫn còn ngâm nga" Thế nhé, tôi không bàn việc chính trị  nữa đâu, tôi thích bàn việc bao gijờ đổi xe oto hay có vila, mình thân phận cúi đầu rụt cổ để kiếm miếng ăn, nói việc thiên hạ làm gì

    Cập nhật bởi cerano vào lúc 30/11/2009 21:18:58
     
    Báo quản trị |  
  • #51134   24/03/2010

    quocthainguyen
    quocthainguyen

    Sơ sinh

    calgary, Canada
    Tham gia:13/03/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    $0Mr. trancaophu,$0 $0$0 $0 $0

    Bài của anh nghe giống bài trong môn Chủ nghĩa Mác: lịch sử loài đã trải qua 5 chế độ chính trị, cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, mai mốt lên điễm cuối cùng là cộng sản chủ nghĩa...và sự phát triễn tiến lên, tiến lên theo sự tiến bộ của lịch sử nhân loại. Cái cách tư duy này nghe nó hơi máy móc, áp đặt như thế nào đó.

    Vì trong thực tế, nó không cứng nhắc như vậy. Nền Cộng hòa Athen được khai sinh ra ngay trong cái thời được ông Mác xếp vào giai đoạn Chiếm hữu nô lệ, tuy nhiên hình thức sinh hoạt chính trị của nó rất giống với nền cộng hòa dân chủ (nên người ta gọi nó là nền cộng hòa). Và có nhiều chế độ mang danh là cộng hòa dân chủ, nhưng hành xử theo kiểu giống phong kiến chuyên chế. $0 $0$0 $0 $0Như vậy, lý thuyết nói thì là một chuyện mà thực tế là chuyện khác.

    Vấn đề đặt ra không phải chế độ nào, chuyên chế hay cộng hòa, tư bản hay cộng sản...cái đó không quan trọng. Cái quan trọng là người dân có tiếng nói như thế nào, có ảnh hưởng như thế nào đến những quyết định của nhà cầm quyền. Người dân có được quyền lên tiếng để bảo vệ quan điểm của họ, lợi ích của họ hay không?  Và rỏ ràng trong thực tế, có những chế độ mà người dân có nhiều quyền chính trị hơn những chế độ khác.

    Cái lý luận cho rằng luật pháp là của giai cấp thống trị, phản ảnh ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, theo tôi nhận thấy là sự khuyến khích đấu tranh giai cấp và là cơ sở biện minh cho bạo lực, chiến tranh. $0 $0$0 $0 $0

    Tôi thích cái ý tưởng "thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết". Luật pháp trước nhất và trên hết phải thể hiện ý chí của toàn xã hội (bao gồm cả nhân dân lẫn đảng cầm quyền), không có ai đứng trên xã hội, hay ngồi xỗm trên luật pháp và bảo rằng nó là ý chí của ta, cho nên ta muốn đặt ra thế nào củng được, muốn thực hiện hay không là tùy ta...$0 $0

    Nếu ta cứ khăng khăng cho rằng luật pháp là ý chí của đảng cầm quyền, vậy thì nguyện vọng của người dân để ở đâu? Một nhà nước của đảng cầm quyền, là cánh tay nối dài của đảng cầm quyền để thực hiện ý chí của nó, bảo vệ quyền lợi của nó thì thử hỏi nhà nước đó có phải của dân, do dân và vì dân được không?

    Nếu nhà nước của dân do dân và vì dân, thì chắc chắn luật pháp mà nhà nước ấy thực thi củng phải là luật pháp của dân, do dân và vì dân. Và như thế cuối cùng dẫn đến đó là, như bác Phú kính yêu đã bảo: "thuận lòng dân thì sống, nghịch lòng dân thì chết"$0 $0$0 $0 $0$0 $0
     
    Báo quản trị |  
  • #51712   12/05/2010

    Ls.Phu
    Ls.Phu
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2010
    Tổng số bài viết (167)
    Số điểm: 1073
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 23 lần


