Mọi người nghĩ thế nào về vấn đề này?????

Chủ đề   RSS   
  • #17031 22/12/2009

    phan_hang

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Mọi người nghĩ thế nào về vấn đề này?????

    Theo K1.Đ440 BLDS 2005 quy định về thời điểm chịu rủi ro trong hợp đồng mua bán tài sản: ''Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản mà bên mua bán cho đến khi tài sản được giao cho bên mua, còn bên mua chịu rủi ro đối với tài sản mua bán kể từ khi nhận tài sản, nếu không có thỏa thuận khác".
    Vậy, giả sử có tình huống là: A (bên bán) ở Hải Phòng giao kết hợp đồng mua bán với B ở TPHCM. Hai bên đồng ý chuyển giao hàng qua đường biển. A thuê C giao hàng. Trên đường đi, tàu chở hàng gặp bão, toàn bộ số hàng bị hư hỏng.
    Vậy bên mua hay bên bán phải chịu rủi ro?
     
    5864 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #17032   02/11/2009

    trongthanhdo
    trongthanhdo

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Đơn giản mà bạn, thường thì trên hợp đồng sẽ ghi cụ thể địa điểm giao hàng vì vậy trách nhiệm của bên bán sẽ chịu rủi ro tới điểm giao hàng còn bên mua từ điểm nhận hàng thế thôi
     
    Báo quản trị |  
  • #17033   02/11/2009

    phan_hang
    phan_hang

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/11/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    ý bạn là trên hợp đồng có ghi rõ địa điểm giao hàng nên dù đang lênh đênh trên biển, bên bán cũng phải chịu rủi ro đúng ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #17034   06/11/2009

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    trongthanhdo trả lời chưa rõ lắm. Mình nhớ có bài tập hồi xưa thầy ra vầy: 2 bên đã xác định giao hàng ngay cảng X, tại cảng X có đại diện hai bên mua bán A, B. Hàng hóa bắt đầu được chuyển từ thuyền của bên A sang thuyền của bên B bằng cần cẩu. Chả may, hàng mới cẩu được nữa đường, cần cẩu gặp trục trặc ngoài dự tính, thế là lô hàng rơi cái tõm xuống nước, khoảng cách giữa hai thuyền. Hic...trường hợp này ai chịu trách nhiệm đây???
     
    Báo quản trị |  
  • #17035   06/11/2009

    chiaki89
    chiaki89

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:23/10/2008
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 333
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 3 lần


    @ songvu: Hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng mua bán hàng hóa là khác nhau chứ bạn. Cái bạn nói đến là mua bán hàng hóa và chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại 2005 chứ?! trường hợp này đã được quy định rõ tại các Điều 35,36.37.38 Luật Thương mại 2005 rồi.
    @phan_hang Thực ra việc mua bán tài sản,các bên cũng có thể thỏa thuận chọn Luật thương mại làm luật áp dụng được. Theo tớ nghĩ trong trường hợp của bạn, các bên nên có thỏa thuận thêm về việc này, vì trong luật dân sự "hình như" ko có quy định cụ thể về vấn đề này.
    mọi người thảo luận thêm nhá

     
    Báo quản trị |  
  • #17036   07/11/2009

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Ừh...

    Bạn chiaki89: mình có một số câu hỏi dành riêng cho bạn, bạn giải đáp giúp mình nhé:
    1. Hàng hóa có phải là một loại tài sản k?
    2. Bạn hãy phân biệt giữa hai loại hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng mua bán tài sản?
    3. Hợp đồng mua bán hàng hóa chịu sự điều chỉnh của LTM, hợp đồng mua bán tài sản cũng có thể thỏa thuận chon LTM áp dụng??? Hãy phân tích điều này, ví dụ?
    4. Bạn giải quyết như thế nào khi xảy ra trường hợp như trên?

