Mong các bạn giải đáp về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #230478 01/12/2012

    vndone

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Mong các bạn giải đáp về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Lời Đầu Tiên Xin Gửi Lời Chúc Sức Khỏe Tới Tất Cả Các Bạn ! Cám Ơn Các Bạn Đã Ghe TP Của mình

     

    Em mình sinh năm 1991 từng bị phạt 9 tháng tù giam về tội '' trộm cắp tài sản '' theo điều 138 blhs

    sau khi ra tù ! được gần 1 năm thì em mình lại mượn xe của bạn nói là mượn đi công việc nhưng lại mang đi cắm và bỏ trốn khỏi địa phương! xe co trị giá là 30 triệu ! nhưng em mình mang cắm 18 triệu  ! và sau này công an điều tra đã thu hổi đc tài sản là 1 chiếc xe và đã trả cho chủ sở hữu !

     

    đến nay em mình đã bỏ trốn đc 1 năm ! theo các bạn em mình có thể nhận hình phạt cao nhất là như thế nào không ? mình đang muốn vận đông em mình ra đầu thú ! nhưng hiện tại em mình đang bị gãy chân rất nặng và đc điều trị tại 1 tỉnh khác ! giờ mình muốn em mình ra đầu thú 1 và không biết là khira đầu thú rồi 1 gia đình mình có thể bảo lãnh em trai mình về điều tri tiếp cho cái chân ổn định không !

     

    Và theo các bạn thì em mình có phải là đã phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không ? với lại sau khi mãn hạn tù đc thời gian ngắn nhưng lại tái phạm nhưng không phải tội đã bị xử phạt lần đầu như thế có bị liệt vào tình tiết tăng nặng là tái phạm nguy hiểm ở khoản 2 điều 139 không nhỉ !

     

    Rất mong nhận đc những câu trả lời của các bạn !

     

    Trân trọng !

    Người anh trai đau khổ !

     
    10660 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #230595   02/12/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Thân chào vndone!

    Trường hợp của em bạn không phạm Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu có căn cứ cho rằng em của bạn mượn xe thông qua một hợp đồng (bằng lời nói như trên) hợp pháp. Nhưng vì một lý do nào đó mà phải cầm đồ chiếc xe này để sử dụng số tiền cầm xe này vào mục đích hợp pháp, không có ý định sẽ chiếm đoạt chiếc xe này, sẽ trả lại tài sản này cho chủ sở hữu khi có điều kiện.. . .

    Như vậy, quan hệ trên chỉ là quan hệ dân sự, theo đó em của bạn không phạm tội.

    Bạn tham khảo thêm để giúp em mình lần này nhé, tôi nghĩ sẽ rất ý nghĩa đối với em bạn trong bài viết này.

    Trân trọng!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #230618   03/12/2012

    longquochan
    longquochan
    Top 75
    Male
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2012
    Tổng số bài viết (799)
    Số điểm: 7274
    Cảm ơn: 215
    Được cảm ơn 446 lần


    Chào anh Duy trong TH này thật khó để kết Luận ngay rằng em bạn ấy không phạm tội

    Theo k1 điều 140 BLHS 

     

    Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

    TH này em của bạn ấy chưa được xóa án tích về 1 tội chiếm đoạt tài sản khác đó là tội trộm cắp.

    Làm cách nào có thể chứng minh được em bạn ấy dùng số tiền cắm xe vào mục đích hợp pháp khi mà em bạn ấy cắm xe rồi chốn luôn trong khi cơ quan điều tra đã tìm ra xe mà em bạn ấy vẫn còn chạy trốn?

    Nếu không có ý chiếm đoạt tại sao lại giả vờ mượn xe rồi đi cắm và bỏ chốn đến 1 năm?

    Từ nhân thân cho đến hành vi của em bạn ấy rõ ràng là có thể kết luận về hành vi lạm dụng chiếm đoạt tài sản rồi.

    Theo em để cho quan hệ này chuyển thành quan hệ dân sự khi mà gia đình đã chủ động đền tiền cho gia đình nạn nhân,chứ để đến khi họ kiện rồi cơ quan điều tra vào cuộc thì rất khó khăn

     

    Tư vấn pháp luật miễn phí qua gmail: hoangtunglkd.neu@gmail.com.

    Hãy nhớ rằng những gì bạn biết chỉ là một hạt cát, còn những điều bạn chưa biết mới đúng là một đại dương.

    Không phải lúc nào bạn cố gắng cũng thành công,nhưng phải luôn cố gắng để không hối tiếc khi thất bại !!!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn longquochan vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (20/12/2012)
  • #230645   03/12/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Mượn xe rồi mang xe người ta đi cắm, dù mục đích gì cũng phạm tội cả.

