Một phần trong khối tài sản để di tặng và thờ cúng!

Chủ đề   RSS   
  • #224493 07/11/2012

    chuonggiomauxanh

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2012
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 445
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 1 lần


    Một phần trong khối tài sản để di tặng và thờ cúng!

    Trong khoản 3 điều 648 BLDS có quy định người lập di chúc có quyền "dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng". Em muốn hỏi "một phần" ở đây được quy định như thế nào ạ? có phải là nhỏ hơn 1/2 khối tài sản thừa kế không?

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 07/11/2012 09:27:45 CH Cập nhật bởi garan ngày 07/11/2012 07:11:11 SA sửa từ "cứng" thành "cúng"

    ♫♫♫...VÀ NỤ CƯỜI SẼ HONG KHÔ TẤT CẢ...♥♥♥

     
    11725 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chuonggiomauxanh vì bài viết hữu ích
    tranthuan2809 (04/12/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #224497   07/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào bạn

    Việc để lại một phần di sản để thờ cúng này tùy thuộc vào ý chí của người để lại thừa kế.Tuy nhiên nó cũng phải bảo đảm về quyền lợi của các đồng thừa kế.Ví như đảm bảo về quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc điều 669 BLDS...Cũng tùy vào từng TH khác nhau mà việc để lại số di sản thừa kế cũng khác nhau. Điều 670 BLDS cũng có nói đến việc nếu không còn người thừa kế thì toàn bộ di sản thuộc về người quản lý,như vậy là hoàn toàn pù hợp với nguyên tắc trên.

    Thân ái!

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #224502   07/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào bạn Longquochan, Bạn có nói :"Việc để lại một phần di sản để thờ cúng này tùy thuộc vào ý chí của người để lại thừa kế.Tuy nhiên nó cũng phải bảo đảm về quyền lợi của các đồng thừa kế.Ví như đảm bảo về quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc điều 669 BLDS.." theo mình nghĩ là chưa hợp lý lắm theo qui định của pháp luật. Giả sử, Ông A (bố mẹ và vợ... ông A đã mất) chỉ có 1 người con là B. tài sản của ông A là 100 triệu. Ông A lập di chúc (di chúc hợp pháp theo qui định của pháp luật) để lại 10 triệu cho A và 90 triệu để thờ cúng. Trường hợp này thì 90 triệu để lại thừa cúng của ông A có đúng với qui định pháp luật ??. Tức là tài sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng lớn hơn 1/2 tổng di sản thừa kế.

    Chào bạn chuonggiomauxanh Theo như Giáo trình Luật Dân Sự tập 1 của ĐH Luật Hà Nội, trang 338 có viết : "Theo tư duy logic, nếu khối di sản được chia thành 2 hay nhiều phần thì chỉ được dùng một phần đó để thờ cúng, phần còn lại chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật" .Mình cũng nghĩ theo hướng này. Như vậy, theo cách hiểu này thì một phần tài sản trong khối di sản thừa kế để lại để thờ cúng, di tặng sẽ không thể quá 1/2.

    Mình chưa thấy có VB nào hướng dẫn chi tiết điều luật này. Trên đây là ý kiến chủ quan của mình. Rất mong các thành viên góp ý thêm.

    Thân !

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thangtiensinh vì bài viết hữu ích
    chuonggiomauxanh (07/11/2012) tranthuan2809 (04/12/2012)
  • #224796   07/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    thangtiensinh viết:

    Chào bạn Longquochan, Bạn có nói :"Việc để lại một phần di sản để thờ cúng này tùy thuộc vào ý chí của người để lại thừa kế.Tuy nhiên nó cũng phải bảo đảm về quyền lợi của các đồng thừa kế.Ví như đảm bảo về quyền lợi của người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc điều 669 BLDS.." theo mình nghĩ là chưa hợp lý lắm theo qui định của pháp luật. Giả sử, Ông A (bố mẹ và vợ... ông A đã mất) chỉ có 1 người con là B. tài sản của ông A là 100 triệu. Ông A lập di chúc (di chúc hợp pháp theo qui định của pháp luật) để lại 10 triệu cho A và 90 triệu để thờ cúng. Trường hợp này thì 90 triệu để lại thừa cúng của ông A có đúng với qui định pháp luật ??. Tức là tài sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng lớn hơn 1/2 tổng di sản thừa kế.