    Bạn trongthanhdo nói về trách nhiệm trong quá trình giao và nhận hàng: "thường thì trên hợp đồng sẽ ghi cụ thể địa điểm giao hàng vì vậy trách nhiệm của bên bán sẽ chịu rủi ro tới điểm giao hàng còn bên mua từ điểm nhận hàng thế thôi" . Đúng! Luật quy định như vậy, mình biết. Nhưng việc mình liên tưởng đến ví dụ trên, để chỉ ra rằng: k phải lúc nào cũng dễ xác định như vậy, nếu giả dụ ngay tại cái thời khắc giao hàng đó, xảy ra sự cố ngoài ý muốn: hàng bên này đang giao và bên kia đang nhận, nó chưa nằm trong tay ai, đang lơ lững mà rơi cái tõm thế kia thì lúc này giải quyết sao??? Trường hợp này bên mua chịu hết thiệt hại thì cũng "oan" quá, mà lỗi cũng chả phải do bên bán, đúng k? Vậy nên thông thường những điều khoản này phải quy định cụ thể trong HĐ mua bán. Hai bên thỏa thuận trách nhiệm cho những trường hợp bất khả kháng như thế. (hihi, đây chỉ là hơi "ngoài lề" một tí.




     
    Báo quản trị |  
  • #17037   22/12/2009

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Đồng ý không!

    Chào bạn Phan Hằng
    mình thảo luận thêm về hợp đông mua bán của bạn nhé

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #17038   22/12/2009

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chưa thỏa đáng lắm

           Mình thấy có nhiều người thảo luận chủ đề này rồi, nhưng thấy chưa thỏa đáng lắm.
        Theo Mình thì thế này:
        Hợp đồng mua bán hàng hoá hay mua bán tài sản cũng là một thôi, vì tài sản cũng là hàng hoá và ngược lại. Nó chỉ khác nhau ở chỗ HĐ như thế nào thì được điều chỉnh bởi luật dân sự, HĐ như thế nào thì được điêù chỉnh bởi luật thương mại thôi. Theo quy định của pháp luật thì HĐ mà một hoặc cả hai bên tham gia ký kết có mục đích kinh doanh thì đó là HĐ thương mại, còn nếu ca hai đèu không có mục đích kinh doanh mà chi có mục đích tiêu dùng thì đó là HĐ dân sự thông thường. Đơn giản vậy thôi.
        Quay lại chủ đề của bạn, bạn không nêu cụ thể điều khoản về địa điểm giao hàng trong HĐ nên khó trả lời chính xác được. Theo quy định của PL thì ý kiến của ban trongthanhdo là đúng đấy, nhưng cần phải cụ thể hơn một tý.
        Điều khoản quy định về địa điểm giao hàng trong hợp đồng là rất quan trọng, có khi chỉ một chữ hoặc một dấu chấm, dấu phẩy thôi đã làm thay đổi nội dung rồi. Cụ thể trong HĐ bạn nêu, nếu địa điểm giao hàng là Cảng Sài gòn thì chắc chắn bên A phải chịu rủi ro rồi, còn quan hệ giữa A và C bên B không cần phải quan tâm. Còn nếu địa điểm giao hàng là Hải Phòng (có nghĩa là bên B đã nhận hàng), còn bên A chịu chi phí vận chuyển thì bên B lại là người phải chịu rủi ro.
        Còn tình huống bạn songvu đặt ra là khi đang bốc hàng từ tàu bên bán sang tàu bên mua, cần cầu hỏng, hàng rơi xuống nước giữa hai tàu cũng đơn giản thôi. Trường hợp này mới thấy tầm quan trọng của câu chữ trong điều khoản địa điểm giao hàng. 
        - Nếu địa điểm ghi là "tại cảng" đang giao hành thì bên mua phải chịu rủi ro, vì thực tế bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi tàu vào cảng (được tính tư phao số 0 của cảng đó).
        - Còn nếu địa điểm ghi là "tại tàu của bên mua" thì chắc chắn bên bán phải chịu rủi ro, vì bên mua chỉ thực sự nhận hàng khi đã được bốc xếp lên tàu của mình.
        Bạn nhớ nhé, địa điểm giao hàng rất quan trọng trong việc xác định bên nào phải chịu rủi ro khi ký kết hợp đồng mua bán tài sản.
        Đây là ý kiến của riêng mình, bạn tham khảo thêm nhé.
        Thân ái!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #51220   03/04/2010

    songvu
    songvu
    Top 100
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Vậy nên cái điểm giao hàng phải xác định cụ thể hơn trong hợp đồng: tại cảng, trên boong tàu hay dưới boong tàu...Và khi ký hợp đồng, cố gắng "gài" những thỏa thuận có lợi cho mình, phòng khi trường hợp rủi ro ngoài dự tính.
     
    Báo quản trị |