Mong mọi người giúp đỡ về Luật đầu tư

Chủ đề   RSS   
  • #282240 20/08/2013

    GalaxyMe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong mọi người giúp đỡ về Luật đầu tư

    Chào tất cả mọi người, mình chuẩn bị thi công chức tỉnh Thái Bình bên sở Kế Hoạch và Đầu Tư, mình có một số câu hỏi mong mọi người giúp đỡ, sắp thi rồi mà Luật khó quá, mình chuyên bên tự nhiên mới khổ chứ :D. Cảm ơn mọi người nhiều !

    1. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức đầu tư này so với hình thức đầu tư bằng cách thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (theo Nghị định số 108/ 2006/NĐ – CP).

    2.Sự khác nhau cơ bản giữa vốn điều lệ của công ty TNHH so với vốn điều lệ của công ty cổ phần.(theo Nghị định số 102/2010/NĐ-CP)

    3.Ý nghĩa của việc quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư đối với nhà đầu tư. (Luật đầu tư số 59/2005/QH11)

    4. Ý nghĩa của việc quy định chế độ ưu đãi đầu tư. (theo quy định của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.)

    5.Ý nghĩa của việc quy định về ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.(theo Nghị định số 102/2010/NĐ-CP)

    6. Khái niệm về vốn. Điều giống và khác nhau giữa việc góp vốn vào công ty cổ phần, công ty TNHH so với việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

     

     

     Cảm ơn mọi người rất nhiều !

     
    4158 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #282386   21/08/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Trả lời cho anh (chị) mấy câu:

    1. Hình thức đầu tư này là gì vậy??? Anh (chị) nói rõ hơn được không.

    2. Đọc khoản 1, 2, 4 Điều 6 NĐ 102. Có thể thấy theo đấy thì khác nhau cơ bản là. Với công ty cổ phần thì vốn điều lệ nhất định phải chia thành các phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Với công ty tránh nhiệm hữu hạn thì không như vậy.

    4. Ý nghĩa của ưu đãi đầu tư:  Thu hút đầu tư của nhà đầu tư vào những ngành nghề, địa bàn mà Nhà nước muốn họ đầu tư vào.

    5. Ý nghĩa của ủy quyền....: nôm na thì nước 1 ngày ko thể ko có vua, doanh nghiệp cũng vậy: Đặt ra ủy quyền nhằm đưa ra 1 thời hạn nhất định để người đại diện theo pháp luật hoặc công ty phải ủy quyền cho người khác thay mặt đại diện cho doanh nghiệp. Việc ủy quyền này:

    - Tạo ra giải pháp khi người đại diện ko thể làm đại diện trong 1 time nhất định

    -Bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp (chủ yếu là chủ sở hữu, cổ đông, thành viên công ty) nếu người đại diện ko chịu ủy quyền cho người khác khi mình ko thể làm đại diện cho DN trong time nhất định

    - Tránh trường hợp ko mang được ai ra để chịu trách nhiệm về những hoạt động của công ty.

     

    Chúc anh (chị) vào được Sở KH-ĐT

    Cập nhật bởi kajnodo92 ngày 21/08/2013 03:39:09 CH

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    GalaxyMe (21/08/2013)
  • #282421   21/08/2013

    GalaxyMe
    GalaxyMe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    kajnodo92 viết:

    Trả lời cho anh (chị) mấy câu:

    1. Hình thức đầu tư này là gì vậy??? Anh (chị) nói rõ hơn được không.

    2. Đọc khoản 1, 2, 4 Điều 6 NĐ 102. Có thể thấy theo đấy thì khác nhau cơ bản là. Với công ty cổ phần thì vốn điều lệ nhất định phải chia thành các phần bằng nhau (gọi là cổ phần). Với công ty tránh nhiệm hữu hạn thì không như vậy.

    4. Ý nghĩa của ưu đãi đầu tư:  Thu hút đầu tư của nhà đầu tư vào những ngành nghề, địa bàn mà Nhà nước muốn họ đầu tư vào.

    5. Ý nghĩa của ủy quyền....: nôm na thì nước 1 ngày ko thể ko có vua, doanh nghiệp cũng vậy: Đặt ra ủy quyền nhằm đưa ra 1 thời hạn nhất định để người đại diện theo pháp luật hoặc công ty phải ủy quyền cho người khác thay mặt đại diện cho doanh nghiệp. Việc ủy quyền này:

    - Tạo ra giải pháp khi người đại diện ko thể làm đại diện trong 1 time nhất định

    -Bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp (chủ yếu là chủ sở hữu, cổ đông, thành viên công ty) nếu người đại diện ko chịu ủy quyền cho người khác khi mình ko thể làm đại diện cho DN trong time nhất định

    - Tránh trường hợp ko mang được ai ra để chịu trách nhiệm về những hoạt động của công ty.

