Mức độ vi phạm và hình thức xử phạt tương ứng

Chủ đề   RSS   
  • #451865 15/04/2017

    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1721 lần


    Mức độ vi phạm và hình thức xử phạt tương ứng

    Theo quy định pháp luật thì có những hành vi vi phạm nhưng ở mức độ nhẹ thì sẽ bị xử lý hành chính, ở mức độ nặng thì sẽ bị xử lý hình sự…Thông thường có một con số cụ thể để đánh giá.

    Sau đây là bảng tổng hợp định lượng mức độ vi phạm và hình thức xử lý, qua đây giúp các bạn biết được hành vi vi phạm ở mức độ nào thì bị phạt tiền (xử phạt hành chính), ở mức độ nào thì bị phạt tù (xử lý hình sự):

    Hành vi vi phạm

    Xử phạt hành chính

    Xử lý hình sự

    Cố ý gây thương tích trong trạng thái bình thường

    Tỷ lệ thương tật dưới 11%.

    Hình phạt: phạt tiền từ 2 -3 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

     

    Tỷ lệ thương tích từ 11% trở lên.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp dưới 11% bị xử lý hình sự, đó là:

    - Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

    - Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

    - Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

    - Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

    - Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    - Có tổ chức;

    - Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

    - Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

    - Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

    - Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì  lý do công vụ của nạn nhân.

    Hình phạt: Cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, tù chung thân, tùy mức độ vi phạm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng bị xử lý hình sự, đó là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.

    Hình phạt: phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân, tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Trộm cắp tài sản

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng bị xử lý hình sự, đó là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm, hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân, tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 1 – 2 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 2 triệu đồng bị xử lý hình sự, đó là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân, tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Lạm nhụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 4 triệu đồng

    Hình phạt: phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản bị chiếm đoạt có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp tài sản bị chiếm đoạt có giá trị dưới 4 triệu đồng bị xử lý hình sự, đó là gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về tội chiếm đoạt hoặc bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích.

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân, tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Chiếm giữ trái phép tài sản

    Tài sản có giá trị dưới 10 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm, tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009

    Sử dụng trái phép tài sản

    Tài sản có giá trị dưới 5 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm, tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009

    Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản

    Tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm, hoặc tù chung thân tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009

    Vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản

    Tài sản có giá trị dưới 50 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng.

    (Căn cứ Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm tùy mức độ nghiêm trọng.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Buôn lậu

    Hàng hóa có giá trị dưới 100 triệu đồng.

    Tùy từng hành vi mà mức xử phạt tương ứng.

    Xem chi tiết tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP , Nghị định 185/2013/NĐ-CP

     

     

    Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 đến dưới 300 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính.

    Hình phạt: phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

    Tùy từng hành vi mà mức xử phạt tương ứng.

    Xem chi tiết tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP , Nghị định 185/2013/NĐ-CP

     

    Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100 đến dưới 300 triệu đổng.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp giá trị dưới 100 triệu đồng bị xử lý hình sự, đó là trường hợp đã bị xử phạt hành chính hoặc bị phạt một trong các tội quy định tại điều 153, 155, 156, 157, 158, 159, 160 và 161 BLHS 1999 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 193, 194, 195, 196, 230, 232,  233, 236 và 238 BLHS 1999.

    Hình phạt: Phạt tiền từ 5 – 20 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Sản xuất, buôn bán hàng giả

    Tùy từng hành vi mà mức xử phạt tương ứng.

    Xem chi tiết tại Nghị định 124/2015/NĐ-CP , Nghị định 185/2013/NĐ-CP

     

    Giá trị hàng giả tương đương với số lượng hàng thật từ 30 đến dưới 150 triệu đồng.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp giá trị dưới 30 triệu đồng bị xử lý hình sự, đó là hành vi gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc tại một trong  các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của BLHS 1999 hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm

    Hình phạt: phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Trốn thuế

    Dưới 100 triệu đồng.

    Mức xử phạt từ 01 đến 03 lần số tiền trốn thuế tùy mức độ theo Nghị định 129/2013/NĐ-CP

    Số tiền từ 100 đến dưới 300 triệu đồng.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp dưới 100 triệu bị xử lý hình sự, đó là đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 153, 154, 155, 156, 157, 158, 159, 160, 164, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 233, 236 và 238 của BLHS, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    Hình phạt: Phạt tiền từ 1 lần đến 5 lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đồi 2009)

    Cho vay lãi nặng

    Dưới 10 lần lãi suất pháp luật quy định.