    Chào bạn chuonggiomauxanh Theo như Giáo trình Luật Dân Sự tập 1 của ĐH Luật Hà Nội, trang 338 có viết : "Theo tư duy logic, nếu khối di sản được chia thành 2 hay nhiều phần thì chỉ được dùng một phần đó để thờ cúng, phần còn lại chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật" .Mình cũng nghĩ theo hướng này. Như vậy, theo cách hiểu này thì một phần tài sản trong khối di sản thừa kế để lại để thờ cúng, di tặng sẽ không thể quá 1/2.

    Mình chưa thấy có VB nào hướng dẫn chi tiết điều luật này. Trên đây là ý kiến chủ quan của mình. Rất mong các thành viên góp ý thêm.

    Thân !

    Thân chào Thắng

    Việc để lại di chúc thể hiện ý chí,nguyên vọng và mong muốn của người để lại di chúc,thế nên việc để lại di sản thừa kế cho con cái,cháu...(người thừa kế) là phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí,nguyện vọng của người để lại di chúc,đó không thể nào là trái pháp luật cả,miễn sao nó thỏa mãn điều kiện di chúc hợp pháp điều 652 BLDS.Kể cả trong TH trên A có 100tr nhưng chỉ để lại cho B 10tr điều đó vẫn được pháp luật cho phép.Tuy nhiên mình đã nhấn mạnh một điểm ở trên đó là đảm bảo quyền lợi,lợi ích của những người thừa kế.

    Điều này được giải thích như thế nào?

    Thứ nhất đối với TH Điều 669 BLDS thì có 2 đối tượng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.Như vậy TH này để đảm bảo quyền lợi cho các thừa kế nên pháp luật đã quy định họ vẫn được hưởng di sản thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc. 

    Thứ 2 Điều 670 BLDS cũng có quy định làm sáng tỏ ý kiến trên ''Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết, thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.''

    Mình xin lấy 1 ví dụ thế này để Thắng hiểu hơn nhé

    Ông A có một căn nhà và có một người con duy nhất là B,ông A sắp chết và viết di chúc để lại toàn bộ tài sản nhà đất này vào việc để thờ cúng ông(Di chúc này hoàn toàn hợp pháp theo điều 652 BLDS).B hiện tại đang sống tại ngôi nhà này và cuộc sống vẫn đầy đủ,không thiếu thốn.

    Câu hỏi đặt ra là. :Di chúc này có hợp pháp hay không?

    Nếu theo ý Thắng thì đây là di chúc không hợp pháp đúng không?.

    Còn phần Thắng trả lời chủ topic thì đó là phần si sản đã được chia rồi.Và dĩ nhiên khối di sản đó chắc chắn phải nhỏ hơn 1/2 rồi.Bởi thực tế cho thấy hiếm khi nào chi di sản xong mà khối di sản để vào thờ cúng lại lớn hơn 1/2 tổng số di sản thừa kế được

    Thân ái!

     

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #224801   07/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào Tùng !

    Nếu như B sống không đầy đủ, thiếu thốn đủ đường  thì sao ???. Trong trường hợp bất đắc dĩ buộc B không còn cách nào khác phải bán ngôi nhà đi, thì việc bán nhà có coi là hợp pháp không ???. Theo mình nghĩ pháp luật phải qui định nhằm đảm bảo lợi ích các bên liên quan trong trường hợp thiếu thốn hay không thiếu thốn chứ.

