Chào bạn, với câu hỏi của bạn Công ty Luật Gia Phát xin tư vấn như sau:
Đối với trường hợp mở lớp dạy năng khiếu được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014, TT 04/2014/TT-BGDĐT.
Trương hợp này muốn mở lớp dạy năng khiếu không tiến hành nhỏ lẻ cho cá nhân như vẫn hay tự phát sinh trên thực tế mà không được đặt bảng biển quảng cáo và được hiểu là "hoạt động ngầm", chỉ khi bạn đầy đủ các điều kiện mở trường năng khiếu, trước hết bạn phải có đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất đáp ứng quy định:
- Cơ sở vật chất:
1. Có phòng học, phòng chức năng có đủ ánh sáng, đảm bảo các yêu cầu về vệ sinh trường học theo quy định.
2. Thiết bị dạy học phải bảo đảm an toàn, phù hợp với nội dung dạy học, hoạt động và tâm lý lứa tuổi người học.
- Đội ngũ giáo viên
1. Có đủ điều kiện về sức khoẻ.
2. Có phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm; am hiểu về môn năng khiếu (đàn, hát...)
- Giáo trình, tài liệu
Có đủ giáo trình, tài liệu do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành hoặc phê duyệt. Nếu giáo trình, tài liệu tự lựa chọn hoặc tự xây dựng thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động hoặc cơ quan xác nhận đăng ký hoạt động chấp thuận; đảm bảo yêu cầu, có nội dung phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, không trái với các quy định của pháp luật.
Để được cấp phép bạn phải có doanh nghiệp được thành lập theo quy định, được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới có thể tiến hành các bước tiếp theo.
Để thành lập trung tâm năng khiếu cần qua hai giai đoan: Xin cấp phép hoạt động và xin xác nhận hoạt động.
Giai đoạn 1: Đề nghị cấp phép hoạt động trung tâm năng khiếu
Hồ sơ đề nghị bao gồm:
– Tờ trình đề nghị cấp phép hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa. Nội dung tờ trình nêu rõ: mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm, tổ chức bộ máy, tài chính và các nguồn lực khác; cam kết đảm bảo an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường, thực hiện nghiêm túc quy định của các cấp quản lý nơi tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
– Giấy phép đăng ký kinh doanh;
– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về ban lãnh đạo, các giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:
– Đơn vị lập hồ sơ xin cấp phép gửi cho Sở Giáo dục và Đào tạo;
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp phép tiến hành thẩm định hồ sơ, kiểm tra các điều kiện hoạt động để quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Trường hợp không đồng ý cấp phép, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Giai đoạn 2: Xác nhận đăng ký hoạt động trung tâm
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
– Công văn đăng ký tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
– Danh sách, lý lịch trích ngang kèm theo các minh chứng hợp lệ về đội ngũ giáo viên, huấn luyện viên, báo cáo viên (ghi rõ họ tên, trình độ học vấn, chức vụ, nghề nghiệp, năng lực sư phạm và am hiểu các lĩnh vực kỹ năng sống hoặc hoạt động giáo dục có liên quan) tham gia tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa;
– Kế hoạch hoạt động, giáo trình, tài liệu giảng dạy, huấn luyện.
Trình tự, thủ tục xác nhận đăng ký hoạt động:
a) Cơ sở giáo dục lập hồ sơ gửi cho Sở Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận đăng ký hoạt động vào công văn đăng ký của cơ sở giáo dục với nội dung: xác nhận đã đăng ký hoạt động và gửi trả lại cho cơ sở giáo dục. Nếu không đồng ý cho hoạt động, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trân trọng,/