Năm 2017 công ty UNM (Việt Nam) bán cho công ty PAL (Hy Lap) 10.000 MT gạo theo điều kiện CFR cảng Piraeus (Hy Lạp). UNM đã thuê tầu ARS của hãng vận tải AN (Singapore) để chở hàng. Tàu ARS được hãng tàu AN thuê lại của công ty TOR (thuê tàu định hạn) để kinh doanh vận tải.
Tháng 1/2018 sau khi bốc hàng lên tầu xong tại cảng Hải Phòng (Việt Nam), UNM đã nhận được vận đơn đường biển (B/L) hoàn hảo ghi rõ “cước đã trả”. Cuối tháng 3/2018, UNM nhận được điện của AN nói rằng do có khó khăn về tài chính, dù tàu đang trong hành trình nhưng phải dửng lại ở kênh đào Suez và đề nghị UNM hỗ trợ thêm 300.000 USD để tầu tiếp tục hành trình.
Cũng trong thời gian này hãng cho thuê tầu TOR cho biết AN thuê tầu định hạn của TOR nhưng đã quỵt tiền thuê tầu. Nếu muốn tầu tiếp tục hành trình thì UNM phải bù đắp 800.000 USD là khoản tiền AN còn nợ và phải nộp một khoản 4 triệu USD để bảo lãnh ngân hàng cam kết không bắt giữ tầu khi tầu đến đích. UNM kiên quyết phản đối các yêu sách đó của TOR và AN, đồng thời đề nghị khách hàng của mình (PAL) với tư cách là chủ sở hữu lô hàng đấu tranh với TOR và AN để đưa tầu đến đích và bắt giữ tầu để xử lý. PAL không đồng tình với UNM. Họ cho rằng rủi ro và quyền sở hữu hàng hóa chưa chuyển sang họ nên UNM phải chịu mọi trách nhiệm cho tới khi nào PAL nhận xong hàng từ tay thuyền trưởng tại cảng đích. Họ đã đề nghị ngân hàng nước mình trả lại bộ B/L cho UNM (trong khi B/L ghi rõ người nhận hàng là PAL). Sau một thời gian tàu ARS đã đến cảng đích, nhưng toàn bộ 10.000 MT gạo đã không còn ở trên tầu.
CÂU HỎI
1. UNM đã hoàn thành nghĩa vụ của mình chưa và cách giải quyết của UNM như vậy có hợp lý không? Nếu không thì theo bạn UNM phải làm như thế nào?
2. Những đòi hỏi của AN, TOR và lập luận của khách hàng PAL có hợp lý không? Vì sao?
3. Để bảo vệ quyền lợi của mình UNM và PAL cần phải xử lý như thế nào với tình huống trên?