    Hình phạt: phạt tiền từ 5 – 1 5 triệu đồng

    (Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Cao hơn gấp 10 lần lãi suất pháp luật quy định.

    Hình phạt: phạt tiền từ 01 đến 10 lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng

    Gây thiệt hại dưới 100 triệu đồng.

    Tùy mức độ mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CPNghị định 27/2012/NĐ-CP

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây thiệt hại từ 100 đến dưới 300 triệu đồng hoặc dưới 100 triệu đồng đã bị kỷ luật mà còn vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng.

    Hình phạt: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Lập quỹ trái phép

    Gây thiệt hại dưới 50 triệu đồng.

    Tùy mức độ mà xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Nghị định 27/2012/NĐ-CP

    Về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính hành vi này, chưa có văn bản quy định cụ thể.

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái phép có giá trị từ 50 đến dưới 200 triệu đồng và đã sử dụng quỹ đó để gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    Hình phạt: cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 đến 05 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999)

    Đánh bạc

    Đánh bạc trái phép, đựơc thua bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị dưới 2 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 20.0000.0000 đồng

    (Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào đựơc thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ 2 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    Hình phạt: phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trái phép

    Chưa đến mức đựơc xem là quy mô lớn.

    Hình phạt: phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng.

    (Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Quy mô lớn.

    Chú thích: Được xem là quy mô lớn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc trong cùng một lúc cho từ 10 người đánh bạc trở lên hoặc cho từ hai chiếu bạc trở lên mà số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ 2 đến dưới 50 triệu đồng.

    - Có tổ chức nơi cầm cố tài sản cho người tham gia đánh bạc; có lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc; khi đánh bạc có phân công người canh gác, người phục vụ, có sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện như ô tô, xe máy, xe đạp, điện thoại... để trợ giúp cho việc đánh bạc;

    - Tổng số tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trong cùng một lần có giá trị từ 20.000.000 đồng trở lên.

    Lưu ý: Vẫn có trường hợp không còn quy mô lớn nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi này và tội đánh bạc hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa đựơc xóa án tích mà còn vi phạm.

    Hình phạt: phạt tiền từ 10 – 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 – 05 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 và Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP)

    Tham ô tài sản

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị dưới 2 triệu đồng.

     Tùy mức độ mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Nghị định 27/2012/NĐ-CP

     

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:  

    - Gây hậu quả nghiêm trọng;

    - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Nhận hối lộ

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị dưới 2 triệu đồng.

     Tùy mức độ mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Nghị định 27/2012/NĐ-CP

     

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng thuộc một trong các trường hợp sau để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ:

    - Gây hậu quả nghiêm trọng;

    - Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

    - Đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    Hình phạt: phạt tù từ 02 – 07 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đọat tài sản

    Tùy mức độ mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Nghị định 27/2012/NĐ-CP

    Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này hoặc đã bị kết án về một trong các tội tham nhũng, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

    Hình phạt: phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi

    Tùy mức độ mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Nghị định 27/2012/NĐ-CP

    Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp đến công việc của họ hoặc làm một việc không được phép làm

    Hình phạt: phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Đưa hối lộ

    Giá trị của hối lộ dưới 2 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

    (Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

    Giá trị của hối lộ từ 2 triệu đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.

    Hình phạt: phạt tù từ 01 năm đến 06 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Làm môi giới hối lộ

    Giá trị của hối lộ dưới 2 triệu đồng.

    Hình phạt: phạt tiền từ 500.000 – 5 triệu đồng.

    (Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP)

     

    Của hối lộ có giá trị từ 2 triệu đến dưới 10 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần.

    Hình phạt: phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi

    Giá trị tài sản trục lợi dưới 2 triệu đồng.

    Tùy mức độ mà áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật khác nhau theo quy định tại Nghị định 34/2011/NĐ-CP và Nghị định 27/2012/NĐ-CP

    Trực tiếp hoặc qua trung gian nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ 2 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để dùng ảnh hưởng của mình thúc đẩy người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc thuộc trách nhiệm của họ hoặc làm một việc không được phép làm.

    Hình phạt: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    (Căn cứ Bộ luật hình sự 1999, Bộ luật hình sự sửa đổi 2009)

    P/S: Bài viết có thể thiếu sót nên rất mong nhận được góp ý từ các thành viên Dân Luật. Cám ơn nhiều. 

     
    18875 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận