Vào ngày 01/4/2014, anh Trần Văn A đang ngồi trong tiệm Internet tại huyện X thành phố Y thì Ya Sil B (là người dân tộc Êđê) - 14 tuổi 8 tháng cầm mã tấu xông vào chém chết tại chỗ anh A và gây thiệt hại một số màn hình vi tính tại tiệm internet. Sau đó B đã bị công an huyện X bắt trong khi đang lẫn trốn trong rẫy ngô. Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ đối với B và đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đố với B về tội "Giết Người". Do B là người dân tộc nên CQĐT đã mời thông dịch viên D trong quá trình lấy lời khai B dưới sự chứng kiến của cha mẹ B. Sau khi hoàn tất hồ sơ CQĐT đã chuyển vụ việc sang VKS để đề nghị truy tố và VKS đã ra bản cáo trạng truy tố B về tội giết người theo quy định tại điều 93. Toà án thụ lý vụ án mở phiên toà xét xử vào ngày 25/12/2014, tại phiên Toà có sự tham gia của ông N (chủ tiệm internet - đòi bồi thường thiệt hại), cha mẹ B, thông dịch viên D, người làm chứng M (người chơi internet ngồi kế A và chứng kiến toàn bộ vụ việc, đã có lời khai với cơ quan điều tra) và giám định viên X (Toà mời để làm rõ vết thương trên người B)....
Trong vụ án giả định trên thì:
- A là bị hại
- B là người bị tạm giữ (trong thời gian chưa có quyết định khởi tố vụ án); là bị can (khi có quyết định khởi tố, truy tố) và là bị cáo khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử củ Toà án.
- D là thông dịch viên
- X là giám định viên
- M là người làm chứng
- N là nguyên đơn dân sự (bị thiệt hại về tài sản do hàn vi trái pháp luật của A)
- Cha, mẹ B là bị đơn dân sự (chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi của B gây ra)
Về tư cách pháp lý thì bạn có thể căn cứ vào quy định cụ thể trong TTHS để diễn đạt cho phù hợp với vụ án giả định.