    Sao không thấy đồng chí Namlawyer có ý kiến về vấn đề này nhỉ

    TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ 1900 6236

    Website: www.phuluatsu.com

    Hãng luật PHÚ & Luật sư

    Mobile: 0922 822 466

    Add:40 Lê Vĩnh Hòa, Q. Tân Phú, HCM

    Office: A15-1B Cao ốc MBBabylon, 683 Âu Cơ, Quận Tân Phú, TpHCM

    Email: phu.lawyers@gmail.com

    ----------------------------------------------------

    TƯ VẤN THU HỒI NỢ "XẤU", TƯ VẤN ĐÒI NỢ

    www.tuvanthuno.com

    www.tuvandoino.com

    www.dichvuthuno.com.vn

    ----------------------------------------------------

    Sàn mua bán dự án - mua bán doanh nghiệp trực tuyến

    www.DuAnOnline.com

    ----------------------------------------------------

    LUẬT SƯ DÂN SỰ: www.luatsudansu.net

    LUẬT SƯ HÌNH SỰ: www.luatsuhinhsu.net

    LUẬT SƯ ĐẤT ĐAI: www.luatsudatdai.com

    TƯ VẤN GIẤY PHÉP: www.tuvangiayphep.net

    ----------------------------------------------------

    DANH BẠ LUẬT SƯ VIỆT NAM: www.danhbaluatsu.net

     
    Báo quản trị |  
  • #56387   12/07/2010

    hovanhong129
    hovanhong129
    Top 200
    Male
    Lớp 5

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 6582
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 47 lần


    Tôi thấy các bạn có vẻ né tránh vấn đề chính trị, nhưng xét cho cùng, dù ở dưới chế độ nào, xã hội nào thì chúng ta vẫn phải thừa nhận một điều: chính trị là thống soái, chẳng có vấn đề nào là không liên quan đến chính trị. Vấn đề là chúng ta nhận thức và hành động như thế nào mà thôi. Rất mong được trao đổi thêm.

    Chào
    Cập nhật bởi hovanhong129 ngày 12/07/2010 08:08:48 AM

    Hãy hát lên cho yêu đời

     
    Báo quản trị |  
  • #71520   03/12/2010

    baydenvisao2212
    baydenvisao2212

    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:20/11/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dù ở chế độ nào giai cấp lãnh đạo cũng luôn ưu tiên bảo vệ quyền lợi và mục tiêu của mình nhưng chỉ có ở giai cấp vô sản tính xã hội của nhà nước mới phát huy một cách triệt để nhất vì giai cấp này chiếm số đông trong xã hội.

    Luật chính là sự thể chế hóa, cụ thể hóa đường lối chính trị của Nhà nước, không có pháp luật không của nhà nước nào hay nói cách khác không có pháp luật nào không mang trong mình bản chất chính trị.

    Tôi thì luôn tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm! Hồ chủ tịch muôn năm!
     
    Báo quản trị |  
  • #71700   04/12/2010

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    "Cái lý luận cho rằng luật pháp là của giai cấp thống trị, phản ảnh ý chí và bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, theo tôi nhận thấy là sự khuyến khích đấu tranh giai cấp và là cơ sở biện minh cho bạo lực, chiến tranh"

    "Dù ở chế độ nào giai cấp lãnh đạo cũng luôn ưu tiên bảo vệ quyền lợi và mục tiêu của mình nhưng chỉ có ở giai cấp vô sản tính xã hội của nhà nước mới phát huy một cách triệt để nhất vì giai cấp này chiếm số đông trong xã hội." Không biết ở VN hiện nay có còn bao nhiêu người thuộc giai cấp vô sản ???

    Không biết mọi người đã nghe chưa, nhưng mình từng đọc một câu nói về quan điểm chính trị rất thú vị, đó là " Không làm chính trị là một cách làm chính trị." Xin trích dẫn cả bài viết ra cho mọi người cùng đọc và suy ngẫm.

