Mua phải hàng giả

Chủ đề   RSS   
  • #610621 16/04/2024

    Mua phải hàng giả

    Hộ kinh doanh của tôi buôn bán tạp hóa. Tôi có nhập hàng (là sữa) của người đi tiếp thị tự xưng là nhân viên đơn vị X (có hóa đơn) để bán lại,. Sau đó tôi bán sữa ra và có người bị ngộ độc. Trong trường hợp này, tôi phải chịu trách nhiệm pháp luật hay đơn vị X chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.

     
    149 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #610672   17/04/2024

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2032)
    Số điểm: 14891
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Mua phải hàng giả

     
    "Điều 10. Nghĩa vụ của người sản xuất
     
    ...
    10. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    ...
     
    Điều 15. Quyền của người bán hàng
    ...
    4. Được giải quyết tranh chấp theo quy định tại Mục 1 Chương V của Luật này và yêu cầu người sản xuất, người nhập khẩu đã cung cấp hàng hóa bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều 61 của Luật này.
     
    ...
    6. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    ...
    Điều 16. Nghĩa vụ của người bán hàng
     
    ...
    12. Bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
     
    ...
    Điều 17. Quyền của người tiêu dùng
     
    ...
    4. Được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Mục 2 Chương V của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
     
    ...
     
    Điều 61. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
     
    1. Người sản xuất, người nhập khẩu phải bồi thường thiệt hại cho người bán hàng hoặc người tiêu dùng khi hàng hóa gây thiệt hại do lỗi của người sản xuất, người nhập khẩu không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.
     
    2. Người bán hàng phải bồi thường thiệt hại cho người mua, người tiêu dùng trong trường hợp thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng không bảo đảm chất lượng hàng hóa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật này. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo thoả thuận giữa các bên có liên quan hoặc theo quyết định của toà án hoặc trọng tài.
     
    Điều 62. Các trường hợp không phải bồi thường thiệt hại
     
    1. Người sản xuất, người nhập khẩu không phải bồi thường trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Người bán hàng bán hàng hóa đã hết hạn sử dụng; người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
     
    b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
     
    c) Đã thông báo thu hồi hàng hóa có khuyết tật đến người bán hàng, người sử dụng trước thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
     
    d) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật do tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
     
    đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của sản phẩm tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
     
    e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người bán hàng;
     
    g) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng.
     
    2. Người bán hàng không phải bồi thường cho người mua, người tiêu dùng trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Người tiêu dùng sử dụng hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
     
    b) Đã hết thời hiệu khiếu nại, khởi kiện;
     
    c) Đã thông báo hàng hóa có khuyết tật đến người mua, người tiêu dùng nhưng người mua, người tiêu dùng vẫn mua, sử dụng hàng hóa đó;
     
    d) Hàng hóa có khuyết tật do người sản xuất, người nhập khẩu tuân thủ quy định bắt buộc của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
     
    đ) Trình độ khoa học, công nghệ của thế giới chưa đủ để phát hiện khả năng gây mất an toàn của hàng hóa tính đến thời điểm hàng hóa gây thiệt hại;
     
     e) Thiệt hại phát sinh do lỗi của người mua, người tiêu dùng."
     
    Đồng thời, tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 cũng có quy định như sau:
     
    "Điều 23. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
     
    1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp hàng hóa có khuyết tật do mình cung cấp gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, trừ trường hợp quy định tại Điều 24 của Luật này.
     
    2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
     
    a) Tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa;
     
    ...
    Điều 24. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra
     
    Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa quy định tại Điều 23 của Luật này được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi chứng minh được khuyết tật của hàng hóa không thể phát hiện được với trình độ khoa học, kỹ thuật tại thời điểm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng."
     
    c) Tổ chức, cá nhân gắn tên thương mại lên hàng hóa hoặc sử dụng nhãn hiệu, chỉ dẫn thương mại cho phép nhận biết đó là tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa;
     
    d) Tổ chức, cá nhân trực tiếp cung cấp hàng hóa có khuyết tật cho người tiêu dùng trong trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bồi thường thiệt hại quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
     
    3. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự."
     
    Điều 608 Bộ luật Dân sự 2015 thì cũng nêu:
     
    “Điều 608. Bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng
     
    Cá nhân, pháp nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không bảo đảm chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường."
     
    Như vậy, để sản phẩm tới người tiêu dùng thì sẽ trải qua rất nhiều giai đoạn, qua nhiều khâu, trường hợp thực phẩm không bảo đảm chất lượng an toàn thì chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường có thể là một hoặc nhiều chủ thể khác nhau tùy theo ai chủ thể nào có lỗi trong việc không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Trong các quy định liên quan các chủ thể kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, có trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi thiệt hại xảy ra.
     
    Theo quy định nêu trên, để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hóa không đảm bảo chất lượng thì phải lỗi do nhà sản xuất hay người bán hàng. Ở đây, nếu như lỗi của anh không bảo đảm chất lượng hàng hóa thì anh sẽ có trách nhiệm phải bồi thường. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại sẽ được thực hiện theo nguyên tắc chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015. Còn trong trường hợp của anh nêu mà không phải do lỗi của anh mà lỗi do đơn vị sản xuất thì không phải bồi thường anh nhé.
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
     
    Báo quản trị |