Mong mọi người giải thích giúp em về vấn đề này với ạ.

Chủ đề   RSS   
  • #326821 05/06/2014

    Mong mọi người giải thích giúp em về vấn đề này với ạ.

    Em vừa thi xong học kỳ luật dân sự modul 2 và hiện nay có một câu khẳng định mà cả em và các bạn vẫn đang tranh cãi đó là: Tài sản hình thành trong tương lai có thể là đối tượng của cầm cố, 

    Em khẳng định là sai và có giải thích theo hướng theo khoản 1 Điều 358 BLDS quy định: Đặt cọc là một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quí, đá quý hoặc vật có giá trị khác ( sau đây gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng dân sự. Đối tượng của đặt cọc đã đc quy định rất rõ rồi. Những tài sản hình thành trong tương lai theo em đều chưa hình thành hoặc đang trong quá trình hình thành và hoàn thiện, vd: nhà chung cư, chúng đều đang nằm trên giấy tờ và chủ sở hữu phải chứng minh được tính hợp pháp và sự tồn tại của tài sản đó với giấy tờ đó. Như vậy nếu xét theo đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng của đặt cọc vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, việc đặt cọc phải được lập thành văn bản, trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc,... 

    Vậy theo mọi người thì khẳng định trên là sai hay đúng và có thể giải thích rõ ràng giúp em đc k ạ. em xin chân thành cảm ơn mọi người. 

     
    2466 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #326891   06/06/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Theo quy định của BLDS năm 2005, người không có tư cách chủ sở hữu, về nguyên tắc sẽ không thể có đầy đủ các quyền năng trên, nhưng trong một số trường hợp cụ thể họ vẫn có một số quyền nhất định nào đó nếu có thoả thuận với chủ sở hữu hoặc do pháp luật có quy định (Điều 173). Ví dụ: quyền chiếm hữu theo uỷ quyền, chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự, chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm… (Điều 183), quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi do chiếm hữu ngay tình (Điều 194), quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền (Điều 198), quyền chiếm hữu tài sản và xử lý tài sản theo thoả thuận của bên nhận cầm cố (Điều 333 BLDS), quyền sử dụng tài sản khi mua tài sản theo phương thức trả chậm (Điều 461 BLDS)… Thực chất các quyền này đều được xác lập từ chính nguyên tắc tôn trọng ý chí và quyền định đoạt của chủ sở hữu (đa số) và các định chế của pháp luật giải quyết các trường hợp chưa xác định chủ sở hữu (còn lại). Quyền của người sẽ là chủ sở hữu đối với TSHTTTL là một quyền tài sản và do vậy nó cũng là đối tượng của quyền sở hữu, mặc dù người chủ trong tương lai chưa có tư cách chủ sở hữu đầy đủ nhưng vẫn sẽ có một số quyền nhất định hình thành từ hợp đồng với chủ sở hữu hoặc do luật định.

    http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/06/21/2106008/

     

    Xem thêm tại Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm

    1. Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch”.

    “2. Tài sản hình thành trong tương lai gồm:

    a) Tài sản được hình thành từ vốn vay;

    b) Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm;

    c) Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định của pháp luật.

    Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất

     
    Báo quản trị |