Mình xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
1. Tranh chấp trên là tranh chấp thiệt hại ngoài hợp đồng. Dựa trên khái niệm về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 BLDS 2015:
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Bồi thường thiệt hại xảy ra khi đủ 4 điều kiện theo Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP như sau:
Phải có thiệt hại xảy ra: thiệt hai xảy ra là cái váy bị rách, là tài sản của của hàng đã bị hư hỏng dẫn đến giảm giá trị hoặc mất hết giá trị. Không thể bán cho khách hoặc của hàng phải tốn (tài sản) chi phí để khôi phục nguyên trạng tài sản của mình.
Phải có hành vi trái pháp luật: ca sĩ đã xâm phạm đến tài sản của của hàng – làm hư hỏng cái váy
Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật: Chính do việc ca sĩ thử váy đã làm rách chiếc váy
Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại: ca sĩ đã vô ý làm rách chiếc váy của của hàng.
Như vậy có đủ căn cứ để bắt buộc ca sĩ phải bồi thường, bởi vì đây là thiệt hại ngoài hợp đồng nên ca sĩ phải bồi thường ngay của khi chưa đồng ý mua chiếc váy.
2. Ca sĩ có thể bồi thường toàn bộ thiệt hại bằng hai cách:
- Mua chiếc váy đã làm rách
- Bồi thường cho cửa hàng một khoảng tiền đễ cửa hàng sửa lại chiếc váy