Môi trường pháp luật ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Chủ đề   RSS   
  • #15620 04/04/2009

    honglien_323

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Môi trường pháp luật ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

    Cho tôi hỏi môi trưởng pháp luật ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và NH ACB nói riêng
     
    66177 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #15621   29/08/2008

    nhung08
    nhung08

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cho tôi hỏi môi trưởng pháp luật ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và NH ACB nói riêng:

    Xin được trả lời như sau:

    Câu hỏi của bạn không gợi lên bất kỳ điều gì cả. Mỗi ngành nghề đều có các văn bản pháp luật điều chỉnh riêng. VD như Ngân hàng thì có Luật Ngân hàng và các văn bản hướng dẫn thi hành bên cạnh đó còn có các hướng dẫn liên ngành trong hoạt động Ngân hàng (văn bản nội bộ). Luật mang tính chất điều chỉnh, định hướng, quy định và hoạt động thì phải theo hiến pháp và pháp luật chứ không phải là gọi là ảnh hưởng. Cái được gọi là ảnh hưởng tới hoạt động có thể là: Chính trị, kinh tế, xã hội, chính sách quản lý, …

     
    Báo quản trị |  
  • #15622   05/09/2008

    honglien_323
    honglien_323

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:29/08/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thầy giáo tôi có cho một bài tập lớn là "Hãy phân tích các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng ACB". Tôi đang nghiên cứu đến vấn đề về chính trị và Luật pháp thuộc môi trường vĩ mô tác động đến NH ACB. Mong được nhận sự giúp đỡ của mọi người.
     
    Báo quản trị |  
  • #15623   11/09/2008

    Trinhnv_dn
    Trinhnv_dn

    Chồi

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2008
    Tổng số bài viết (117)
    Số điểm: 1017
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Môi trường pháp luật ảnh hưởng thế nào đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng

    Bạn đang làm đề tài tốt nghiệp à.
    Bạn dựa vào đặc điểm kinh doanh của ngành NH để chứng minh.
    Ví dụ:
    Sự thay đổi luật pháp luôn ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất kinh doanh cho các pháp nhân kinh tế, do vậy sự thay đổi này ảnh hưởng mạnh đến hoạt động của ngân hàng. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng có thời hạn và được ký kết trước hoặc sau khi có văn bản pháp luật ban hành và có hiệu lực, do vậy nếu nội dung một hợp đồng tín dụng ký kết trước khi văn bản pháp luật ban hành mà trái với nội dung của văn bản pháp luật đó thì rất dễ dàng nhận lấy rủi ro. Đối với doanh nghiệp nếu bị một văn bản pháp luật chi phối các hành vi hợp đồng mà họ đã ký kết thì nhất định việc kinh doanh của họ sẽ gặp nhiều khó khăn và những khó khăn này sẽ dẫn đến việc họ sẽ không trả được nợ cho ngân hàng.
    ..............

    Môi trường pháp lý còn gây rủi ro cho ngân hàng khi môi trường pháp lý đó chưa hoàn thiện hoặc cách thức thi hành còn chưa đảm bảo tính thời gian, tính nghiêm minh, phát sinh nhiều chi phí do thủ tục tố tụng kéo dài. Ví dụ: Như việc phát mãi tài sản thế chấp hiện nay, để có thể phát mãi một tài sản thế chấp đòi hỏi khá nhiều thủ tục, thời gian, chi phí mà ngân hàng phải nhận chịu rủi ro rất nhiều. Hoặc luật không giải thích một cách đầy đủ gây khó khăn trong việc thực hiện tạo rủi ro cho ngân hàng. Ví dụ: Một hợp đồng có tài sản thế chấp, khi khách hàng không trả được nợ phải chăng ngân hàng chỉ có quyền nhận lấy tài sản thế chấp để trừ nợ (gán nợ) hoặc phát mãi tài sản thế chấp để thu nợ, thiếu hay đủ ngân hàng cũng phải chịu? Theo chúng tôi, một chủ nợ có quyền đòi hỏi con nợ phải trả hết nợ khi con nợ đó còn tài sản trách nhiệm (tài sản kinh doanh) chỉ khi nào con nợ đó hết tài sản trách nhiệm thì chủ nợ mới chấm dứt quyền đòi nợ, vì vậy nếu tài sản thế chấp khi phát mãi không còn đủ giá trị để trả nợ thì con nợ phải dùng tài sản khác để trả nợ nếu con nợ còn tài sản trách nhiệm.

    Ngoài Pháp lệnh ngân hàng và các văn bản liên quan, việc thực hiện và giải quyết các hợp đồng tín dụng khi đáo hạn còn chịu sự chi phối của Bộ Luật dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (26.03.94), Pháp lệnh thi hành án (17.04.93), Luật Phá sản Doanh nghiệp...v...v... Do đó khi nợ đáo hạn, nếu con nợ mất khả năng chi trả hoặc cố tình trốn tránh thanh toán nợ thì ngân hàng chỉ có con đường hợp pháp duy nhất là khởi kiện trước tòa án có thẩm quyền. Vấn đề tố tụng trước tòa án hiện nay quá nhiêu khê và thường kéo dài qua nhiều giai đoạn làm mất nhiều thời gian, dễ dàng tạo điều kiện thuận lợi cho con nợ có ý đồ, đồng thời gây thiệt hại lớn cho ngân hàng. Thời gian tố tụng kể từ khi khởi kiện cho đến khi có quyết định của tòa án có hiệu lực thi hành rồi đến khi phát mãi được tài sản thu hồi được nợ thường kéo dài gần một năm, chưa kể trường hợp tòa có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án theo điều 38 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế. Tình trạng này thường làm cho ngân hàng phải chịu đọng vốn trong lúc ngân hàng phải chịu lãi suất cho người gửi. Đây là một thiệt hại lớn cho ngân hàng chưa kể các chi phí phát sinh trong thủ tục tố tụng.
    ..............

    Chính sách tiền tệ của Ngân hàng đặc biệt là chính sách lãi suất, chính sách tín dụng đều có liên quan và ảnh hưởng mạnh đến hoạt động ngân hàng. Khi ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất có thể dẫn đến các ngân hàng thương mại không thu hút được vốn tiền mặt và có thể mất khả năng thanh toán. Ví dụ: Một ngân hàng hoạch định hàng tháng thu hút được 1 tỷ đồng tiền gửi và như vậy đã đẩy mạnh việc cho vay trước đó như thế khi không thu hút được vốn tiền gửi như dự định khi hạ lãi suất sẽ làm cho ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản.


     
    Báo quản trị |