MÔ HÌNH GIÁO DỤC: 100% TRƯỜNG DÂN LẬP

Chủ đề   RSS   
  • #456366 07/06/2017

    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    MÔ HÌNH GIÁO DỤC: 100% TRƯỜNG DÂN LẬP

    Tổng chào toàn thể anh chị và các bạn!

    Nền giáo dục Việt Nam trước nay đều không được đánh giá cao về chất lượng, mặc cho liên tục có nhiều chính sách cải cách nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy tuy nhiên thành công đạt được là vô cùng hạn chế. Đa số những thay đổi chỉ nằm ở “phần ngọn” chứ chưa thể đánh vào “phần gốc”.

    Bài viết này mình xin bày tỏ quan điểm cá nhân về đề xuất mô hình giáo dục với “100% trường dân lập”

    I/ Khái niệm: mô hình này hoạt động dưới hình thức 100% trường học ở mọi cấp bậc (từ mầm non đến Đại học) ở Việt Nam sẽ do cá nhân, tổ chức (không thuộc Nhà nước) đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động và thậm chí tự quyết định chương trình học lẫn cơ chế tuyển sinh riêng; Nhà nước chỉ tập trung đưa ra đường lối, chính sách giáo dục chung và giám sát tình hình thực hiện để đảm bảo công tác giáo dục tại các trường học không vi phạm pháp luật, đạo đức và đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

    II/ Phân tích:

    1/ Điểm mạnh:

    - Tiêu chuẩn nhập học: Đa số trường công lập đều có cơ chế tuyển sinh vô cùng gắt gao, ngược lại trường dân lập lại chỉ xét học bạ hoặc đơn giản là hộ khẩu để xét tiêu chuẩn vào trường

    Mô hình này giúp học sinh và gia đình có thể thoải mái chọn trường học có chế độ thi tuyển, chương trình học, học phí và vị trí địa lý phù hợp với mình. Không còn phải chạy theo căn bệnh “mê trường điểm” một cách vô tội vạ

    - Cơ sở vật chất: đa phần cơ sở vật chất ở các trường dân lập đều có phần khang trang hơn, tạo cho người học có không gian học thoải mái cũng như có nhiều cơ hội để tổ chức các khóa học ngoại khóa, kỹ năng mềm cho người học.

    - Loại bỏ biên chế đối với giáo viên: tạo sự cạnh tranh giữa các giáo viên, những giáo viên không muốn bị đào thải khỏi nghề phải liên tục nâng cao chất lượng giảng dạy của mình, tránh tình trạng lười nhác, thiếu cầu tiến khi đã được biên chế “bảo kê”.

    - Giúp hạn chế căn bệnh thành tích vốn đã ngấm sâu vào huyết quản của nền giáo dục hiện nay, vì lúc này không còn cơ chế thi đua, xếp hạng của Nhà nước nữa.
    Danh tiếng của mỗi trường sẽ do tự thân trường đó tạo dựng bằng chất lượng giảng dạy của mình.

    - Ngân sách nhà nước tiết kiệm được một khoản lớn khi không còn phải đầu tư, duy trì hoạt động của các trường công lập.

    2/ Hạn chế:

    - Học phí: học phí ở các trường dân lập không được hỗ trợ về vốn của Nhà nước ,do đó tất nhiên sẽ cao hơn so với trường công lập.
    Tuy nhiên, mình tin là vấn đề này có thể được hạn chế khi mà học phí cũng là một khía cạnh để các trường dân lập cạnh tranh lẫn nhau

    - Khó quản lý: việc không còn được trực tiếp tham gia vào hoạt động giáo dục tại các trường học sẽ gây rất nhiều khó khăn cho cơ quan Nhà nước trong việc quán triệt tư tưởng cũng như đảm bảo thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng.

    III/ Kết:

    Thay đổi 1 hệ thống, 1 cơ chế lâu đời có lẽ là rất khó khăn, nhưng với tốc độ thay đổi chóng mặt của thế giới mà chúng ta vẫn ì ạch, loay hoay tìm ra định hướng giáo dục từ năm này sang năm khác thì thôi thà 01 lần đập nát rồi xây lại, biết đâu sẽ đạt được thành công ngoài mong đợi. Sự đầu tư nào cũng có rủi ro, lợi nhuận càng lớn đi kèm với rủi ro càng cao – đây là quy luật bất biến.

    Bài viết mang tính quan điểm cá nhân, rất mong nhận được góp ý, phản hồi từ các anh chị và các bạn!

     
    8345 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    Sensen93 (07/06/2017) hongphuong1993 (07/06/2017) ntqn1993 (07/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #456372   07/06/2017

    truong_nhu
    truong_nhu
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (155)
    Số điểm: 2170
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 85 lần


    Dù đây là một ý kiến khá táo bạo nhưng cá nhân mình không ủng hộ điều này. Vì như bạn thấy, hệ thống trường dân lập có đầu vào khá dễ dàng, thậm chí là cẩu thả trong khâu tuyển sinh, nên sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo tràn lan nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao. Và dù có nền giáo dục tân tiến đến mấy, nhưng các đất nước như Mỹ, Hà Lan, Anh, Pháp,... đều giữ lại hệ thống trường công và không ngừng phát triển như một bảo chứng cho uy tín giáo dục của nước họ. Cuối cùng, xét đến tâm lý người Việt, bạn có nghĩ rằng họ sẽ thích con mình vào trường công hay trường tư hơn?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truong_nhu vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456428   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


     

    truong_nhu viết:

     

    Dù đây là một ý kiến khá táo bạo nhưng cá nhân mình không ủng hộ điều này. Vì như bạn thấy, hệ thống trường dân lập có đầu vào khá dễ dàng, thậm chí là cẩu thả trong khâu tuyển sinh, nên sẽ dẫn đến tình trạng đào tạo tràn lan nhưng chất lượng nguồn nhân lực không cao. Và dù có nền giáo dục tân tiến đến mấy, nhưng các đất nước như Mỹ, Hà Lan, Anh, Pháp,... đều giữ lại hệ thống trường công và không ngừng phát triển như một bảo chứng cho uy tín giáo dục của nước họ. Cuối cùng, xét đến tâm lý người Việt, bạn có nghĩ rằng họ sẽ thích con mình vào trường công hay trường tư hơn?

     

     

    Chào bạn, mình lại nghĩ khác, chất lượng nguồn nhân lực (đầu ra) phụ thuộc vào chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục chứ không dựa vào chất lượng đầu vào.

    Tiêu chuẩn đầu vào cao mục đích là giúp trường loại bỏ được những người học kém hơn, trường sẽ sở hữu một lứa học sinh có tiềm năng cao, dễ dàng cho công tác giáo dục => Theo mình, đây là hành động cổ súy cho "bệnh thành tích"

    Một trường giỏi đối với mình là dù có nhận "nguyên liệu xấu" thì trường vẫn có thể cho ra được "sản phẩm" tốt chiếm tỉ lệ lớn chứ không phải dựa vào sự tuyển chọn đầu vào gắt gao để tìm được "nguyên liệu tốt" rồi dễ dàng đào tạo.
     

    Cập nhật bởi TruongMinhToan ngày 07/06/2017 12:45:21 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #456380   07/06/2017

    GHLAW
    GHLAW
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/11/2016
    Tổng số bài viết (351)
    Số điểm: 4787
    Cảm ơn: 425
    Được cảm ơn 214 lần


    Ý tửng khá độc đáo nhưng xét hoàn cảnh thực tế thì rất khó thực hiện. nếu bỏ hết "công", chỉ "tư" đồng nghĩ với việc bỏ lỏng chất lượng, tôi không phủ nhận hiệu quả của đào tạo tư, nhưng số được là rất ít, bên cạnh đó thì "tiền nào vải nấy" đòi hỏi chi phí học tập khá cao. Các vùng phát triển thì không nói làm gì nhưng những vùng sâu, vùng xa thì có lẽ các em ở nhà luôn vậy. Vấn đề cải cánh này khá nan giải, nhưng cải cách bằng việc bỏ hết công chỉ để tư e còn nhiều bất cập.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn GHLAW vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456498   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    GHLAW viết:

    Ý tửng khá độc đáo nhưng xét hoàn cảnh thực tế thì rất khó thực hiện. nếu bỏ hết "công", chỉ "tư" đồng nghĩ với việc bỏ lỏng chất lượng, tôi không phủ nhận hiệu quả của đào tạo tư, nhưng số được là rất ít, bên cạnh đó thì "tiền nào vải nấy" đòi hỏi chi phí học tập khá cao. Các vùng phát triển thì không nói làm gì nhưng những vùng sâu, vùng xa thì có lẽ các em ở nhà luôn vậy. Vấn đề cải cánh này khá nan giải, nhưng cải cách bằng việc bỏ hết công chỉ để tư e còn nhiều bất cập.

    Chào bạn, 

    Mình đồng ý với bạn về yếu tố chi phí học tập đối với những gia đình khó khăn hay vùng sâu, vùng xa. Đây cũng là vấn đề mà mình rất mong nghe được góp ý của các bạn, riêng mình thì đối với những trường hợp đặc biệt trên, Nhà nước có thể can thiệp bằng cách có những chính sách hỗ trợ từ chính nguồn ngân sách tiết kiệm được.

    Riêng về quan điểm "bỏ công, chỉ tư đồng nghĩa với việc bỏ lỏng chất lượng" của bạn thì mình không đồng ý lắm.
    Có thể là quan điểm chất lượng giữa mình và bạn khác nhau, đối với mình chất lượng là người học sau khi tốt nghiệp trường đó ngoài kiến thức khô khan thì còn được trang bị kỹ năng mềm, kiến thức thường thức đời sống để áp dụng vào cuộc sống, chứ không chỉ là một đống bằng khen cùng với những công thức nhàm chán.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    GHLAW (14/06/2017)
  • #456394   07/06/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Đâu phải cứ trường tư là sẽ tốt hơn trường công nhỉ, cơ bản là do chi phí học tập ở trường tư cao hơn nên chất lượng cũng như môi trường học tập cũng cao hơn là lẽ dĩ nhiên rồi, mình đồng ý với bạn truong_nhu là việc tuyển sinh đầu vào của trường tư rất là dễ dàng, chỉ cần có đủ chi phí theo học là được

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456500   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    ntqn1993 viết:

    Đâu phải cứ trường tư là sẽ tốt hơn trường công nhỉ, cơ bản là do chi phí học tập ở trường tư cao hơn nên chất lượng cũng như môi trường học tập cũng cao hơn là lẽ dĩ nhiên rồi, mình đồng ý với bạn truong_nhu là việc tuyển sinh đầu vào của trường tư rất là dễ dàng, chỉ cần có đủ chi phí theo học là được

    Chào bạn,

    Theo như nội dung bài viết, mình không so sánh chất lượng giảng dạy giữa trường công và trường tư, mục đích của bài viết là đề xuất ra một mô hình giáo dục mà ở đó: hạn chế tối đa căn bệnh "thành tích"; người học có thể lựa chọn trường phù hợp với bản thân và gia đình nhất; tăng chất lượng giảng dạy bằng việc tạo sự cạnh tranh giữa các trường và giáo viên với nhau.
    Nếu bạn có đóng góp gì về mô hình này thì đóng góp giúp mình nhé :D

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (08/06/2017)
  • #456436   07/06/2017

    Dong_Bich
    Dong_Bich
    Top 150
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/02/2017
    Tổng số bài viết (534)
    Số điểm: 15714
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 466 lần


    Về mặt lý thuyết, đưa giáo dục thành ngành kinh doanh dịch vụ là rất ok nếu như môi trường đầu tư kinh doanh thực sự trong sạch và công bằng. Nhưng thực tiễn bạn có giải pháp nào không? 

    Đây là chữ ký

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Dong_Bich vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456502   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Dong_Bich viết:

    Về mặt lý thuyết, đưa giáo dục thành ngành kinh doanh dịch vụ là rất ok nếu như môi trường đầu tư kinh doanh thực sự trong sạch và công bằng. Nhưng thực tiễn bạn có giải pháp nào không? 

    Chào bạn,

    Cũng như bạn nói: "về mặt lý thuyết", thực ra thực tiễn không hề có môi trường đầu tư kinh doanh nào là 100% trong sạch và công bằng. Tất cả đều có những góc khuất riêng của mình, giáo dục cũng vậy.
    "Mô hình giáo dục 100% trường dân lập" chính là đề xuất thực tiễn theo quan điểm của mình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

    Nếu bạn có ý tưởng nào thì đừng ngần ngại chia sẽ ở bài viết này nhé!

