huyet_cong_tu viết:khoản 1 Điều 137 LDN: Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
bên thứ 3 ở đây là bên giao dịch với thành viên hợp danh bị hạn chế
trong công ty hợp danh thì các thành viên hợp danh đều có quyền đại diện theo pháp luật, vì vậy họ đều có quyền kí hợp đồng nhân danh công ty.tuy vậy nếu trong công ty có sự phân công trong công việc kinh doanh thì thành viên này không được kí hợp đồng trong linh vực của thành viên khác. Nhưng nếu bên thứ 3 không biết về sự hạn chế này thì giao dịch đó vẫn có hiệu lực
xin làm rõ thêm phần này cho bạn:ở đây giao dịch vẫn có hiệu lực chỉ khi bên thứ ba không thể biết được người mình đang ký kết không có thẩm quyền ký với mình mà thôi.
ví dụ: -việc quy định thẩm quyền tham gia các loại giao dịch như thế nào được quy định tại điều lệ công ty và chỉ có các các thành viên công ty mới có thể biết,người ngoài hoàn toàn không thể biết được.Ở trường hợp này bên thứ ba không thể biết được nên giao dịch vẫn có hiệu lực.
- Còn nếu như thẩm quyền đại diện của thành viên đã được quy định trong điều lệ và được dán ngay trước trụ sở công ty ,nó hoàn toàn công khai rồi mà chỉ do vô ý bên thứ ba không xem xét mà vẫn ký kết với người không có thẩm quyền đại diện thì lỗi ở đây thuộc lỗi của bên thứ ba đó,
ở đây là buộc phải biết.Vì thế giao dịch có thể bị vô hiệu.
family=father and mother,i love you.
learn to love yourself!