Một câu hỏi ngớ ngẩn

Chủ đề   RSS   
  • #79620 17/01/2011

    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Một câu hỏi ngớ ngẩn

    Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì:

    "Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành..."
    và có một số loại văn bản quy phạm pháp luật như sau: Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; ngoài ra còn một số văn bản khác nữa nhưng mình không đề cập đến.

    Chủ tịch nước là cơ quan thì đã được dạy năm ngoái, nhưng các chức danh kia thì không được đề cập trên lớp.
    Như vậy, nhưng chức danh mà mình bôi đen có phải là cơ quan nhà nước không nhỉ !?

    Theo mình là có, nhưng không biết ý kiến của các bạn thế nào. Mong nhận được câu trả lời của các bạn, cám ơn!

     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    7128 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #79883   19/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào boyluat,

    Theo anh, việc ghi như trên chỉ nhằm nhấn mạnh người có thẩm quyền ký ban hành văn bản thuộc thẩm quyền của cơ quan nhà nước thôi. Vì đây là luật ban hành văn bản qui phạm pháp luật.

    Khi cơ quan nhà nước ban hành VBQPPL thì phải theo thủ tục qui định của pháp luật đúng không. Vậy thì thủ tục đó qui định ai được thẩm quyền ký trên các VBQPPL đó? Người ký không thể là cả cơ quan nhà nước mà là người được phép đại diện cơ quan nhà nước để ký ban hành.

    Chứ còn trong thực tế thì người ta hay nói Bộ Tài chính ban hành thông tư hay thông tư của Bộ Tài chính... Bộ trưởng ban hành thông tư thì mới chính xác về mặt pháp lý.

    Lại thêm một rắc rối khi sử dụng ngôn ngữ VN với ý nghĩa của từ "của". "Của" ở đây có nghĩa là chịu trách nhiệm, thuộc phạm vi trách nhiệm thực hiện khi sử dụng với công việc hoặc nhiệm vụ nào đó. Ví dụ khi nói đây là việc của anh, không có nghĩa là anh làm "chủ sở hữu" của việc đó mà có nghĩa là anh có trách nhiệm thực hiện công việc đó.

    Em chịu khó học thêm tiếng Việt nhé . Anh nói thật đó vì đôi khi anh vẫn phải tra cứu từ điển tiếng Việt mà.

    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #79908   19/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hình như anh hiểu sai ý em rồi. Cái mà em thắc mắc ở đây là theo định nghĩa về VBQPPL trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008, thì chỉ có một số loại văn bản nhất định do CƠ QUAN NHÀ NƯỚC có thẩm quyền ban hành mới được coi là VBQPPL. Nhưng ngay cũng theo luật này thì hệ thống VBQPPL thì có một số loại VBQPPL lại do một số chức danh như thủ tướng, chủ tịch nước, bộ trưởng... ban hành (do chính những người có chức danh này ban hành, chứ không phải ký thay cơ quan mà những đối tượng trên đứng đầu). Xuất phát từ điều này nên em mới có câu hỏi như trên là các chức danh nói trên có phải là một cơ quan nhà nước hay không.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #79921   19/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào boyluat,

    Anh hiểu đúng ý em chứ nên anh mới giải thích cho em như trên. Làm sao em có thể đồng nhất vị trí Bộ trưởng với Bộ (là một cơ quan nhà nước). Theo anh khi em bắt nguồn từ

     Mệnh đề 1: VBQPPL của cơ quan nhà nước
     Mệnh đề 2: Thông tư của Bộ trưởng

    Rồi từ đó em suy luận ra rằng Bộ trưởng là cơ quan nhà nước. Suy luận kiểu dạng như tam đoạn luận như vậy là không đúng bởi vì như anh đã giải thích ở trên. Hai từ "của" có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau trong hai cụm từ trên. "Của" ở mệnh đề một có nghĩa là "thuộc về, chủ sở hữu" còn "của" ở mệnh đề hai có ý nghĩa là "thuộc thẩm quyền, trách nhiệm".

    Thân. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #79925   19/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hic hic, em có đề cập đến vấn đề "của..." đâu, em chỉ nói ban hành thôi mà. Chữ "của" ở Điều 2 đó phải hiểu là là thay thế cho thuật ngữ do... ban hành mới đúng. Còn ở định nghĩa ở điều 1 thì làm gì có chữ "của" nào đâu, mà chỉ có #ff0000;">"do cơ quan nhà nước ban hành" thôi. Từ cái chữ #ff0000;">do đó em mới có suy luận như trên đấy chứ.

