Xin chào các Luật sư tại Thư viện pháp luật
Tôi đang vướng vào một việc cụ thể như sau:
Tôi tên là X. Năm 2010, tôi có thế chấp một tài sản là BĐS để bảo đảm cho bên vay là cty A tại Ngân hàng B theo HĐTD số 1990. cụ thể:
- HĐTD: số tiền vay 3 tỷ, thời hạn vay 5 năm; tài sản bảo đảm cho HĐTD bao gồm 3 BĐS:
+ BĐS của Bên thế chấp X (là tôi): Định giá khi cho vay là 2 tỷ đồng
+ BĐS của Bên thế chấp y: Định giá khi cho vay là 1 tỷ đồng
+ BĐS của Bên thế chấp z: Định giá khi cho vay là 1.5 tỷ đồng
Các HĐTC đều quy định phạm vi nghĩa vụ bảo đảm của tài sản là toàn bộ nghĩa vụ của HĐTD.
Nay công ty A không trả được nợ, số nợ gốc và lãi, lãi quá hạn của HĐTD đã lên tới 3,8 tỷ. Ngân hàng B định giá lại tài sản để phát mại: BĐS của X có giá trị định giá lại là 2,5 tỷ, BĐS Y 750 trđ, BĐS Z 1 tỷ.
Nhiều lần X đã đến thương lượng với ngân hàng B đề nghị cho X trả nợ 2 tỷ đồng (theo giá trị định giá ban đầu) và đề nghị ngân hàng B giải chấp nghĩa vụ tài sản cho X. Ngân hàng từ chối.
Vậy xin hỏi:
1. Ngân hàng B từ chối như trên là có căn cứ pháp luật không?
2. Để X có thể trả nợ ngân hàng mà không phải phát mại tài sản thì pháp luật quy định trong trường hợp này như thế nào?
3. Đứng ở góc độ Ngân hàng B, đồng ý cho X trả nợ 2 tỷ và giải chấp nghĩa vụ tài sản cho X thì có vi phạp pháp luật không?
4. X có thể kiện Ngân hàng B về việc nhiều lần đề nghị thực hiện nghĩa vụ bảo đảm nhưng bị ngân hàng B từ chối và kéo dài thời gian xử lý tài sản gây thiệt hại cho X (nếu để lâu, lãi càng cao, nguy cơ X bị mất toàn bộ tài sản)
Xin nhờ các luật sư tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn các luật sư!
Cập nhật bởi quyhtx ngày 23/12/2016 10:19:25 SA