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #224806   07/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của Luật dân sự đó chính là sự tự nguyện,là sự thể hiện mong muốn,ý chí của các chủ thể,thế nên việc để lại di chúc cũng tương tự như vậy.Tuy nhiên trong một số TH thì pháp luật cũng có một số quy định nhằm bảo vệ quyền lợi của các chủ thể liên quan.Bởi bất kỳ một giao dịch dân sự nào cũng không được trái với đạo đức xã hội và không trái với pháp luật.

    Như mình được biết thì tại điều 669 BLDS có quy định về Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.Đó là những chủ thể có quan hệ đặc biệt với người để lại di chúc hoặc cần phải được trợ giúp mà người để lại thừa kế mặc nhiên phải giúp đỡ họ để đảm bảo quyền lợi,lợi ích mà họ đáng được hưởng.

    Đối với TH bạn nêu nếu B thuộc các đối tượng đã nêu tại điều 669 BLDS thì dĩ nhiên B sẽ được thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc.Các TH còn lại không được.

    B không có quyền bán ngôi nhà đó đi,bởi thực tế B không phải là chủ sở hữu hợp pháp của ngôi nhà mà B chỉ là người chiếm hữu,sử dụng mà thôi

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #224808   07/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Nếu như B sống thiếu thốn đủ đường rơi vào cảnh bần cùng thì sao hả Tùng. Chẳng lẽ, đây là Giao dịch dân sự phù hợp với đạo đức xã hội, phù hợp với tình phụ tử (còn trái pháp luật hay không thì còn phải bàn)

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #224814   07/11/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    thangtiensinh viết:

    Nếu như B sống thiếu thốn đủ đường rơi vào cảnh bần cùng thì sao hả Tùng. Chẳng lẽ, đây là Giao dịch dân sự phù hợp với đạo đức xã hội, phù hợp với tình phụ tử (còn trái pháp luật hay không thì còn phải bàn)

    T hỏi Thắng nhé

    B mặc dù không được nhận di sản thừa kế là ngôi nhà từ cha,tuy nhiên được phép sử dụng ngôi nhà đó vào phục vụ đời sống thường ngày(có thể cho thuê,....).Tại sao bạn lại bảo là thiếu thốn đủ đường?.B đã thành niên,không mất năng lực dân sự,có nhà để ở, có thể kiếm việc để làm.Tại sao bạn lại bảo là trái với đạo đức,trái với tình phụ tử?

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
  • #224825   08/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Đời mà. Không gì là không thể đâu bạn Tùng ah.

    Mỗi người đều có quyền đưa ra và bảo vệ ý kiến của mình. Pháp luật Việt Nam còn quá nhiều rắc rồi. Một ngày chưa có VBPL chính thức thì tớ vẫn tôn trọng ý kiến của tớ. Cậu cứ tôn trọng ý kiến của cậu. Thế mới có việc mà làm. 

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #224842   08/11/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


     

    Có vẻ hai thanh vien đang đi hơi lạc chủ đề của chủ topic rồi, nếu chủ topic cũng đang theo dõi sự tranh luận của hai chú chắc cũng phải ngán ngẩm lắc đầu là “ hai ông này đang nói cái gì vậy nhỉ?”. Anh không có ý định xen vào cuộc tranh luận của các chú tuy nhiên chúng ta không nên đưa vấn đề đi quá xa. Trả lời có trọng tâm trọng điểm nhé.

    Ps: Thangtiensinh: chúng ta là những người học luật trả lời phải dựa vào luật nhé.

    Thân! 

    Cập nhật bởi garan ngày 08/11/2012 06:00:03 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #224845   08/11/2012

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Chào hai bạn đang tranh luận khá sôi nổi nhưng hai bạn đang đi lạc hướng câu hỏi mà chủ toppic đặt ra và bài viết trên của đã đưa ra hai bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây tại link để hiểu rõ hơn

    http://toaan.gov.vn/portal/pls/portal/tandtc.article_portlet.print_preview?p_page_url=http%3A%2F%2Ftoaan.gov.vn%2Fportal%2Fpage%2Fportal%2Ftandtc%2FBaiviet&p_itemid=19137432&p_siteid=60&p_cateid=1751909&p_language=us