    Nếu các chức danh nói trên không phải là cơ quan, thì có khi phải sửa đổi lại điều luật, còn những điều 1 và 2 đúng, thì chẳng phải là những chức danh đó cũng được coi là một cơ quan nhà nước đó sao. Vụ này em hỏi anh Thành thì anh ấy bảo điều luật này vô lý (tức là cho rằng mấy chức danh nói trên ko phải là cơ quan).

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #79994   19/01/2011

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Mấy chức danh đó không phải là cơ quan nhà nước là hiển nhiên rồi. Ý em muốn là việc liệt kê một số VBQPPL phải phù hợp với định nghĩa tại điều 1 đúng không. Tức là phải ghi 

        "Thông tư do tòa án ban hành
        Thông tư do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành"

    đúng không?

    Nhưng ghi như thế sẽ giải quyết được các vấn đề kỹ thuật sau:

    1 - Ví dụ chỉ nói thông tư do bộ, cơ quan ngang bộ ban hành thì câu hỏi đặt ra sẽ là ai có thẩm quyền và trách nhiệm ban hành thông tư bộ trưởng hay thứ trưởng hay vụ trưởng ...Để trả lời câu hỏi này thì phải đọc tiếp phần sau. Nhưng nếu liệt kê ra như vậy thì người đọc sẽ hiểu ngay là VBQPPL nào và người có trách nhiệm ban hành là ai. Trong bối cảnh và ngữ cảnh của một văn bản qui định về việc ban hành VBQPPL thì nó hoàn toàn phù hợp. Nó cung cấp thông tin cho người đọc tốt hơn về hệ thống văn bản pháp luật.

    2 - Đối với một số loại VBQPPL như Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì phải ghi là do cơ quan nhà nước nào ban hành cho phù hợp? Vì đây là VBQPPL được ban hành theo thẩm quyền của một số chức danh đặc biệt trong hệ thống cơ quan nhà nước.

    Thế nên theo anh việc ghi như luật là phù hợp và chấp nhận được. Tuy nhiên khi sử dụng ra thực tế thì phải nói Thông tư của Bộ  hoặc do Bộ ban hành thì mới chính xác, chứ nói Thông tư của Bộ trưởng là không chính xác về mặt pháp lý. 

    Thân.
    Cập nhật bởi Unjustice ngày 19/01/2011 04:42:08 PM

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #80261   20/01/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Gửi boyluat! Cho mình bon chen một chút. Hihi.
    Câu hỏi của bạn đúng là ngớ ngẩn thật. Hihi.
    Theo như bạn hỏi là Thủ tướng, CATAND, VTVKSND, bộ trưởng có phải là một cơ quan hay không? Thì đương nhiên những người đó không phải là cơ quan rồi.
    Còn về luật ban hành VBQPPL thì có lẽ là chưa kịp bổ sung khái niệm VBQPPL ấy mà.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #80456   21/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    anhdv352 viết:
    Gửi boyluat! Cho mình bon chen một chút. Hihi.
    Câu hỏi của bạn đúng là ngớ ngẩn thật. Hihi.
    Theo như bạn hỏi là Thủ tướng, CATAND, VTVKSND, bộ trưởng có phải là một cơ quan hay không? Thì đương nhiên những người đó không phải là cơ quan rồi.
    Còn về luật ban hành VBQPPL thì có lẽ là chưa kịp bổ sung khái niệm VBQPPL ấy mà.


    Bạn phát biểu câu này liều quá, mời bạn đọc lại điều 1 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 nhé. Còn mình hỏi mấy chức danh đó có phải là cơ quan nhà nước hay không không phải tự nhiên mà có đâu, câu hỏi đó xuất phát từ chính khái niệm mà luật đã đề ra đó, bạn cứ nghiên cứu thử xem đi.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #80481   22/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Boyluat thân!

    Thủ tướng, Bộ trưởng, Viện trưởng viện KSNDTC, Chánh án TANDTC, Chủ tịch UBND các cấp..
    Chắc chắn không phải là cơ quan Nhà nước rồi. Họ chỉ là những người đúng đầu cơ quan Nhà nước thôi

    Không nên chỉ dựa vào 1 khái niệm mà suy đoán ra như vậy được!