     

    Chúc anh (chị) vào được Sở KH-ĐT

    Rất cảm ơn ban kajnodo92 ! câu 1 đầy đủ là :  Các quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Nghị định số 108/ 2006/NĐ – CP. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức đầu tư này so với hình thức đầu tư bằng cách thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài.

    Rất mong bạn giúp đỡ ! Thank nhiều !

     
    Báo quản trị |  
  • #282422   21/08/2013

    GalaxyMe
    GalaxyMe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn  kajnodo92ó có thể nói rõ hơn nữa câu 2 được không. 

    Thành viên nào giải quyết giúp mình câu 6 với

    Thanks nhiều !

     
    Báo quản trị |  
  • #282488   22/08/2013

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    1. Các quy định về hình thức đầu tư này bạn tìm đọc trong NDD108: Chú ý Điều 9, 55.

    Muốn tìm điểm khác nhau thì so sánh Điều 8 vs 9, Điều 54 vs 55.

    Điểm khác nhau cơ bản theo mình là đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh sẽ ko hình thành tổ chức kinh tế mới. Tư cách nhà đầu tư vẫn thuộc về các bên hợp doanh

    Còn với liên doanh thì phải hình thành tổ chức kinh tế mới: công ty cổ phần, TNHH 2 thành viên trở lên, hợp danh, cái tổ chức kinh tế mới thành lập này sẽ điều hành, tổ chức hoạt động đầu tư, bản thân tổ chức kinh tế mới thành lập được coi là nhà đầu tư

    Còn điểm nữa là vs hình thức Đầu tư theo HĐ hợp tác kinh doanh thì có thể các nhà đầu tư đều là VN, VN vs nước ngoài. NHưng vs Đầu tư ..liên doanh thì phải có ít nhất sự tham gia của cả nhà đầu tư việt nam và nhà đầu tư nước ngoài.

    2. Hỏi điểm khác nhau cơ bản nên mình chỉ nêu vậy.

    - Với công ty cổ phần thì vốn điều lệ nhất định phải chia thành các phần bằng nhau, gọi là cổ phần. Ví dụ, vốn điều lệ của công ty cổ phần là 200 triệu, chia làm 20.000 cỏ phần, thế thì mỗi cổ phần là 10.000 đ.

    Khi đó phần vốn góp của thành viên chính là số lượng cổ phần mà họ nắm giữ. VD: ông A nắm giữ 500 cổ phần của công ty.

    -Với công ty TNHH 1 thành viên thì vốn là của 1 chủ duy nhất nên vốn điều lệ ko được chia thành các phần bằng nhau.

    - Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì vốn ko nhất thiết phải chia thành các phần bằng nhau. Ví dụ: công ty có 200 triệu vốn điều lệ. khi đó phần vốn góp của thành viên thường là bao nhiêu % vốn điều lệ. Ví dụ ông A sở hữu 45% vốn điều lệ, bà B sở hữu 30%,....

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn kajnodo92 vì bài viết hữu ích
    GalaxyMe (22/08/2013)
  • #283077   26/08/2013

    GalaxyMe
    GalaxyMe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn  kajnodo92 cho mình hỏi Câu 6 mình làm như thế này đã đúng và rõ ý chưa ?Câu 6: Trả lời 

    Giống nhau: Thành viên góp vốn đề chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trên phần vốn đã góp.

    Khác nhau: Cty Cổ phần, Cty TNHH: chịu trách nhiệm hữu hạn.

                         Doang nghiệp tư nhân: chịu trách nhiệm vô hạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #283244   26/08/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    GalaxyMe viết:

    Bạn  kajnodo92 cho mình hỏi Câu 6 mình làm như thế này đã đúng và rõ ý chưa ?Câu 6: Trả lời 

    Giống nhau: Thành viên góp vốn đề chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trên phần vốn đã góp.

    Khác nhau: Cty Cổ phần, Cty TNHH: chịu trách nhiệm hữu hạn.

                         Doang nghiệp tư nhân: chịu trách nhiệm vô hạn.

    Chào bạn! Mình ham hố tí.

