1./ Vấn đề mua lại cổ phần phổ thông:
"Điều 91. Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty
Công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán theo quy định sau đây:
1. Hội đồng quản trị có quyền quyết định mua lại không quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi mười hai tháng. Trong trường hợp khác, việc mua lại cổ phần do Đại hội đồng cổ đông quyết định;....."
"Đã được chào bán" khác với đã bán nhé. Nếu chào bán không được thì cứ giữ lấy mà niêm phong thôi.
Đã bán rồi, tức là phần vốn đó đã góp, đã hoạt động. Công ty bỏ vốn ra mua lại chính là chấp nhận cho cổ đông rút vốn. Việc rút ra đến 30% chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, làm phương hại đến quyền và lợi ích của các cổ đông khác nên luật hạn chế.
2./ Vấn đề tỷ lệ cổ phần ưu đãi biểu quyết
"Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông."
Cổ phần ưu đãi biểu quyết không được quyền chuyển nhượng.
Nếu các cổ đông sáng lập giữ quyền ưu đãi quá lớn, rất khó cho việc kêu gọi các cổ đông tham gia.
Vì vậy, Luật không hạn chế tỷ lệ, nhưng các DN cần cân nhắc để có tỷ lệ hợp lý.
Chúc bạn thành công
Luật sư. Chuyên Tư vấn doanh nghiệp - Đại diện theo ủy quyền cho doanh nghiệp
ĐT 0916029966 Email: dungtvluat@gmail.com