luatsutraloi3 viết:
Dưới đây là 1 trường hợp phát sinh của 1 độc giả đã gửi cho Tuấn qua email.
Nay, xin chia sẻ lên Dân Luật, mong sớm nhận được sự chia sẻ, giải đáp giúp của các Luật sư đồng nghiệp:
A có nợ B và C 1 khoản tiền là : 45 triệu đồng .( B 35 triệu + C 10 Triệu ) A không có khả năng trả trong thời gian ngắn cho B , nên đã đến gặp B để xin đc trả dài hạn theo hình thức trả góp . B và C không đồng Ý nên đã rủ nhau bắt A đến 1 quán nước để giải quyết . B và C đe dọa và bắt ép A phải viết giấy mượn xe của B và C , và đi theo B và C đến 1 nhà nghỉ có chuẩn bị người sẵn để ép A cầm đồ 2 xe máy của B và C với số tiền là 60 triệu 2 xe . D là người cho A cầm đồ và chỉ đưa cho A 54 triệu vì D cắt 10% tiền lãi trước ( D tính lãi là 6.000.000đ/60 triệu/10 ngày )D yêu cầu A phải chịu cắt lãi trước và từ 1 đến 10 ngày sau A phải hoàn trả 60 triệu đồng . Sau khi cầm đồ 60 triệu A nhận đc 54 triệu có sự có mặt của B và C , ngay sau khi nhận tiền thì B và C bắt A trả cho B và C số tiền là 50 triệu đồng ( 45 triệu tiền nợ và 5 triệu tiền lãi 20 ngày ) E là bạn của A ( B và C yêu cầu E ký tên vào Giấy làm chứng A đã mượn xe của B và C ) . E có đi cùng A từ khi bắt đầu gặp B và C và chứng kiến hết sự việc . xe máy của B là do B mượn của 1 người khác và xe máy đó hiện đang là xe trả góp . xe máy của C là xe chính chủ của C . A có 1 số tin nhắn và 1 đoạn ghi âm , E làm chứng . Bây giờ B và C bắt A phải lấy 2 xe máy ra trong vòng 1 ngày nếu không sẽ báo Công an rằng A đã lừa đảo xe máy của B và C . Liệu nếu A không thể trả cho B và C theo đúng yêu cầu của B và C thì A phải chịu những gì ? B và C có vi phạm pháp luật không . Mong muốn của A là sẽ trả số tiền nợ cho B và C theo hình thức trả góp vì không đủ khả năng trả theo yêu cầu của B và C . Mong anh chị cô bác giúp đỡ.
tôi ở Hà Nam và sdt là 0935.572.xxx
tôi xin cảm ơn !
Khi A báo CA địa phương ,ngay lập tức B&C sẻ bị bắt nóng ,CA tịch thu toàn bộ số tiền ( vì cho vay trên 7,5% là cho vay nặng lải) 6 triệu /60 triệu là cho vay 10%
Toàn bộ chứng từ Bị Bắt ép, ký nhận trái pháp luật bị vô hiệu...
Căn cứ điều 135 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:
1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?
nguoitruongphu