    Cái giống nhau của bạn là không đúng đâu nhé. Bạn đã chỉ ra cái khác nhau giữa chế độ trách nhiệm trong CTCP, CTTNHH và DNTN thì không thể có cái giống nhau đó được: Nó giống: đều là việc đưa tài sản vào DN để trở thành chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu chung của DN

    Điểm khác nhau cơ bản của việc góp vốn vào các loại hình DN này là:

    + Góp vốn vào CTCP, CTTNHH: vì 2 loại hình DN này là pháp nhân (bạn nhớ lại các điều kiện để 1 tổ chức được xem là pháp nhân nhé: thành lập hợp pháp, tài sản độc lập, tự mình tham gia vào các quan hệ pháp luật, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình) nên khi góp vốn vào DN các Cổ đông, Thành viên phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào DN (K1, Đ 29 Luật Doanh nghiệp 2005). Các cổ đông chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp (điểm c, Khoản1 Đ 77 LDN, trong CTCP thì không có vốn khống), các thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn cam kết góp (Điểm b, Khoản 1, Điều 38 Luật DN)

    + Đối với DNTN: do không phải là pháp nhân nên nó không có tài sản độc lập, khi góp vốn thành lập DN, chủ sở hữu không phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn sang cho DN (K1, Đ 29 Luật Doanh nghiệp 2005), không có sự tách bạch giữa tài sản của chủ sở hữu và tài sản của DN. Chế độ trách nhiệm là vô hạn bằng toàn bộ tài sản của DN và của chủ DN (Khoản 1 Đ 141 LDN).

    + Trong CTCP, CTNHH thì gọi là vốn điều lệ.

    + Trong DNTN gọi là vốn đầu tư.

    Bạn tham khảo thêm nhé! Thân bạn!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    GalaxyMe (26/08/2013)
  • #283256   26/08/2013

    GalaxyMe
    GalaxyMe

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/08/2013
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn lthuhang rất nhiều! Bạn có thể bổ xung thêm về phần trả lời các câu 1,2,3,4,5 để mình hiểu rõ hơn đc ko. Thanks bạn nhiều !

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 27/08/2013 10:30:20 SA xóa 1 km trích dẫn
     
    Báo quản trị |  
  • #283431   27/08/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    GalaxyMe viết:

    Chào tất cả mọi người, mình chuẩn bị thi công chức tỉnh Thái Bình bên sở Kế Hoạch và Đầu Tư, mình có một số câu hỏi mong mọi người giúp đỡ, sắp thi rồi mà Luật khó quá, mình chuyên bên tự nhiên mới khổ chứ :D. Cảm ơn mọi người nhiều !

    1. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức đầu tư này so với hình thức đầu tư bằng cách thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài (theo Nghị định số 108/ 2006/NĐ – CP).

    2.Sự khác nhau cơ bản giữa vốn điều lệ của công ty TNHH so với vốn điều lệ của công ty cổ phần.(theo Nghị định số 102/2010/NĐ-CP)

    3.Ý nghĩa của việc quy định các hình thức giải quyết tranh chấp trong hoạt động đầu tư đối với nhà đầu tư. (Luật đầu tư số 59/2005/QH11)

    4. Ý nghĩa của việc quy định chế độ ưu đãi đầu tư. (theo quy định của Nghị định số 108/2006/NĐ-CP.)

    5.Ý nghĩa của việc quy định về ủy quyền của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.(theo Nghị định số 102/2010/NĐ-CP)

    6. Khái niệm về vốn. Điều giống và khác nhau giữa việc góp vốn vào công ty cổ phần, công ty TNHH so với việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật doanh nghiệp.

     

     

     Cảm ơn mọi người rất nhiều !

    Chào bạn! Mình giúp được một số câu thôi hi. @@

    Câu 2:

    + VĐL trong CTTNHH: Vốn điều lệ là tổng giá trị các phần vốn góp do các thành viên, chủ sở hữu (vì có cả CTTNHH 1 thành viên) đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và đc ghi vào Điều lệ CT , không được chia thành các phần (CTTNHH không đc quyền phát hành Cổ phần K3 Đ 38 Luật DN. Trong CTTNHH thì có thể có vốn khống (trừ trường hợp kinh doanh một số ngành nghề có vốn pháp định thì VĐL bắt buộc phải >= Vốn pháp định)