    QQ cũng công nhận sự phát hiện của cậu là đúng tuy nhiên để đi tìm lời giải thích thì cũng không hề dễ dàng, cũng có thể dây là 1 thiếu sót trong quá trình làm luật của các "cụ" nhà mình.

    Nhà mình có ai lí giải giúp mình với!

    Thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #80517   22/01/2011

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Còn mình thì lại đồng ý với ý kiến của boyluat là có (mặc dù có thể ý của bạn là ngược lại với những gì bạn nói ^^)

    Khi chúng ta gọi là thủ tướng, bộ trưởng, chánh án, viện trưởng....thì là không phải là cơ quan đó chỉ là các chức danh của các cá nhân đứng đầu cơ quan nhà nước.

    Còn nếu như gọi là thủ tướng chính phủ, bộ trưởng thủ trưởng cơ quan ngang bộ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm soát nhân dân tối cao khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật thì đó là các cơ quan.

    Chắc đây cũng là câu trả lời ngớ ngẩn dân luật đây nhưng ý hiểu của mình trong điều 2 luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là như thế chẳng biết giải thích thế nào nữa.

    Rất mong các anh chị đi trước ai có câu trả lời cho vấn đề này có thể vào để tư vấn cho bọn em với! 
     
    Báo quản trị |  
  • #80529   22/01/2011

    baja_kha2
    baja_kha2

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/11/2010
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 360
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Theo ý kiến của mình thì: 

    Văn bản do các cụ ban hành từ trước đến nay đều theo nguyên  tắc ngắn ngọn, chính xác, tránh dài dòng văn tự. Quan điiểm của mình giống với Unjustice#ff8c00; font-size: 13px; text-decoration: none;">#ca0002;">QuyetQuyen945 và đa số các nhà làm luật từ trước đến nay. Ý hiểu của mỗi người phu thuộc vào trình độ học vấn, ý chí,..., và đều là suy nghĩ chủ quan, không thể áp dụng vào làm luật. Chúng ta phải hiểu theo đúng bản chất của nó kẻo sẽ làm sai luật.

    Có thể #ff8c00; font-size: 13px; text-decoration: none;">boyluat #1d1b10;">đã phát hiện ra lỗi trong đó nhưng cách duy nhất để sửa đổi thì bạn phải có văn bản kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền phân tích như bạn đã phân tích và nếu được thì bạn phải chờ đến kì họp Quốc hội thì mới biết kết quả.^^

    Mong giúp đỡ thêm!
     
    Báo quản trị |  
  • #80532   22/01/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Vậy mời mọi người cho ý kiến tại sao chủ tịch nước được coi là một cơ quan, mà những chức danh như thủ tướng, bộ trưởng lại không được coi là cơ quan !?

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #80586   22/01/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chủ Tịch Nước là 1 cơ quan  hiến định boyluat ah!

    Chủ Tịch Nước là 1 cơ quan Nhà nước đặc biệt vì chỉ có 1 cá nhân.Tên cơ quan trùng với chức danh người đứng đầu.

    Còn Thủ Tướng, Bộ trưởng là những chức danh của người đứng đầu Chính Phủ, Bộ, cơ quan ngang bộ...

    Ta không thể đồng nhất giữa chức danh của người đứng đầu với tên của cơ quan Nhà nước được.
    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 22/01/2011 07:28:43 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #81207   28/01/2011

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Boyluat à,
    Theo mình thì tinh thần của Hiến Pháp 1992 (2001) không coi Chủ tịch nước là một cơ quan, mà là một chức danh hiến định. Bạn hãy so sánh cách quy định tại các điều luật dưới đây:

    #1f497d;">Điều 83
    Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
    Điều 101

    #1f497d;">Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

    #1f497d;">Điều 109

    #1f497d;">Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo ý kiến riêng của mình, khi nói đến cơ quan chủ tịch nước thì phải hiểu nó bao gồm Chủ tịch nước, các Phó Chủ tịch nước, văn phòng giúp việc của chủ tịch nước...
    Vài ý kiến trao đổi với bạn. Thân.

    CV

     
    Báo quản trị |