Mọi người cùng thảo luận xem bt này mình làm có chính xác không nhé

Chủ đề   RSS   
  • #231434 06/12/2012

    ngtuananhx94

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Mọi người cùng thảo luận xem bt này mình làm có chính xác không nhé

    *Đề bài như sau:

    Ông Tùng và bà Hồng là vợ chồng có 2 người con chung là Thúy( sinh năm 1980, đi làm và có thu nhập) và Mạnh (sinh năm 1999). Trong thời gian chung sống ông Tùng và bà Hồng góp được khối tài sản chung trị giá 840 triệu đồng.
    Năm 2005, bà Hồng qua đời có lập di chúc hợp pháp để lại toàn bộ tài sản của mình cho ông Tùng và Thúy
    Năm 2008, ông Tùng kết hôn với bà Tâm và tuyên bố toàn bộ tài sản của ông ( có trước hôn nhân với bà Tâm) sẽ là tài sản chung của 2 vợ chồng
    Năm 2011, ông Tùng và bà Tâm về quê ngoại ăn giỗ đã gặp tai nạn trên đường. Trong quá trình điều trị tại bệnh viện, biết mình không qua khỏi ông Tùng đã lập di chúc để lại toàn bộ tài sản của mình cho bà Tâm
    Ông Tùng qua đời được vài ngày thì bà Tâm cũng qua đời không để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình. Khi bà Tâm qua đời, Tài phản đối không chia di sản thừa kế cho Thúy và Mạnh

    Hãy chia di sản thừa kế trong tình huống, biết rằng:
    -Trước khi kết hôn với ông Tùng, bà Tâm có 1 người con riêng là Tài và khi lấy bà Tâm thì Tài là người phản đối gay gắt
    -Giữa bà Tâm với Thúy và Mạnh có quan hệ tốt, chăm sóc và yêu thương nhau

     

     

     

    *Sau đây là lời giải của mình:

    1.Giai đoạn bà Hồng chết:
    Tổng tài sản của Hồng và Tùng là 840 triệu, Hồng chết nên Tùng được hưởng một nửa tài sản chung
    Tài sản của Tùng là: 840:2=420 triệu
    -Di chúc không để lại cho Mạnh nhưng theo điều 669(Bộ luật dân sự 2005), Mạnh vẫn được hưởng 2/3 tài sản của một suất thừa kế
    -Số người được thừa kế là: Mạnh,ông Tùng, Thúy
    1 suất thừa kế: 420:3= 140 triệu
    -Tài sản của Mạnh là:  2/3 x 140 =93,33 triệu
    -Lúc đó 1 suất thừa kế của ông Tùng và Thúy là:  (420 - 93,33):2 = 163,335 triệu
    -Như vậy, tài sản của Thúy là: 163,335 triệu
                      tài sản của ông Tùng là: 163,335+420=583,335 triệu

    2.Giai đoạn ông Tùng chết:
    -Vì ông Tùng và bà Tâm tuyên bố tài sản chung nên khi ông Tùng chết, bà Tâm được hưởng: 583,335:2=291,6675 triệu
    -Số người được hưởng thừa kế của ông Tùng theo pháp luật: Mạnh, Thúy, bà Tâm
    -Giá trị tài sản của một suất thừa kế là: 291,6675 :3= 97,2225 triệu

    -Tài sản của Mạnh theo thừa kế là: 2/3 x 97,2225=64,815 triệu
    -Như vậy, tài sản của Mạnh là: 64,815+93,33=158,145 triệu
                      tài sản của bà Tâm là: 583,335-64,815=518,52 triệu

    3.Giai đoạn bà Tâm chết:
    -Vì bà Tâm chết không để lại di chúc nên tài sản của bà Tâm sẽ được chia theo pháp luật
     -Số người được thùa kế theo pháp luật là: Thúy, Mạnh, Tài
    - Mỗi người sẽ được hưởng một suất thừa kế là: 518,52:3= 172,84  triệu
    -Vì bà Tâm với Thúy và Mạnh có quan hệ tốt, chăm sóc, yêu thương nhau nên theo điều 679( Bộ luật dân sự 2005) nên Thúy và Mạnh được thùa kế di sản của bà Tâm
    -Như vậy, tài sản của Mạnh là: 172,84+158,145=330,985triệu
                      tài sản của Thúy là: 172,84+163,335=336,175 triệu
                      tài sản của Tài là: 172,84 triệu    
     

     
    3955 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #231554   06/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn,

    Mình chỉ băn khoăn một điều trong bài tập này: "Ông Tùng qua đời được vài ngày thì bà Tâm cũng qua đời.

    Mình nghĩ thời gian vài ngày này quá ngắn để có thể thực hiện được công bố di chúc, thanh toán và phân chia si sản, thủ tục,..... Mặc dù theo quy định tại điều 636: kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

    Thời điểm ông Tùng chết: Mạnh, Thúy, Tâm là những người sở hữu chung đối với tài sản của ông Tùng.

    Và đặc biệt hơn nữa, bà Tâm chết sau ông Tùng vài ngày, không biết tình trạng sức khỏe của bà ra sao để có thể nhận thức được chồng chết, từ chối hay nhận di sản chồng để lại khi di chúc được công bố (khi bà còn sống trong vòng vài ngày).

    Những thứ mình nêu trên để viễn dẫn đến việc di chúc này mặc dù có hiệu lực pháp luật nhưng không có đối tượng được hưởng di sản theo di chúc. 

    Tuy nhiên, do di chúc có hiệu lực pháp luật(chỉ cần có di chúc hợp phát sẽ phát sinh điều 669 có hiệu lực mà không cần biết người được ghi trong di chúc có hưởng di sản đó hay không) --> đối tượng được hưởng 669 là Mạnh. Lúc này chỉ có 2 đối tượng được chia the pháp luật là Mạnh, Thúy.

    Mạnh được hưởng theo 669: 2/3*291,6675/2=97,2225 triệu.

    phần còn lại chia theo pl cho Mạnh, Thúy: (291,66775-97,2225)/2=97.2225. 

    Nên Mạnh được hưởng 194,445; Thúy được 97,2225.

    Bà Tâm chết: di sản là 291,6675 được chia theo pl cho Mạnh, Thúy, Tài. Mỗi người được 97,2225 triệu.

    Bạn thấy sao?

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Libra_L vì bài viết hữu ích
    ngtuananhx94 (06/12/2012)
  • #231591   06/12/2012

    tianmimi
    tianmimi

    Male
    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:18/10/2012
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 215
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình có góp ý bé xíu xiu như thế này^^

       Bạn nắm khá chắc kiến thức, và theo t thấy hướng đi của bạn là đúng(kết quả thì ta chưa bàn đến nhé). Tuy nhiên, theo mình, cách trình bày như thế chưa được khoa học cho lắm, khi làm bài sẽ dễ bị nhầm lẫn, hơn nữa, sẽ khiến người đọc khó theo dõi.Thầy cô giáo có đưa ra cho bọn tớ cái dàn bài này trong quá trình học, hi vọng nó sẽ giúp chút ít cho bạn:

    - Di sản thừa kế(tổng di sản):

    - Di sản chia thừa kế( đã trừ phần nghĩa vụ về tài sản)

    - Chia theo di chúc: 

    - Chia theo pháp luật: 

    - Theo điều 669: theo tớ không nên tách làm hai bước mà tính gộp luôn: 2/3.[(tổng di sản chia thừa kế)/ số nhân suất]

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tianmimi vì bài viết hữu ích
    ngtuananhx94 (06/12/2012)
  • #231593   06/12/2012

    ngtuananhx94
    ngtuananhx94

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2012
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 0 lần


    Trước tiên mình xin chân thành cảm ơn những lời đóng góp chân thành của các bạn.

