mọi người cho em hỏi một chút!! Hành vi trong trường hợp cưỡng bức về tinh thần!!

Chủ đề   RSS   
  • #100329 04/05/2011

    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    mọi người cho em hỏi một chút!! Hành vi trong trường hợp cưỡng bức về tinh thần!!

    Em muốn hỏi khi người ta bị cưỡng bức về tinh thần thì biểu hiện của ra bên ngoài có phải là hành vi không.
    Theo em thì đó vẫn là hành vi, nhưng có nhiều người nói đó không phải là ý muốn của chủ thể nên không phải là hành vi.
    VD: A bị kề dao vào cổ dọa nếu không đưa chìa khóa ngân hàng thì sẽ giết.
    A đưa chìa khóa,
    Vậy A đưa chìa khóa có phải là hành vi không??
    Mọi người cho em ý kiến với!!

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    12707 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #100412   04/05/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


    chào bạn! sorry nhưng mình không hiểu lắm câu hỏi của bạn vì cưỡng bức về tinh thần là gây thiệt hại cho xã hội do bị người khác cưỡng ép. Đây là trường hợp một người làm hoặc không làm một việc gây hại cho Nhà nước, tập thể, hay công dân khác do bị người khác cưỡng ép bằng thủ đoạn đe doạ khác nhau.
      ==> Tất cả đều là hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội.
       +chắc có lẽ bạn muốn hỏi là hành vi này có phạm tội hay không phải không?
     Hành vi này có thể vẫn bị coi là tội phạm hoặc không bị coi là tội phạm tuỳ thuộc vào các điều kiện của chế định cưỡng bức.nghĩa là nếu bị ép buộc phải làm hoặc không làm một việc gây thiệt hại cho xã hội khi không còn cách nào khác để tránh thiệt hại lớn hơn mà người ép buộc đe doạ sẽ gây ra cho người bị ép buộc. trong trường hợp này thì người bị cưỡng ép không có tội. Còn các trường hợp khác vẫn có tội.

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #100424   04/05/2011

    kajnodo92
    kajnodo92
    Top 150
    Male
    Lớp 12

    Sơn La, Việt Nam
    Tham gia:26/03/2011
    Tổng số bài viết (572)
    Số điểm: 18506
    Cảm ơn: 168
    Được cảm ơn 253 lần


    Không, mình chỉ hỏi đó có phải là hành vi không thôi, mình nghĩ đó là hành vi. Vì nếu không là hành vi thì pháp luật cần gì phải xét đến trường hợp thiệt hại gây ra và mức độ cưỡng bức. Mình hiểu nhưng không sao giải thích được khi mà giáo trình trường mình viết hành vi là biểu hiện ra bên ngoài của con người nhằm đạt được mục đích có chủ định và mong muốn. Như ví dụ trên, A đâu muốn giao chìa khóa ra.
    Nhưng cuối cùng thì mình cũng nghĩ ra cách giải thích được rồi.
    Cảm ơn bạn đã góp ý

    Tư vấn pháp luật miễn phí - Đất đai - Thừa kế - Hôn nhân gia đình

    Đoàn Ngọc Khải - 0965354008 - khai.doanngoc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #100428   04/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần


    Bạn vừa nêu khái niệm hành vi rồi đó. Chỉ cần đọc kĩ là hiểu tại sao nó không phải là hành vi thôi. Bạn là sinh viên luật Hà Nội đúng không?

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #100436   04/05/2011

    minhlawer29
    minhlawer29

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2011
    Tổng số bài viết (47)
    Số điểm: 475
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 12 lần


          Hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự của con người được thể hiện ra bên ngoài thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định gây ra thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Mình không dám nói giáo trình của trường bạn sai nhưng bạn nhớ đọc kĩ lại nha. Có khi còn phần sau nữa.
     Các biểu hiện ra bên ngoài của con người ra bên ngoài thế giới khách quan gây thiệt hại đáng kể cho xã hội(theo ví dụ của bạn là hành vi đưa chìa khoá) không được coi là hành vi phạm tội gồm:
        Biểu hiện của con người không có chủ đích như phản ứng không điều kiện, mộng du, choáng,....
        Biểu hiện của con người trong tình trạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng làm mất khả năng nhận thức
        Biểu hiện của con người trong tình trạng bất khả kháng
        Biểu hiện của con người trong tình trạng bị cưỡng bức.
    Trong vd của bạn thì A đã bị  kề dao vào cổ dọa nếu không đưa chìa khóa ngân hàng thì sẽ giết.A đã hoàn toàn tê liệt về ý trí nên hành vi của A không được coi là hành vi phạm tội.
        

    học thầy không tày học bạn.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn minhlawer29 vì bài viết hữu ích
    AuQuangPhuc (05/05/2011) PHANGGIRL (06/03/2012)
  • #170324   06/03/2012

    PHANGGIRL
    PHANGGIRL

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    cho mình hỏi minhlawer xi dược không? ví dụ a là nhan vien kế toán của công ty bị b đe dọa rằng phải đưa cho b 5triệu không thì b sẽ tố cáo a tội tham ô trước đây khi a làm cho một công ty nhà nước. a lấy công quỹ đưa cho b. vậy trong trường hợp này hành vi của a có bị côi là tội pham không?
     
    Báo quản trị |  
  • #230029   29/11/2012

    Theo tôi nghĩ

    Trong trường hợp này thì hành vi của A vẫn bị coi là tội phạm. Mặc dù a là người thực hiện hành vi do bị cưỡng bức về tinh thần. Nhưng xét về mặt chủ quan, hành vi của A là hành vi có lỗi. Trong hoàn cảnh đó A vẫn có khả năng điều kiện lựa chọn một xử sự khác. A bị cưỡng bức nhưng chưa đến mức độ tê liệt về ý chí.

    Thân./.

     
    Báo quản trị |  
  • #318905   17/04/2014

    nguyenthao110832
    nguyenthao110832

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    cho em hỏi người bị choáng, và phản ứng không có điều kiện không được coi là hành vi trong trường hợp nào vậy? lấy ví dụ và giải thích giúp mình với

     
    Báo quản trị |