    Thái độ đối với chính trị


    Trích: Thư Ngỏ Gởi Tuổi Ðôi Mươi
    Tác giả: Andre Maurois (viết năm 1966)
    Dịch giả: Nguyễn Hiến Lê (dịch năm 1967)

    Bạn sẽ làm chính trị không và làm dưới mặt nạ nào? Không làm chính trị là một cách làm chính trị. Là bảo: "Tôi không quan tâm gì tới châu thành của tôi, tới xứ sở của tôi, tới việc thế giới". Là tránh né gió ngược, mỗi lúc chỉ tùy theo tư lợi nhất thời của mình mà lựa chọn hoặc chẳng lựa chọn gì cả. Là hi sinh những quyền lợi lâu bền của mình để được một sự yên ổn mong manh, vì những việc của châu thành, của xứ sở, của thế giới đó là việc của bạn. Hoặc đó là chính sách của con chó chết bị dòng nước mạnh cuốn đi rồi một làn nước cuộn đánh táp vào chỗ nước tù. Nhưng bạn còn sống sờ sờ đấy mà; bạn sẽ lội; bạn sẽ tự lèo lái bạn; vậy bạn sẽ làm chính trị. Không nhất định là thứ chính trị hoạt động, chiến đấu. Tôi chỉ xin bạn thu thập những yếu tố cần thiết để phán đoán, tóm lại để làm cái nhiệm vụ công dân của bạn. (...)

    Bạn có mong được quyền hành không nếu nó ở tầm tay bạn? Alain (thầy của Andre Maurois) có tài hùng biện, có ý tưởng, có lòng tin, mà quán tuyệt trường Ðại Học Bình Dân ở Rouen nhờ phép biện luận bóng bảy của ông, có thể ấp ủ và thực hiện mọi tham vọng được lắm chứ. Nhưng ông tự ngăn cấm mình điều đó. Trước hết ông muốn được là một người tự do. Ðược một đảng phái chỉ định, được một vị cầm đầu yêu mến nhất thì mất cả tự do, vì phải làm vui lòng đảng và vị cầm đầu, nên Alain không thích. Với lại ông nghĩ rằng cần có những công dân bình thường mà tinh thần sắc bén để giám thị các ông lớn. Và ông muốn làm hạng công dân đó. Cũng do tinh thần đó mà trong thế chiến 1418, khi tình nguyện đầu quân, ông từ chối mọi lon, trừ cái lon đội trưởng. Tôi (Andre Maurois) cũng như ông ta, đã từ chối tất cả các chức vụ chính phủ tặng tôi, mặc dầu nhiều chức vụ đã cao lại đẹp. Nhưng đó là những trường hợp riêng không thể nêu làm gương được; dân tộc nào cũng cần có những nhà chỉ huy hoạt động. Có lẽ bạn sẽ là một trong những nhà đó.

    Nếu quả như vậy thì bạn nên theo sát những công việc thiết thực. Ðối với một người cai trị một thành thị, hoặc ngay cả một nước nữa, điều quan trọng không phải là những cái nhãn hiệu mà là những hành động. Ðường sá cho tốt, bệnh viện thì tối tân, nhà cửa có đủ cho dân chúng, có sân thể thao, một rạp hát linh động, bấy nhiêu đủ cho bạn thành một thị trưởng tốt. Sự quốc phòng được chu đáo, thích ứng, liên minh một cách khôn khéo, ngân sách không thiếu hụt, thuế má không quá nặng, có đủ trường tiểu học, trung học, đại học cho trẻ em và thanh niên trong tuổi đi học, một chính sách an ninh xã hội có hiệu quả mà không tai hại cho ngân sách, một sự công bằng cho mọi người ai cũng như ai, một sự bảo đảm những quyền của con người, như vậy đủ là chính thể tốt rồi. Bạn hỏi tôi: "Thế thì tôi ở phe hữu hay phe tả, điều đó không quan trọng ư?" Tôi đâu có bảo vậy. Nhưng tôi nghĩ rằng, ở Anh giữa một nhà bảo thủ cải cách và một nhà lao động ôn hòa, sự cách biệt không lớn lắm. Trong đảng phái nào (không kể những kẻ điên khùng và những quái vật) cũng có những tâm hồn cao thượng và những quân vô lại. Sự phân loại đó theo tôi quan trọng hơn là sự phân loại độc đoán thành dảng xã hội và đảng cấp tiến, đảng cộng hòa nhân dân và đảng cộng hòa độc lập, M.RP. và UNR (Những đảng phái của Pháp thời đó).

