Hiện nay, tại Việt Nam, chúng ta không khó bắt gặp tình trạng xe quá tải hàng hóa trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ lớn nhỏ từ Nam chí Bắc gây nên tâm lý bức xúc cho người dân. Theo đó, nhiều xe quá tải ung dung lộng hàng trên các tuyến đường lớn, quốc lộ mà không bị xử phạt bởi những kẻ “bảo kê” tiếp tay cho những hành vi vi phạm này. Bài viết sẽ giúp mọi người nắm rõ hơn về % quá tải và mức xử phạt của tài xế xe quá tải và kẻ tiếp tay đó.
Xe quá tải là gì?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, có quy định như sau:
Xe quá tải trọng là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá tải trọng khai thác của đường bộ.
Ngoài ra, xe quá khổ giới hạn là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có một trong các kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) vượt quá kích thước tối đa cho phép của các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường bộ, cụ thể như sau:
- Chiều dài lớn hơn 20 mét hoặc lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe;
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;
- Chiều cao tính từ mặt đường bộ trở lên lớn hơn 4,2 mét (trừ xe chở container).
Cách tính tỷ lệ quá tải của xe
Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT, trọng tải là khối lượng hàng hóa cho phép chuyên chở, được xác định theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Từ khái niệm trên có thể đưa ra cách tính % quá tải của xe như sau:
Xử phạt xe quá tải
Mức phạt xe quá tải hiện nay được quy định trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cả tài xế và chủ xe đều phải chịu trách nhiệm. Mức phạt với lái xe quy định tại Điều 24 được bổ sung bởi điểm c Khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP và mức phạt với chủ xe tại Điều 30 được bổ sung bởi điểm c, s Khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, Cụ thể, mức phạt hành chính với chủ xe và người điều khiển xe quá tải (kể cả rơ mooc và sơ mi rơ mooc) được quy định như sau:
Ngoài phạt hành chính, lái xe còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-5 tháng và buộc hạ phần hàng quá tải theo hướng dẫn của lực lượng chức năng tại nơi phát hiện vi phạm.
Trong trường hợp chủ xe đồng thời là người trực tiếp điều khiển phương tiện thì bị xử phạt theo mức phạt đối với chủ xe.
Xử phạt đối với hành vi “bảo kê” xe quá tải
Hiện tình trạng “bảo kê” tiếp tay cho xe quá tải ngày càng tinh vi, cụ thể những kẻ “bảo kê” móc nối với các “cò” tiếp tay cho các xe quá tải lưu thông trên đường, chúng liên hệ với những đối tượng chạy xe quá tải để chung tiền theo từng chuyến hoặc tiền theo tháng để được lưu thông thuận lợi.
Sau khi nhận được tiền, chúng can thiệp vào các Tổ cảnh sát giao thông đang tuần tra để xin cho xe qua trót lọt mà không bị xử phạt. Ngoài ra, các đối tượng này còn nắm lịch trình công tác của các Tổ cảnh sát giao thông để chỉ đường cho “cò” nhằm báo cho các tài xế xe quá tải né các tổ tuần tra.
Từ đó, có thể thấy hành vi Lợi dụng ảnh hưởng đến người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi của các đối tượng cần bị xử lý theo Điều 366 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 130 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, như sau:
Người nào trực tiếp hoặc qua trung gian nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
-Tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
- Lợi ích phi vật chất.
Mức phạt cao nhất cho tội này là phạt tù lên đến 10 năm tù. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng.