Mọi người giúp em giải quyết vướng mắc này với ạ

Chủ đề   RSS   
  • #233025 13/12/2012

    tianmimi

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 2 lần


    Mọi người giúp em giải quyết vướng mắc này với ạ

    Ông A lấy bà B sinh ra ba người con là C, D, E. Ống A sống với bà M như vợ chồng. A chết lập di chúc cho C 50tr, còn lại cho bà M.  biết A+B= 500tr, mai táng hết 10tr. Biết khi ông A chết, C bị tâm thần, D 19tuổi, E 10 tuổi. Bài làm của em như sau:

    Di sản thừa kế của ông A là: 500/2=250 triệu.  

    Di sản chia thừa kế của  ông A là: 250-10= 240 triệu

    Chia theo di chúc:

    -C=50tr

    -M= 240-50=190 tr

    Theo điều 669 thì: B=C=E=2/3.(240/4)=40tr

    Như vậy là phải lấy phần của C và bà M ở trên di chúc để bù cho B và E. Tổng số tiên phải bù là 80 tr. Tuy nhiên, bọn em lại có hai quan điểm khác nhau về việc chia tỉ lệ này:

    - Quan điểm thứ nhất cho rằng sẽ chia theo tỉ lệ 50:190= 5:19. Tuy nhiên khi tính ra thì sẽ thấy C bị trừ như thế sẽ bị thiếu 2/3 một suất thừa kế nên sẽ lấy của C 10tr thôi, còn lấy của M 70tr

    - Quan điểm thứ hai lại cho rằng phần 669 của C  là 40 tr sẽ tách riêng ra, 10tr còn lại mới đem vào tính tỉ lệ. Tức là 10:190=1:19. C bù 4 tr, M bù 76 tr

    Vậy theo mọi người cách chia tỉ lệ nào là đúng ạ?

     
    5648 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #233101   13/12/2012
    Được đánh dấu trả lời

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Chào bạn,

    Di chúc thể hiện ý chí người chết, nên theo mình nghĩ khi chia theo tỉ lệ thì sẽ chia theo tỉ lệ như trong di chúc. Tức là, theo tỉ lệ 5:19. Vì thế mình sẽ chia theo quan điểm thứ nhất.

    Thân !

     

    Cập nhật bởi thangtiensinh ngày 13/12/2012 03:21:31 CH

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thangtiensinh vì bài viết hữu ích
    tianmimi (14/12/2012)
  • #233254   14/12/2012
    Được đánh dấu trả lời

    pesvn
    pesvn

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2009
    Tổng số bài viết (30)
    Số điểm: 551
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 7 lần


    tianmimi viết:

    Ông A lấy bà B sinh ra ba người con là C, D, E. Ống A sống với bà M như vợ chồng. A chết lập di chúc cho C 50tr, còn lại cho bà M.  biết A+B= 500tr, mai táng hết 10tr. Biết khi ông A chết, C bị tâm thần, D 19tuổi, E 10 tuổi. Bài làm của em như sau:

    Di sản thừa kế của ông A là: 500/2=250 triệu.  

    Di sản chia thừa kế của  ông A là: 250-10= 240 triệu

    Chia theo di chúc:

    -C=50tr

    -M= 240-50=190 tr

    Theo điều 669 thì: B=C=E=2/3.(240/4)=40tr

    Như vậy là phải lấy phần của C và bà M ở trên di chúc để bù cho B và E. Tổng số tiên phải bù là 80 tr. Tuy nhiên, bọn em lại có hai quan điểm khác nhau về việc chia tỉ lệ này:

    - Quan điểm thứ nhất cho rằng sẽ chia theo tỉ lệ 50:190= 5:19. Tuy nhiên khi tính ra thì sẽ thấy C bị trừ như thế sẽ bị thiếu 2/3 một suất thừa kế nên sẽ lấy của C 10tr thôi, còn lấy của M 70tr

