1.
Về mặt nguyên tắc, thì tội phạm hoàn thành sẽ không có đồng phạm, vì 1 trong các dấu hiệu cơ bản của đồng phạm phải là cố ý cùng thực hiện 1 tội phạm. Tức là mỗi người trong đồng phạm đều tham gia thực hiện tội phạm, hành vi của mỗi người có sự liên kết, hỗ trợ lẫn nhau để đạt được mục đích của tội phạm. Nếu tội phạm đã hoàn thành, thì không thể có trường hợp nào xảy ra như trên được.
Tuy nhiên, đã có trường hợp tội phạm hoàn thành, nhưng vẫn có đồng phạm xảy ra !?
#e6e6fa; text-align: justify;">#0000cd; font-size: 13px;">Tóm tắt vụ án
#e6e6fa; text-align: justify;">Ngày 17-12-2009, tại quận Bình Tân (TP.HCM), Nguyễn Thanh Hùng chở Nguyễn Hoài Tâm đi chơi. Trên đường, Hùg rủ Tâm giật túi xách của một phụ nữ. Tâm không chịu, Hùng vẫn đuổi theo nạn nhân giật túi rồi đưa cho Tâm giữ. Tâm cầm túi để giữa đùi, ngồi sát vào Hùng nhằm tránh sự phát hiện của ngườin đi đường. Đến bãi đất trống vắng người, cả hai dừng lại mở ra xem. Đúng lúc này, dân phòng đến kiểm tra. Hùng và Tâm bỏ chạy, bị dân phòng đuổi theo bắt được... Xử sơ thẩm, TAND quận Bình Tân đã phạt Hùng ba năm tù, Tâm một năm sáu tháng tù treo về tội cướp giật tài sản với vai trò đồng phạm giúp sức.
=>> ở đây hành vi cướp giật tài sản của Hùng đã hoàn thành, sau đó Tâm mới giữ tang vật. Tuy nhiên thì thực tiễn xét xử vẫn xử Tâm với vai trò đồng phạm (người giúp sức) mặc dù Tâm không tạo bất kỳ điều kiện tinh thần hoặc vật chất nào cho Hùng.
#b2a2c7;">Lý giải của bác Đinh Văn Quế (nhận xét chủ quan thấy không thuyết phục lắm):
#ffffff; text-align: justify;">Tuy nhiên, trong trường hợp cụ thể này, Tâm là người ngồi chung xe với Hùng. Mọi hành vi của Hùng, nếu Tâm không đồng ý thì Tâm có nhiều biện pháp để ngăn cản. Mặt khác, như đã phân tích, Tâm biết trước hành vi cướp giật tài sản của Hùng, Tâm không đồng ý, coi như Tâm không cùng với Hùng thực hiện hành vi cướp giật tài sản nhưng cũng không có lời nói hay hành động nào ngăn cản Hùng; điều quan trọng là sau khi Hùng đã chiếm đoạt được tài sản thì Tâm lại giữ giùm. Biết một người sắp phạm tội, tuy không đồng ý, không ngăn cản nhưng sau khi người phạm tội chiếm đoạt được tài sản lại chứa chấp tài sản đó thì có khác gì là một sự “hứa hẹn trước” với người phạm tội? Hành vi hứa hẹn trước của Tâm đối với Hùng chỉ là sự hứa hẹn ngấm ngầm, được thực hiện bằng hành động chứ không phải bằng lời nói.
#ffffff; text-align: justify;">Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử, nếu có căn cứ xác định người có hành vi chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lại là người đã hứa hẹn trước với người phạm tội thì là đồng phạm với người phạm tội. Cụ thể trong trường hợp này, Hùng phạm tội cướp giật tài sản nên Tâm là đồng phạm cướp giật tài sản với Hùng.
2. Có. Tài sản trong luật hình sự không yêu cầu dấu hiệu hợp pháp.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.