    Bạn đừng làm con người của một bè phái. Quốc gia là một thực thể hợp nhất, sự thịnh vượng của mỗi người tùy thuộc sự thịnh vượng của toàn dân. Những con người cực đoan đã luôn luôn làm hại chính thể mà họ binh vực.

    Thứ nhất bạn đừng nên có óc bè phái, có ác ý không chịu xét những thuyết đối lập, Bài xích những kẻ không suy nghĩ như ta, vẫn dễ hơn là đánh đổ chủ trương của họ. Say mê chủ trương chính trị của mình, điều đó tự nhiên. Do đời sống của bạn mà bạn sẽ thành một người bảo thủ hoặc một người phản kháng. Nhưng bạn nên giữ tinh thần sao cho có thể phân biệt được trong tư tưởng của bạn đâu là chân lí đâu là thành kiến. Tôi biết nhiều người cuồng nhiệt bênh vực một phương sách khi phương sách đó do đảng của mình đề nghị và tàn nhẫn bài xích những phương sách đó khi nó do đảng đối lập với mình đưa ra. Coi chừng đấỵ Sự điên khùng và lòng thù oán không tạo được một chính sách. "Chỉ là một đầu mút thôi thì làm sao tỏ rõ sự lớn lao của mình được, phải cùng một lúc rờ cả hai đầu và chiếm được cái khoảng ở giữa hai đầu đó nữa chứ". (Pascal)

    Tôi đã biết một thời mà ở phương Tây, chính thể đại nghị không bị bài bác. Ở Pháp cho tới năm 1914, đại khái thì chính thể đó đã thành công. Ðệ tam Cộng Hòa đã dắt chúng ta tới bực cửa thế chiến thứ nhất với một quân đội ưu tú và những đồng minh mạnh mẽ. Một người trong chính thể đó đáng được nhận cái biệt hiệu là Cha của Chiến thắng. Rồi kế đó là một thời kém rực rỡ. Ở nhiều nước Âu châu sự hỗn loạn trong các quốc hội đã gây nên những chính sách phát xít, những sự độc đoán xây dựng trên sức mạnh và bất chấp mọi quyền tự do của con người. Trong lúc đó thì ở Nga người ta bắt dân chúng phải nhận một chính sách khác, cũng không kém độc tài. Những gương ngoại quốc đó đã phá sự thăng bằng bấp bênh của người Pháp. Một số người ở phe hữu thèm chính sách phát xít đương thắng lợi; một số người cực tả từ chính sách xã hội đại nghị nhảy qua chính sách cộng sản của Staline. Vì vậy mà nước Pháp bị chia rẽ, chia xé và tới đầu thế chiến thứ nhì suy nhược, mất tin tưởng. Sau chiến tranh, Ðệ Tứ Cộng Hòa (mặc dầu có vài nhà có giá trị) cho dân chúng thấy rằng nếu nước Pháp muốn có một chính quyền vững thì cần phải thay đổi hiến pháp. Hiến Pháp 1958 là để thỏa mãn nhu cầu đó. Cũng như mọi hiến pháp, người ta có thể giải thích nó đúng hay sai. Cứ như hiện nay thì tôi nghĩ nó là một phương tiện có thể dùng được. Nó tăng cường quyền hành pháp. Ðiều đó cần thiết. Các điều kiện kỹ thuật đã thay đổi. Sự tổ chức một quốc gia mỗi ngày mỗi phức tạp, nên cần có những kế hoạch dài hạn. Làm sao có thể thực hiện các kế hoạch được nếu các ông bộ trưởng luôn luôn bị uy hiếp, đổi từ bộ này qua bộ khác? Những chính thể dân chủ Tây phương của chúng ta vẫn còn mong rằng quốc hội giữ quyền kiểm soát; chúng ta muốn rằng một dân biểu vẫn còn là người liên lạc giữa dân và chính quyền, đôi khi là một người bênh vực dân nữa; chúng ta muốn rằng tự do tư tưởng và tự do ngôn luận được duy trì; chúng ta muốn rằng nếu dân chúng do những cuộc bầu cử tự do không còn tin cậy một chính thể nào nữa thì chính thể đó phải tuân ý dân; chúng ta muốn rằng mọi công dân được bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt sang hèn, chủng tộc hay tín ngưỡng; chúng ta muốn rằng chính quyền nào không tôn trọng nguyện vọng của đa số có thể bị lật đổ một cách hợp pháp; nhưng chúng ta cũng muốn rằng cái quyền được lật đổ chính quyền phải được qui định một cách nghiêm khắc. Một đạo luật về sự li dị không thể cho phép hai bên vì một lúc tính tình bất thường mà phá một giao ước trang nghiêm, tức hôn nhân; một đạo luật hiến pháp cũng phải đừng nên để cho lưỡng viện bốc đồng lên mới được. (...)