    - Quan điểm thứ hai lại cho rằng phần 669 của C  là 40 tr sẽ tách riêng ra, 10tr còn lại mới đem vào tính tỉ lệ. Tức là 10:190=1:19. C bù 4 tr, M bù 76 tr

    Vậy theo mọi người cách chia tỉ lệ nào là đúng ạ?


    chào bạn, mình có một vài ý kiến như sau:
    * trong tình huống trên bạn nên lưu ý rằng ông A con có đứa con là E (10 tuổi) nên E cũng được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 669

    "Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

     

    1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

    2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động."
    * Bà M không thuộc diện thừa kế nhưng là người được hưởng di sản do di tặng theo Điều 671 và không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản:

    "1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

    2. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này."

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn pesvn vì bài viết hữu ích
    tianmimi (14/12/2012)
  • #233284   14/12/2012
    Được đánh dấu trả lời

    khanghailaw
    khanghailaw
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (229)
    Số điểm: 2147
    Cảm ơn: 229
    Được cảm ơn 91 lần


    theo mình là tỷ lệ 5:19 phải tôn trọng ý chí của người chết

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khanghailaw vì bài viết hữu ích
    tianmimi (14/12/2012)
  • #233392   14/12/2012

    tianmimi
    tianmimi

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 2 lần


    Trước tiên mình xin trân trọng cảm ơn tất cả các bạn đã cho mình ý kiến về hướng giải quyết tình huống này. Và đặc biệt cảm ơn  pesvn về sự đóng góp nhiệt tình của bạn. Tuy nhiên, mình có một số ý kiến nhỏ về bài viết của bạn như sau:

    Thứ nhất, ở trên bài mình đã tính E vào là một trường hợp thừa kế không theo nội dung di chúc quy định tại điều 669.

    Thứ hai, mình không đồng tình với quan điểm bà M là người được hưởng di sản theo di tặng. Theo mình bà M là người thừa kế theo di chúc bởi lẽ:

    - Người thừa kế theo di chúc không nhất thiết phải là người có một trong ba quan hệ: huyết thống, hôn nhân hay nuôi dưỡng với người để lại di chúc. Người thừa kế theo di chúc có thể là bất kì cá nhân hay tô chức nào, miễn là đáp ứng được điều kiện về người thừa kế quy định tại điểu 635 bộ luật dân sự.

    - Theo khoản 1 điều 671, nếu là di tặng thì phải gi rõ trong di chúc. Tức là, nếu ông A di tặng cho bà M thì phải ghi rõ là: phần còn lại, di tặng cho bà M.

      Rất mong được các bạn đóng góp thêm ý kiến để chúng ta cùng hoàn thiện hơn kiến thức về thừa kế^^

    Cập nhật bởi tianmimi ngày 14/12/2012 10:48:37 CH thiếu
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tianmimi vì bài viết hữu ích
    pesvn (15/12/2012)
  • #233407   15/12/2012
    Được đánh dấu trả lời

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    tỷ lệ 5:19 là hợp lý rồi. Đồng ý với .

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    tianmimi (17/12/2012)
  • #233678   17/12/2012

    tianmimi
    tianmimi

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 2 lần


    Như vậy là tất cả các bạn đều đồng ý với tỉ lệ 5:19. , cậu có thể giải thích cho tớ tại sao cậu lại chọn tỉ lệ này được không?

     
    Báo quản trị |  
  • #233892   18/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn ,

    Sr vì quá chậm trễ. Minh xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

    tỷ lệ 5:19 là tỷ lệ hợp lý cho bài tập trên.

    Theo cách chi: tổng di sản 250 triệu

    10 triệu mai táng, còn lại 240 chia theo di chúc: C được 50 triệu, M được 190 triệu.