    Mà không hiểu tại sao các bạn lại vội vàng kết luận đó là tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhỉ???

    Nếu ý định mượn xe để mang đi cắm lấy tiền tiêu xài cá nhân xuất hiện ngay từ ban đầu trước khi mượn xe thì sẽ không phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà đó phải là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới chính xác. 

    Trường hợp này chắc chắn là phạm tội chứ không thể có trường hợp "nếu" như Khacduy nói. Chỉ có điều đó là tội nào mà thôi. 

    Tùy từng tình tiết vụ án, quan trọng là tình tiết ý định chiếm đoạt xuất hiện từ khi nào để có thể khẳng định e bạn phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. 

    Theo như bạn nói, trường hợp của em bạn thuộc khoản 1 Điều 139 BLHS hoặc khoản 1 Điều 140 BLHS. Mức cao nhất của khung hình phạt đó đối với cả 2 loại tội này đều là 3 năm tù.

    Trường hợp của em bạn không phải là tái phạm nguy hiểm nên bạn không phải lo.

    Còn việc bảo lĩnh cho em bạn, tôi nghĩ là rất khó. Bởi lẽ, em bạn đã và đang trốn tránh cơ quan pháp luật sau khi phạm tội. Cần thiết phải áp dụng biện pháp ngăn chặn là bắt tạm giam. Do đó, khó có thể được bảo lĩnh.

    Bạn nên khuyên e bạn ra đầu thú, dù có thế nào thì đầu thú cũng có thể được xem là 1 tình tiết giảm nhẹ. càng trốn tránh thì càng nặng tội thêm. 

    Việc em bạn đang bị gãy chân sẽ vẫn tiếp tục được diều trị nên gia đình bạn không có gì phải lo rằng khi bị bắt em bạn không được điều trị cả.

    Do đó, em bạn nên đầu thú càng sớm càng tốt.

     

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    longquochan (03/12/2012) vndone (20/12/2012) KhacDuy25 (20/12/2012)
  • #234400   20/12/2012

    vndone
    vndone

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 385
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình xin cám ơn tất cả các bạn đã giúp mình trong băn khoăn này !

     
    Báo quản trị |  
  • #234494   20/12/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Cảm ơn anhdv353 và longquochan đã tham gia trao đổi!

    Vấn đề hai bạn nói thì mọi người đều đồng tình ủng hộ, tuy nhiên, qua  nghiên cứu và tham khảo 1 thời gian, thì hiện nay Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát vẫn còn vướng mắc ở điều luật liên quan trên, là phải căn cứ vào mục đích chiếm đoạt và vấn đề là chứng minh mục đích này của Cơ quan điều tra còn nhiều mâu thuẩn, và khi khởi tố, truy tố còn nhiều vấn đề phát sinh chưa thống nhất. Khi nghiên cứu thì KD có sự đồng tình quan điểm và đưa ra giả định "nếu" để chủ tocpic tham khảo!

    Một điểm quan trọng nhất để kết tội ở điều 139, 140 BLHS là căn cứ vào mục đich chiếm đoạt. Nên ở bài viết trên, KD mở rộng theo hướng là "nếu" chứ không phải là khẳng định hoàn toàn.

    Nếu người thực hiện hành vi trên vì 1 hoàn cảnh nào đó, hay hợp tác làm ăn quan trọng mà không thể trì hoãn, dù rằng áp dụng mọi biện pháp không thể kiếm được sô tiền trên nên đành mượn chiếc xe gắn máy của bạn nói là đi đâu đó, nhưng mục đích là cầm cố để lấy số tiền đó với mục đích hợp pháp như trên, sau khi hoàn thành công việc thì sẽ gửi trả lại ngay cho chủ sở hữu, hoàn toàn không có mục đích chiếm đoạt tài sản trên. Khi đi làm ăn thì người này không để lại địa chỉ cụ thể và không thể liên lạc được. Trong khi đó ở địa phương thì bảo anh chàng này lừa để chiếm đoạt chiếc xe, tiền cầm xe. . ., trong khi anh chàng đang làm ăn phát triển, khi mang tiền về chuộc xe trả cho chủ sở hữu thì bị công an bắt. . .như vậy là hoàn toàn không phạm tội

    Như vậy, ta không thể kết luận người này phạm tội được, mà đây là thuộc trách nhiệm dân sự chứ không phải là hình sự.

    Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #234570   21/12/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Chào KD! Mình không đồng ý với lập luận của khắc duy, bởi lẽ nó mang nhiều tính chất chủ quan.

    Bất kì ai trong trường hợp này đều hiều rằng: Tôi không cần biết anh cắm xe để làm gì, tôi chỉ biết, tôi cho anh mượn xe để đi chứ không phải để cắm xe. Việc anh cắm xe của tôi là vi phạm pháp luật, phải bị trừng trị. Không thể nói nếu cắm xe để phục vụ mục đích làm ăn, có tiền rồi trả thì không phạm tội được. Anh cắm xe lấy tiền tiêu xài cá nhân (Dù mục đích là kinh doanh hay là đánh bạc) thì vẫn là chiếm đoạt. Dựa vào đâu có thể chắc chắn rằng người cắm xe có thể lấy được tiền chuộc xe??? hay tới khi bị bắt rồi, anh ta mới khắc phục hậu quả của việc trên???

    Thực tế mà nói, trường hợp cho mượn xe rồi bị người mượn xe cắm không phải hiếm. Nhưng phần lớn người dân chỉ đưa ra pháp luật khi mà đòi xe, người mượn không thể đi chuộc về trả được. Tức người mượn đã dùng tiền cắm xe đó rồi, giờ không có khả năng chi trả. Lúc đó người ta mới đưa ra pháp luật KD ạ.

    Còn cái thực tế mà KD nói, nếu t không nhầm là trong trường hợp vay tiền làm ăn, giờ mất khả năng chi trả. Người ta sẽ phân vân xem đó có phải là lừa đảo không? nếu khởi tố có phải hình sự hóa quan hệ dân sự hay không? Nhưng đó cũng không thể làm lập luận cho rằng khó khăn trong việc xác định mục đích chiếm đoạt trương trường hợp mượn xe đi để rồi cắm xe cả. 

    Tớ khẳng định với KD một điều rằng, dù thực tế hay nghiên cứu người ta đều phải công nhận rằng trường hợp đó là phạm tội. Cái mọi người đề cập ở đây là hiểu luật như thế nào cho đúng, cho đúng. Việc nghiên cứu là để phục vụ cho việc hiểu luật. Chỉ hiểu luật người ta mới có thể áp dụng pháp luật đúng thôi. Đành rằng, cũng có những quy định của pháp luật gây khó khăn cho người áp dụng vì nó khó hiểu. Nhưng nó không phải phần lớn, và Điều 139 và 140 không hề khó hiểu. Chỉ có những người hay phức tạp hóa vấn đề nên mới thấy nó khó hiểu mà thôi.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #234982   23/12/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào anhdv352!

    Quan hệ mượn xe thông qua một hợp đồng, không có thỏa thuận về việc cho phép bên mượn cắm xe. Nhưng bên mượn đã cắm xe, căn cứ cho thấy bên mượn vi phạm hợp đồng. Ở đây là quan hệ dân sự chứ không phải quan hệ hình sự VA nhé (dù rằng hành vi của người mượn xe là vi phạm pháp luật).

    Trong trường hợp này, người cho mượn có quyền khởi kiện người mượn yêu cầu Tòa án giải quyết buộc bên mượn trả lại xe cho mình theo hợp đồng (theo vụ án dân sự).

    Trường hợp, người mượn xe sau khi mượn xe, đi cắm lấy tiền và đầu tư vào mục đích kinh doanh hợp pháp không thể trì hoãn vì đó là một cơ hội tốt và kinh doanh ở nơi mà người mượn không hề biết (không phải bỏ trốn), có địa chỉ tạm trú, có chứng cứ về việc đầu tư, sau tình hình kinh doanh có lãi, người mượn mang tiền về nơi đã cắm xe chuộc lại xe trả cho chủ sở hữu thì bị Công an bắt giữ.

    KD khẳng định trong trường hợp này Cơ quan cảnh sát điều tra không thể áp dụng điều 139 hay 140 để khởi tố người mượn xe được.

    Đó là quan điểm của KD, cảm ơn VA đã trao đổi! 

    Còn trường hợp mà VA nói là việc vay tiền rồi mất khả năng chi trả, nó thuộc một trường hợp khác, nó là 2 quan hệ khác nhau, việc vay tiền sử dụng vào mục đích kinh doanh hợp pháp, nhưng do thua lỗ mất khả năng chi trả thì đó là quan hệ dân sự, quan hệ hình sự hóa dân sự trong quan hệ này có thể khi sau khi làm ăn thua lỗ  người vay bỏ trốn, có mục đích chiếm đoạt. .  

    Thân!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #235054   24/12/2012

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Cảm ơn trao đổi của KD! 

    Những trường hợp như thế này thì mình gặp khá nhiều trên thực tế rồi đấy KD ạ. Không biết ở chỗ KD thế nào, chứ ở chỗ mình là người ta khởi tố đó.

    Ngoài ra, KD cũng nên xem xét lại thông tin chủ topic đưa ra là "công an đã thu hồi chiếc xe và trả về cho chủ cũ".