    Bạn sẽ muốn mị dân đấỵ Chính sách đó đánh vào những dục vọng của dân chúng và để thắng lợi, hứa tất cả những cái mà mọi người mong muốn, mặc dầu kẻ mị dân biết rằng không sao thực hiện được lời hứa của mình. Nói láo như vậy có thể thành công được nhất thời, nhưng rồi dân chúng bất bình bừng tỉnh dậy và gây ra hoặc một phản ứng (như ngày Thermidor, Brumaire(1)) hoặc nếu kẻ mị dân mặc dầu thất bại vẫn cố bám lấy quyền hành thì sẽ đưa tới một chính thể độc tài. Vậy bạn đừng ngạc nhiên rằng tôi khuyên bạn tránh lối mị dân. Ðôi khi nó tạo được những thành công cá nhân, nhưng không bền. "Cối xay của các vị thần xay chậm đấy nhưng xay cực mịn". Sớm muộn gì thì những lời hứa hão hẹn cũng gây sự bất bình và phản kháng. Xét cho cùng thì chỉ có sự thành thực là thắng lợi lâu bền.

    Bạn sẽ thấy rằng sự hiệu quả và thuần chính (theo đúng theo lý thuyết, giáo điều) thường xung đột với nhau. Một nhà mác xít mà lòng thuần chính thì không chấp nhận chính sách nhương bộ của các người chỉ huy về kinh tế thị trường để cho có nhiều kết quả. Nhưng nếu không nhượng bộ thì tất cả chế độ sẽ sụp đổ. Những người thuần chính của Cách Mạng Pháp đã đẩy cách mạng vào tay Bonaparte. Vậy thì làm sao tìm được thế thăng bằng giữa hiệu quả và sự thuần chính? Tất nhiên, tất cả đều tùy thuộc hoàn cảnh, nhưng trước hết bạn phải phân biệt được thế nào là thuần chính thật và thuần chính giả.

    Cứ nhất định tuân theo một học thuyết, bất chấp sự kiện, thì không phải là thuần chính nữa mà là bướng bỉnh. Marx, một người rất thông minh, đã suy luận về những sự thực về kinh tế ở thời ông ta mà dựng nên một chế độ. Nếu ông được biết những sự kiện mà hiện nay chúng ta thấy thì tất ông sẽ là người đầu tiên sửa lý thuyết của mình. Ngược lại, thuyết tự do thuần túy ngày nay không thể áp dụng được nữa, mà cũng không áp dụng nữa. Chủ quyền đất đai, chủ quyền thương mại đdã bị bài bác và sẽ phải tu chỉnh ngay cả trong nước gọi là "tự do kinh doanh". Cố bênh vực môt. chế độ mà chống với kinh nghiệm thì không phải là thuần chính mà là ngu ngốc.

    Chú thích của Nguyễn Hiến Lê:
    (1) Ngày Thermidoer: ngày 27-7-1794 Robespierre bị lật. Brumaire: Ngày 9-11-1799 Bonaparte (Napoleon) đảo chánh.


    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |