Năm 1985 mật vụ Pháp đã đánh chìm tàu Rainbow Warrior của tổ chức Greepeace (Một tổ chức hoạt động trong lĩnh vực môi trường), khi tàu này đang đậu trong cảng Auckland của New Zealand làm một thủy thủ trên tàu bị chết. Ngay sau đó hai mật vụ Pháp đã bị New Zeand bắt giữ, buộc tội và kết án 10 năm tù. Pháp đã yêu cầu New Zealand thả các mật vụ, ngược lại New Zealand yêu cầu Pháp bồi thường thiệt hại. Để dàn xếp tranh chấp, hai bên đã đề nghị Tổng thư ký Liên hợp quốc đứng ra làm trung gian hòa giải. Với sự chứng kiến của Tổng thư ký Liên hợp quốc, Pháp và New Zealand đã ký một thỏa thuận theo đó Pháp cam kết sẽ bồi thường 7 triệu USD cho New Zealand, đổi lại New Zealand sẽ chuyển giao hai mật vụ cho Pháp để đưa đến một căn cứ quân sự của Pháp trên đảo Hao ở Thái Bình Dương trong khoảng thời gian ít nhất là 3 năm. Cũng theo thỏa thuận, hai mật vụ này chỉ được rời khỏi đảo khi có sự đồng ý của cả hai quốc gia. Tuy nhiên trước khi thời hạn 3 năm kết thúc, Pháp đã cho các mật vụ trên rời đảo Hao mà không có sự đồng ý của New Zealand. Hãy cho biết:
- Những quan hệ pháp luật nào đã phát sinh trong vụ việc nêu trên? Trong số đó, quan hệ pháp luật nào thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế? Tại sao?
- Thỏa thuận ký giữa Pháp và New Zealand có là điều ước quốc tế không? Hành vi của Pháp cho các mật vụ rời đảo Hao vi phạm nguyên tắc nào của Luật quốc tế