    Nếu mình không nhầm thì vụ án trên, cơ quan công an đã khởi tố vụ án rồi.

    Nhờ chủ topic xác nhận thông tin hộ mình nhé. Thanks!

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #235468   25/12/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào VA!

    Trường hợp mà KD đưa ra trao đổi là những giả định "nếu" chứ không căn cứ hoàn toàn vào nội dung topic (vì nội dung topic thiếu thông tin cần thiết để xác định).

    KD căn cứ vào quan điểm, nhận định qua nghiên cứu của mình, còn ngoài thực tế thì các cơ quan áp dụng không thống nhất, hiểu và áp dụng pháp luật đôi khi chưa đồng bộ vẫn là điều tất yếu mà. Trường hợp mà KD đưa ra để thảo luận, KD có tham khảo 1 tạp chí VKS, thì việc áp dụng trường hợp trên có khởi tố hay không còn khá lúng túng, có nơi khởi tố, nơi không khởi tố. Theo đó, căn cứ cơ bản nhất để khởi tố hay không đó là mục đích chiếm đoạt hay không.

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #424369   12/05/2016

    kandyrajnbow123456
    kandyrajnbow123456

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2016
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 245
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 2 lần


    Đồng ý quan điểm anhdv352 !!! 

     
    Báo quản trị |  
  • #424435   12/05/2016

    TranTamDuc.1973
    TranTamDuc.1973
    Top 50
    Male
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2016
    Tổng số bài viết (1355)
    Số điểm: 10622
    Cảm ơn: 178
    Được cảm ơn 1122 lần


    Vấn đề thế nào là "chiếm đoạt tài sản" tới nay vẫn chưa được Cơ quan có thẩm quyền chính thức đưa ra khái niệm để áp dụng thống nhất nên thực tế còn nhiều tranh luận. Trường hợp này, theo tôi em của vndone bỏ trốn là để không trả lại tài sản đã mượn cho chủ sở hữu nên đó chính là biểu hiện của hành vi chiếm đoạt tài sản. Hơn nữa, theo qui định tại điều 326 BLDS thì "cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia...", em trai của vndone muốn chiếm đoạt tài sản thì mới tự cho mình có quyền chủ sở hữu để cầm cố chiếc xe.

    Như vậy trường hợp này đã đủ yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo qui định tại điểm a khoản 1 điều 140 BLHS hiện hành (chưa xem xét tình tiết tăng nặng).

    Theo tôi ý kiến của bạn KhacDuy25 chỉ hợp lý trong trường hợp em của bạn vndone không bỏ trốn. Dù không có mặt tại nơi cư trú, không gặp mặt nhưng nếu em của vndone vẫn giữ liên lạc bình thường qua điện thoại, qua thư từ ..v...v.. . với người cho mượn xe và nói rõ nguyên nhân mình vắng mặt cũng như lý do tại sao chưa trả xe được thì cũng được xem là không bỏ trốn và trong trường hợp đó sẽ không đủ yếu tố cấu thành tội theo điều 140 BLHS.

    Trân trọng.

    VĂN PHÒNG LUẬT SƯ QUANG THƯỢNG - 0907 829 557

    231/3A đường Chiến Lược, KP 18, Phường Bình Trị Đông, Quận Bình Tân, TPHCM

     
    Báo quản trị |  
  • #426488   06/06/2016

    Dungga_Pro
    Dungga_Pro
    Top 500
    Male


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2009
    Tổng số bài viết (232)
    Số điểm: 1884
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 87 lần


    Trường hợp này thì theo tôi vẫn là phạm tội hoặc 139 hoặc 140. Đặt trường hợp như bạn Khắc Duy trình bày là vì lí do này nọ thì căn cứ trên tài liệu thu thập được, trên hành vi khách quan đã thực hiện có thể xác định được mục đích của người mượn xe. Giả sử rằng như người đó muốn mượn xe và gặp tình huống cần tiền như bạn nói thì không thiếu gì cách để người này có thể thực hiện hợp pháp. Tại sao không gọi nhắn tin cho chủ sở hữu hoặc thông báo bằng một hình thức khác mà phải bỏ đi mà không có thông tin. Trong trường hợp cứ cho là không thông báo ngay lúc đó thì khi bỏ đi tại sao không thông báo nơi cư trú, công việc,... để họ biết. Rõ ràng, từ những dữ liệu này đã đủ để khẳng định mục đích chiếm đoạt. Để chứng minh mục đích thì phải căn cứ trên hành vi khách quan chứ không thể căn cứ vào lời khai. Lời khai của đương sự là quyền của họ, họ có quyền khai thế nào thì khai, nhưng căn cứ vào đó họ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai đó.

     
    Báo quản trị |