Mong một ngày mai tươi sáng hơn cho phụ nữ khuyết tật

Chủ đề   RSS   
  • #427764 14/06/2016

    phudung187

    Female
    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 18 lần


    Mong một ngày mai tươi sáng hơn cho phụ nữ khuyết tật

    Trong lời nói đầu của Công Ước về quyền của người khuyết tật do Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/3/2007 có thừa nhận rằng người khuyết tật đang và sẽ đóng góp đáng kể cho phúc lợi chung và sự đa dạng của cộng đồng quanh họ, và thừa nhận rằng người khuyết tật càng hưởng trọn vẹn các quyền và tự do cơ bản của con người và càng tham gia hoàn toàn vào xã hội thì họ càng có ý thức gắn bó, điều đó mang lại tiến bộ đáng kể cho sự phát triển xã hội về các mặt kinh tế, xã hội và nhân văn, cũng như cho công cuộc xoá đói giảm nghèo.

    Cũng theo Công Ước này, cụ thể là tại “Điều 6- Phụ nữ khuyết tật

    1. Quốc gia thành viên thừa nhận rằng phụ nữ và các bé gái khuyết tật dễ bị phân biệt đối xử, do vậy quốc gia thành viên phải tiến hành các biện pháp bảo đảm cho họ được hưởng trọn vẹn và bình đẳng các quyền và tự do cơ bản của con người.

    2. Quốc gia thành viên tiến hành các biện pháp thích hợp để bảo đảm cho phụ nữ có được sự phát triển đầy đủ, sự tiến bộ tối đa và quyền năng hoàn toàn, nhằm mục đích bảo đảm cho họ thực hiện và thụ hưởng các quyền và tự do cơ bản của con người được Công ước này bảo vệ.”

    Theo quy định tại Điều 4 của Luật người khuyết tật ngày 17 tháng 10 năm 2010 quy định về Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật:

    1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:

    a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;

    b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;

    c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;

    d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;

    đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

    2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.

    Tuy nhiên, những quy định pháp luật Việt Nam hay những chính sách đối với người khuyết tật vẫn còn nhiều hạn chế nên việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của phụ nữ khuyết tật cũng có nhiều bất cập bởi phụ nữ khuyết tật thường gặp nhiều rủi ro trong lao động và dễ bị lạm dụng tình dục hơn so với phụ nữ bình thường.

    Mặc dù có nhiều cơ sở dạy nghề và đào tạo việc làm cho phụ nữ khuyết tật, hay những cuộc thi giúp phụ nữ khuyết tật hòa nhập hơn như Liên hoan: Vẻ đẹp vầng trăng khuyết, nhưng với nhiều mặc cảm, tự ti về ngoại hình hay vì sự kỳ thị, phân biệt đối xử mà nhiều phụ nữ khuyết tật vẫn còn e ngại, chưa dám hòa nhập.

    Mong rằng sẽ có nhiều quy định cụ thể hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khuyết tật, cũng như giúp họ hòa nhập tốt hơn với cộng đồng. Qua đó cũng mong mọi người có nhận thức đúng đắn hơn trong việc tôn trọng cũng như không nên kỳ thị hay phân biệt đối xử với người khuyết tật đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Bởi vì họ cũng có quyền được tôn trọng, được sống bình đẳng, được yêu thương và cũng bởi vì họ cũng là nhân tố giúp cho xã hội này ngày một phát triển hơn.

     

     
    3832 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #428352   19/06/2016

    tungtranlegal
    tungtranlegal

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2016
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 15 lần


    Bản thân mình và những người văn minh đều tôn trọng và chia sẻ khó khăn với những người khuyết tật. Họ là những người cần sự giúp đỡ và cảm thông, những người có văn hóa đều biết điều đó và không bao giờ kỳ thị họ. Chỉ là một số ít người thiếu văn hóa hành xử không đúng mực thôi. Nhưng mình có thắc mắc là bạn nói pháp luật VN còn hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ khuyết tật, không biết đó là quy định hạn chế nào nhỉ ?

     
    Báo quản trị |  
  • #428355   19/06/2016

    Theo mình thấy không chỉ phụ nữ khuyết tật mà người khuyết tật nói chung hiện nay đều được pháp luật cũng như xã hội có nhiều chính sách ưu đãi cho họ mà. Tiêu biểu như trong Bộ luật lao động 2012, có quy định rất rõ nghiêm cấm các hành vi phân biệt đối xử với người khuyết tật, các chế độ nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe rõ ràng cũng được quan tâm hơn.

     
    Báo quản trị |