Thứ nhất, giải quyết vấn đề về hợp đồng ủy quyền của A và B cho C:
Căn cứ theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 140: đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp người được đại diện chết.
Cần hiểu rằng, việc A và B cùng ủy quyền cho C không biến A và B trở thành chủ thể hợp nhất trong hợp đồng ủy quyền, mà nó chỉ có nghĩa rằng: A ủy quyền cho C thực hiện việc chuyển nhượng phần sở hữu của A và B ủy quyền cho C thực hiện việc chuyển nhượng phần sở hữu của B.
Vì vậy, khi B chết, tư cách đại diện theo ủy quyền của B cho C đã chấm dứt. Nhưng đại dện theo ủy quyền của A cho C vẫn nguyên vẹn.
Vì vậy, kể từ ngày B chết, Hợp đồng ủy quyền trở thành Hợp đồng ủy quyền giữa A và C. Theo đó, C được đại diện A chuyển nhượng phần sở hữu của A.
Thứ hai, phần mở rộng vấn đề:
Theo như phân tích nêu trên, vì C đã không còn tư cách đại diện cho B chuyển nhượng phần sở hữu của B, nên Hợp đồng mua bán C ký với D sẽ vô hiệu một phần (Điều 130 BLDS 2015: vô hiệu từng phần).
Trong trường hợp này, căn cứ theo Điều 133 BLDS 2015:
Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
3. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu người thừa kế của B yêu cầu tuyên bố HĐ vô hiệu và D vẫn chưa đăng ký quyền sở hữu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì giao dịch với D vô hiệu, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Nếu giao dịch với D vô hiệu, hai bên sẽ hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Thứ ba, tổ chức hành nghề công chức có trách nhiệm bồi thường hay không?
Giả định trong Hợp đồng ủy quyền của A và B cho C có bao gồm việc C được thực hiện thủ tục công chứng với bên mua. Căn cứ theo quy định của Luật Đất đai và Luật Công chứng, chứng thực, tổ chức công chứng thực hiện công chứng Hợp đồng của C và D là hoàn toàn phù hợp, không vi phạm pháp luật, trừ trường hợp tổ chức công chứng đã biết B chết và nội dung HĐ là vi phạm pháp luật mà vẫn công chứng.
Mong nhận được trao đổi của bạn.