    + VĐL trong CTCP: Khoản 4, Đ6 NĐ 102. VĐL được chia thành các phần bằng nhau gọi là  Cổ phần, giá của 1 CP gọi là mệnh giá CP, giá CP khi chào bán trên thị trường gọi là giá thị trường của CP. Trong CTCP thì không có vốn khống vì: khi thành lập CT, huy động vốn bằng cách phát hành Cổ phiếu (hình thức của Cổ phần) thì số CP này được gọi là Cổ phần được quyền phát hành, các Cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% CP phổ thông gọi là Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập, số cổ phần còn lại gọi là Cổ phần đc quyền chào bán, sổ CP này phải đc bán hết trong thời gian 3 năm kể từ ngày CT được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc kể từ ngày hoàn tất thủ tục bổ sung thành viên. Số tiền này gọi là VĐL (VĐL = cổ phần đã bán x mệnh giá Cổ phần). Khi bán ra thị trường thì giá bán có thể cao hơn mệnh giá CP, số tiền bán CP này được gọi là Vốn Cổ phần (VCP = Tổng số CP đã bán x giá bán), nên VĐL có thể thấp hơn VCP. Nếu sau 3 năm mà bán không hết số CP đc quyền chào bán thì phải giảm VĐL xuống bằng với số CP đã bán. Khi này đã hết CP đc quyền chào bán nếu muốn huy động thì phát hành CP mới, CP này không hạn chế thời gian phải bán hết.

    Đây là điểm khác nhau cơ bản giữa VĐL của 2 loại hình DN này.

    Ngoài ra còn có thời hạn quy định để thành viên, cổ đông hoàn thành việc góp vốn vào DN:

     + CTNHH không quá 36 tháng kể từ ngày CT đc cấp giấy chứng nhận đăng kí DN hoặc giấy chứng nhận bổ sung, thay đổi thành viên (K3 Đ6 NĐ102)

    + CTCP: 90 ngày kể từ ngày đc cấp giấy chứng nhận đăng kí DN (đây là đối với những cổ đông đã đăng kí mua cổ phần tại thời điểm thành lập CT).

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    GalaxyMe (27/08/2013)
  • #283433   27/08/2013

    lthuhang
    lthuhang
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/05/2013
    Tổng số bài viết (126)
    Số điểm: 1300
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 41 lần


    Câu 4: Về chế độ ưu đãi đầu tư:

    "Điều 4. Chính sách về đầu tư

    5. Nhà nước khuyến khích và có chính sách ưu đãi đối với đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư"

    Điều 27. Lĩnh vực ưu đãi đầu tư

    1. Sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.

    2. Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; làm muối; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.

    3. Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trường sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ươm tạo công nghệ cao.

    4. Sử dụng nhiều lao động.

    5. Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.

    6. Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.

    7. Phát triển ngành, nghề truyền thống.

    8. Những lĩnh vực sản xuất, dịch vụ khác cần khuyến khích.

     

    Điều 28. Địa bàn ưu đãi đầu tư

    1. Địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

    2. Khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế


    Việc quy định về chế độ ưu đãi đầu tư là nhằm khuyến khích các DN đầu tư vào các lĩnh vực, ngành nghề thiết yếu (Nông - lâm - thủy sản...), các lĩnh vực công (xây dựng cầu đường, trường học.. ), những ngành nghề ít gây tác động xấu tới môi trường, bảo vệ môi trường; tạo việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, từ đó cũng giảm, hạn chế các tệ nạn xã hội. Tạo sự phát triển kinh tế đồng đều giữa các vùng kinh tế trong cả nước, ưu đãi đầu tư ở các vùng khó khăn nhằm tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, hạn chế sự tập trung dân cư ở các khu đô thị lớn gây ùn tắc giao thông... (bạn chém gió thêm cho nó thành bão nhé @@).

    Câu 3 về cơ chế giải quyết tranh chấp:

    Điều 12. Giải quyết tranh chấp

    1. Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hoà giải, Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định của pháp luật.

    2. Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau hoặc với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam.

    3. Tranh chấp mà một bên là nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc tranh chấp giữa các nhà đầu tư nước ngoài với nhau được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức sau đây:

    a) Toà án Việt Nam;

    b) Trọng tài Việt Nam;

    c) Trọng tài nước ngoài;

    d) Trọng tài quốc tế;

    đ) Trọng tài do các bên tranh chấp thoả thuận thành lập.

    4. Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam liên quan đến hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam được giải quyết thông qua Trọng tài hoặc Toà án Việt Nam, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng được ký giữa đại diện cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài hoặc trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Tạo cơ chế pháp lí giải quyết cho các bên khi xảy ra tranh chấp. Thường thì khuyến khích thông qua thương lượng, hòa giải.

    Chúc bạn thi tốt! @@

    Cập nhật bởi lthuhang ngày 27/08/2013 09:02:17 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lthuhang vì bài viết hữu ích
    GalaxyMe (27/08/2013)