    1. Người lập di chúc có quyền dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng và để di tặng

    Người lập di chúc có thể để lại một phần di sản vào việc thờ cúng hoặc để di tặng cho người khác. Phần di sản dùng vào việc di tặng, thờ cúng không được chia thừa kế. Hiệu lực của việc di tặng về nguyên tắc, được xác định theo hiệu lực của di chúc. Nghĩa là việc di tặng chỉ có hiệu lực kể từ thời điểm người lập di chúc chết và người được di tặng phải còn sống vào thời điểm đó. Người nhận tài sản di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại. Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các chủ nợ của người chết, pháp luật cũng quy định: “Trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này” (khoản 2 Điều 671 BLDS) và “Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng””(khoản 2 Điều 670 BLDS).

    Pháp luật quy định người để lại di sản thừa kế có quyền dành một phần di sản của mình để di tặng là hoàn toàn hợp lý. Theo quy định về di tặng thì, người được di tặng có nhiều ưu tiên hơn người được thừa kế thông thường vì khi thực hiện nghĩa vụ về tài sản, thì người được di tặng chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản của người lập di chúc không đủ để thanh toán các khoản nợ của họ. Tuy vậy, khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến vấn đề này, còn tồn tại nhiều vướng mắc, cụ thể: Xét về bản chất, người được di tặng là người được hưởng một phần di sản theo di chúc. Như vậy, có áp dụng Điều 643 BLDS quy định về “người không được quyền hưởng di sản” đối với người nhận di tặng hay không?. Trường hợp người lập di chúc có cha mẹ già, con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động, nhưng lại lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình để di tặng cho một người khác thì Tòa án có tuyên bố di chúc đó vô hiệu được hay không?

    Vấn đề để lại di sản dùng vào việc thờ cúng cũng gặp vướng mắc tương tự. Di sản này cũng được hưởng ưu tiên khi thực hiện nghĩa vụ và không bị đem ra chia thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật không quy định rõ phần di sản dùng vào việc thờ cúng của người để lại di sản tối đa là bao nhiêu. Do vậy, trường hợp người lập di chúc định đoạt tài sản dùng vào việc thờ cúng quá lớn sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của những người thừa kế. Trong thời gian tới, pháp luật dân sự cần quy định cụ thể về phần di sản được dùng vào việc thờ cúng và di tặng để tránh những vướng mắc nêu trên.

    Còn về câu hỏi của chủ toppic đưa ra tôi có ý kiến như sau

    Trong khoản 3 điều 648 BLDS có quy định người lập di chúc có quyền "dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng". Em muốn hỏi "một phần" ở đây được quy định như thế nào ạ? có phải là nhỏ hơn 1/2 khối tài sản thừa kế không?

    Nếu bạn tìm các quy định của Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành thì không có quy định nào quy định cụ thể chi tiết "một phần di sản" là gì và định lượng nó như thế nào? Việc quy định chi tiết như vậy trong luật sẽ dẫn đến việc liệt kê mà khi cấu thành một điều luật và soạn thảo luật nhà làm luật hết sức tránh việc liệt kê, quy định chi tiết tại các điều khoản trên còn việc áp dụng thì tùy thuộc vào điều kiện thực tế có những áp dụng và hướng dẫn cụ thể.

    Trân trọng!

    Cập nhật bởi leanhthu ngày 08/11/2012 08:26:51 SA Cập nhật bởi leanhthu ngày 08/11/2012 06:27:36 SA

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn leanhthu vì bài viết hữu ích
    thangtiensinh (08/11/2012) longquochan (08/11/2012) chuonggiomauxanh (08/11/2012)
  • #224847   08/11/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Em cảm ơn ý kiến 2 anh.

    Nếu như vậy có nghĩa là một phần có thể là một phần, hoặc một phần cũng có nghĩa là hai phần, ba phần,.. hay nhiều phần

    Việc xét xử phải dựa vào thực tế, thực tiễn phải không ạ ?

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |