mọi người trả lời giúp e với!!!

Chủ đề   RSS   
  • #292775 22/10/2013

    thaouoc

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/10/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mọi người trả lời giúp e với!!!

    1. Khách thể và đối tượng của Quyền sở hữu có phải là một không? Có điểm gì khách nhau giữa 2 khái niệm này?
    2. Khái quát về việc các nước trên thế giới cho rằng chiếm hữu là một tình trạng pháp lý?
    3. Luật Việt Nam coi chiếm hữu là một quyền năng của CSH thì có ưu, nhược điểm gì?

     
    6575 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #293227   24/10/2013

    hoada921
    hoada921

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 641
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Quyền Sở hữu là một quyền năng của con người được pháp luật thừa nhận và bảo vệ; cũng được hiểu là một quan hệ pháp luật dân sự bao gồm đầy đủ ba yếu tố cấu thành là: chủ thể, khách thể và nội dung.

    Thứ nhất, hiểu về Quyền sở hữu như 1 QHPLDS thì:

    Khi xét mọi thành phần trong 1 quan hệ sở hữu, ví dụ, giữa anh A và chiếc xe máy B (A là chủ sở hữu - người đứng tên chủ của xe máy B), ta thấy:

    A là chủ thể; chiếc xe máy B là vật/tài sản mà A tác động đến (đối tượng) để thực hiện nội dung là đầy đủ các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hợp pháp.

    Và nếu hiểu Khách thể của QHPL DS (nói chung) là những lợi ích vật chất, lợi ích tinh thần mà PL bảo vệ cho các chủ thể trong QHPL, thì Khách thể trong QHSH trên vẫn là chiếc xe máy B của A được pháp luật đảm bảo việc A thực hiện quyền sở hữu đối với nó.

    Nghĩa là, đối tượng và khách thể của QHSH trên là 1.

    Cũng theo TS. Trần Thị Huệ - Khoa Luật Dân sự, ĐH Luật Hà Nội trong 1 bài viết cho Hội thảo Khoa học cấp trường có khẳng định: "Tài sản và quyền sở hữu tài sản vừa là đối tượng vừa là khách thể của quan hệ sở hữu."

    (Tham khảo thêm tại: http://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2008/01/03/35325/)

    Như vậy, nếu Sở hữu được hiểu là 1 quan hệ pháp luật thì tồn tại trong nó là Chủ thể, khách thể và nội dung; trong đó khách thể và đối tượng là 1.

    Thứ hai, Sở hữu được hiểu dưới dạng 1 quyền năng pháp lý đơn thuần (như 1 nội dung pháp lý thông thường) thì tồn tại trong nó là chủ thể, đối tượng sở hữu và nội dung của quyền sở hữu.

    Nghĩa là, theo mình, 1 khi Quyền sở hữu được hiểu như 1 quan hệ pháp luật thì bao hàm trong nó cả khách thể và đối tượng, nhắc đến chúng với tư cách là Khách thể của quan hệĐối tượng của quan hệ. Trong khi đó khi nói đến Quyền sở hữu như 1 loại quyền năng pháp lý được pháp luật quy định cho cá nhân, tổ chức thì chỉ nhắc đến đối tượng của quyền sở hữu mà ko bàn đến khách thể.

    Nói cách khác, khách thể chỉ được nói đến trong 1 quan hệ xác định, còn đối tượng có thể vừa đồng thời là khách thể của quan hệ như trong QHSH đã nói), lại vừa có thể không đồng thời là khách thể của quan hệ (như QH vi phạm hành chính hay hình sự chẳng hạn).

    “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”

    _Albert Einstein_

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoada921 vì bài viết hữu ích
    ngocloan1990 (24/10/2013)