    Ý chí của người để lại di sản được thỏa mãn, hoàn tất tại đây. Pháp luật tôn trọng ý chí người để lại di sản, nếu còn cái nợ đời, mà trước khi chết chưa giải  quyết được thì ý chí phải hướng theo sao cho thỏa mãn quy định pháp lý về nghĩa vụ, đặc biệt là truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của dân tộc. Tất cả các khoản phát sinh thêm như xuất hiện người thừa kế mới, 669, phát sinh nghĩa vụ mới đều lấy từ 240=50+190 triệu ra để chia. 1 sự công bằng, không ai trong C, M chịu bỏ tiền ra để chi cho người khác. Nên phải chia tỷ lệ phần di sản được hưởng cho người khác: C:M=5:19.

    Thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    tianmimi (18/12/2012)
  • #234063   18/12/2012

    tianmimi
    tianmimi

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 2 lần


    Ý  kiến của cậu đưa ra cũng rất hợp lí. Nhưng tại sao không chia theo tỉ lệ 1:19 cậu. Theo t nghĩ thì cách chia này phù hợp với ý chí của người để lại di sản hơn. Vì sau khi chia theo tỉ lệ này, C vẫn còn 6 triệu được hưởng theo di chúc mà vẫn đảm bảo sự công bằng cho C và M. Cậu cho tớ ý kiến nhé?

     
    Báo quản trị |  
  • #234066   19/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn,

    Điều đó là không thể, việc bạn tách 50 triệu ra là điều đã vi phạm ý chí của người để lại di sản, điều đó là cấm. Mọi ý chí của người để lại di sản ghi trong di chúc hợp pháp phải được tôn trọng. Cách chia thứ 2 bạn đã bỏ qua giai đoạn.

    Ngày từ đầu, khi nhìn vài di chúc, bạn thây rằng C không phải đối tượng 669. do được hưởng 50>40. Nên việc chia tài sản cho người 669 được tách ra từ 240 tr theo tỷ lệ 50:190 cho B, E mỗi người là 40 triệu.

    phần C,M phải tách ra để bù cho B, Elà a, b và a+b=80

    a/50=b/190=(a+b)240=80/240=1/3 --> a=50/3=16,66666, b=63,33333

    di sản còn lại của C=50-16,66666=33,33333 <40 nên lại trở thành đối tượng 669. 

    M phải bù cho C là 6,66666 triệu--> M=190-63,33333-6,66666=120 triệu.

    Điều 669 là điều luật có giá trị pháp lý cao hơn di chúc (tương đương là truyền thống văn hóa, đạo đức cả dân tộc> ý chí của 1 người). 669 được sử dụng khi có di chúc hợp pháp, chỉ cần có di chúc hợp pháp đối tượng 669 luôn được bảo vệ mà không cần bik ngườ thừa kế được ghi trong di chúc có được hưởng di sản đó hay không, luôn có hiệu cả về thời gian, không gian, chỉ cần có di chúc hợp pháp.

    thân !

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    tianmimi (19/12/2012)
  • #234067   19/12/2012

    tianmimi
    tianmimi

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 2 lần


    ah, tớ hiểu rồi. Cậu đúng là năm rất chắc kiến thức. Cảm ơn cậu nhé^^

     
    Báo quản trị |  
  • #234094   19/12/2012

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần


    Chào các bạn,

    Con số đầu tiên các bạn quyết định là C=50 triệu đồng và các bạn triển khai tiếp bài giải. Tuy nhiên, nhận định trên chỉ đúng nếu 50 triệu đồng không lớn hơn 2/3 giá trị toàn bộ phần di sản một người thừa kế được hưởng theo pháp luật. Việc xác định giá trị di sản của người đã mất là trước hay sau khi trừ chi phí, ai là người được tính vào để chia theo pháp luật nhằm xác định con số 2/3,... thì trước đây Diễn đàn đã có topic và các "chiên da" đã tranh luận kịch liệt rồi. Các bạn có thể tìm lại topic này hoặc tự "chiến" tiếp.

     

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |