Theo thạc sĩ Lê Văn Hiển, Phó Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết: “Hiện cả nước có 23 cơ sở đào tạo luật. Các trường thường tuyển khối A, A1, C, D. Điểm trúng tuyển 17,5-21, các trường địa phương 14-16 điểm. Cơ hội việc làm của ngành luật hiện nay rất nhiều. Khi ra trường, SV luật có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực như tòa án, VKS, Sở Tư pháp, cơ quan thi hành án… Tất cả cơ quan nhà nước đều có bộ phận pháp chế nên đòi hỏi phải có nhân sự tốt nghiệp ngành luật. Ngoài ra, các doanh nghiệp trong và ngoài nước đều cần nhân sự cho bộ phận tư vấn, pháp lý”.
Theo quy hoạch nhân lực nghề luật sư, đến năm 2015 phát triển đội ngũ luật sư hành nghề chuyên sâu trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư, phấn đấu đạt khoảng 1.000 luật sư phục vụ yêu cầu hội nhập quốc tế. Đến năm 2020, phát triển tỉ lệ số luật sư trên số dân khoảng 1/4.500 đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về dịch vụ pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp… Nguồn nhân lực ngành tư pháp cần bổ sung thêm khoảng 18.000 luật sư và khoảng 2.000 công chứng viên, 700 chấp hành viên, khoảng 1.300 thẩm tra viên, thẩm tra viên chính, khoảng 4.300-4.500 thư ký thi hành án
NHưng nếu theo luật sư thì cũng khá vất vả đó.Theo quy định của Luật Luật sư, để trở thành luật sư, một cử nhân luật phải học tiếp một khóa học đào tạo nghề kéo dài 6 tháng tại Khoa đào tạo Luật sư- Học viện Tư pháp.
Sau đó, người này phải xin ra nhập đoàn luật sư và ghi tên tập sự (học việc) tại một văn phòng hay công ty luật trong thời gian 18 tháng.
Hết thời gian tập sự, người này phải trải qua một kỳ thi sát hạch của Bộ Tư pháp để lấy chứng chỉ hành nghề luật sư.
Khi có chứng chỉ hành nghề thì mang tới đoàn luật sư mà mình đã tham gia để được cấp thẻ luật sư. Khi được cấp thẻ rồi thì luật sư mới được công nhận là luật sư và có thể hành nghề độc lập hành nghề.
Bạn hãy đi theo ước mơ của bạn, hãy làm hết mình để thực hiện ước mơ đó. ko ai hiểu bạn hơn bạn.