    @  : Mình nghĩ băn khoăn của bạn là hoàn toàn có cơ sở nhưng vì mình học k chuyên  về luật nên chắc giáo viên cũng không bắt bẻ gì nhiều về vấn đề này. Trên lớp mình thấy cô toàn nói di chúc mà k nói j thêm thì coi là hợp pháp. Theo tới thì ai die trước thì mở thừa kế của người đó luôn.

    Mình cũng có thắc mắc là: di chúc của ông Tùng để lại toàn bộ tài sản cho bà Tâm, Thúy đã trưởng thành thì theo 669 sẽ k đc hưởng thừa kế. Bạn nói rõ cho mình đc k? thanks

    @ : Cảm ơn bạn đã giúp mình có thêm cách trình bày khoa học

     
    Báo quản trị |  
  • #231606   07/12/2012

    Libra_L
    Libra_L
    Top 500
    Male
    Chồi

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:03/08/2012
    Tổng số bài viết (156)
    Số điểm: 1423
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 65 lần


    chào bạn,

    Rất vui được thảo luận với bạn. 

    Điều 669 để bảo vệ quyền lợi ngưới đáng lẽ được hưởng di sản mà người để lại di sản lại không cho (kỷ phần bắt buộc). Các đối tượng cha, mẹ đẻ thuộc loại nuôi dưỡng, huyết thống, sinh ra người để lại di sản, di không cho hưởng thi di chúc thì khoản 2/3 1 suất theo thừa kế cũng là 1 khoản khích lệ tinh thần cho tình cảm cha mẹ, con cái, công nuôi dưỡng, sinh thanh ra. đối tượng vợ, chồng là quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, khoản 2/3 1 suất cho người này là 1 sự bù đắp nhỏ cho tình cảm vợ chồng, yêu thương chăm sóc nhau trong ký hôn nhân. Đối tượng con chưa thành niên thì theo quy định của pháp luật dân sự thì chưa có đầy đủ khả năng để giao dịch dân sự hoàn chỉnh (đối tượng từ đủ 15 tuổi đển đủ 18 tuổi,.......), vẫn cần đến người giám hộ. (dựa quan hệ nuôi dưỡng, huyết thống.). Đối tượng người đã thành niên mất sức lao động cũng tương tự như trường hợp người chưa thành niên về việc họ không thể có một cuộc sống bình thường như người đã thành niên, bởi sự hạn chế sức khỏe , khả năng lao động, kiếm miếng ăn không còn. Cả về chính sách xã hội về đối tượng này nữa. Mình chỉ nói qua qua chút, còn nếu phân tích dài thì còn có thể viết vài trang nữa. Đối tượng người đã thành niên, tự kiếm sống được cho chính mình, đầy đủ nhận thức, trạng thái sức khỏe bình thường, ký kết bất kỳ loại giao dịch hợp pháp nào. Có thể chém gió một chút về người nước ngoài; những đứa trẻ khi đã đủ 18 tuổi, sẽ có tài khoản riêng, sống tự lập, xa ra đình. Và một điều có thể thầy rằng: người đã thành niên thì xã hội, nhà nước không còn bất kỳ điều gì để cứu trợ, bao bọc họ khi đã trưởng thành nên việc không được hưởng di sản 669 là điều hợp lý. 

    Mình dựa trên 3 mối quan hệ: huyết thống, nuôi dưỡng, hôn nhân để nói về 669. Tuy nhiên có vấn đề đặt ra: hai người anh em (kết nghĩa) vào sinh ra tử với nhau hoặc một mối quan hệ nào đó còn có thể thân thiết, sâu sắc hơn hoặc như cả tình vợ chồng, con cái với cha mẹ, cha mẹ với con cái (không vi phạm quy định của pháp luật hiện hành ) thì 669 không nói đến. Mối quan hệ trên có thể chứng minh được thì 669 có nên mở ra để cho đối tượng này được hưởng không?

    Các bạn có nhu cầu tư vấn trực tiếp xin hãy liên hệ để kịp thời giải quyết thắc mắc pháp lý vướng phải

    Điện thoại: 0962976053

     
    Báo quản trị |