     
    Báo quản trị |  
  • #456440   07/06/2017

    hongphuong1993
    hongphuong1993
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2016
    Tổng số bài viết (225)
    Số điểm: 3270
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy nếu áp dụng vấn đề này vào thời điểm hiện hay hay trong tương lai gần sắp tới thì sẽ dẫn đến hiện trạng là Việt Nam sẽ là một quốc gia có tỷ lệ biết chữ hay phổ cập giáo dục thấp. Vì hiện nay kinh tế còn khó khăn, nhiều người ngay cả việc cho con học một trường công lập được hỗ trợ rất nhiều rồi mà vẫn không có khả năng cho con em đến trường. Vâng, mình ủng hộ ý kiến và nếu 100% trường dna6 lập thì có khả năng là chất lượng giáo dục sẽ tăng, sẽ giảm thiểu được các vấn đề như nợ quốc gia, tiết kiệm ngân sách vào các hoạt động giáo dục. Nhưng mình tin rằng bạn có thể nhìn thấy hiện nay thật sự còn rất và vô số hoàn cảnh khó khăn, nếu 100% trường là dân lập thì mình e rằng tương lai biết chữ của các nhóm đối tượng này càng ngày càng mù mịt hơn nữa.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn hongphuong1993 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (07/06/2017) TruongMinhToan (07/06/2017) Sensen93 (07/06/2017)
  • #456505   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    hongphuong1993 viết:

    Mình thấy nếu áp dụng vấn đề này vào thời điểm hiện hay hay trong tương lai gần sắp tới thì sẽ dẫn đến hiện trạng là Việt Nam sẽ là một quốc gia có tỷ lệ biết chữ hay phổ cập giáo dục thấp. Vì hiện nay kinh tế còn khó khăn, nhiều người ngay cả việc cho con học một trường công lập được hỗ trợ rất nhiều rồi mà vẫn không có khả năng cho con em đến trường. Vâng, mình ủng hộ ý kiến và nếu 100% trường dna6 lập thì có khả năng là chất lượng giáo dục sẽ tăng, sẽ giảm thiểu được các vấn đề như nợ quốc gia, tiết kiệm ngân sách vào các hoạt động giáo dục. Nhưng mình tin rằng bạn có thể nhìn thấy hiện nay thật sự còn rất và vô số hoàn cảnh khó khăn, nếu 100% trường là dân lập thì mình e rằng tương lai biết chữ của các nhóm đối tượng này càng ngày càng mù mịt hơn nữa.

    Chào bạn,

    Vấn đề này cũng là một trong những hạn chế lớn nhất của mô hình mình đề xuất, theo quan điểm chủ quan của mình thì có thể khắc phục theo những phương án sau:

    - Chính sách hỗ trợ của Nhà nước dựa vào chính phần ngân sách tiết kiệm được khi đã chuyển đổi sang mô hình này

    - Sự cạnh tranh giữa các trường không chỉ là cạnh tranh về chất lượng đào tạo, mà còn cạnh tranh về giá (học phí) và danh tiếng. Ví dụ như một trường hằng năm sẽ có những chương trình hỗ trợ khuyến học đối với những trường hợp học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn như 1 cách đề quảng bá hình ảnh của trường.

     
    Báo quản trị |  
  • #456447   07/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Mình cũng đồng ý với bạn. Hầu hết trường dân lập có cơ sở vật chất tốt, điều kiện đầy đủ, ngoài ra có các hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng rất hấp dẫn, hữu ích. Mình nghĩ rằng trong thời đại bây giờ, bằng cấp cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là bạn làm được gì, kỹ năng sống,...Mấy cái này thường học sinh, sinh viên trường dân lập rất mạnh vì họ không áp lực về điểm số mà tập trung học ngoại ngữ, kỹ năng thuyết trình, cắm trại,...

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn thuytrang95 vì bài viết hữu ích
    ntqn1993 (07/06/2017) TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456506   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    thuytrang95 viết:

    Mình cũng đồng ý với bạn. Hầu hết trường dân lập có cơ sở vật chất tốt, điều kiện đầy đủ, ngoài ra có các hoạt động ngoại khóa rèn luyện kỹ năng rất hấp dẫn, hữu ích. Mình nghĩ rằng trong thời đại bây giờ, bằng cấp cũng quan trọng nhưng quan trọng hơn cả vẫn là bạn làm được gì, kỹ năng sống,...Mấy cái này thường học sinh, sinh viên trường dân lập rất mạnh vì họ không áp lực về điểm số mà tập trung học ngoại ngữ, kỹ năng thuyết trình, cắm trại,...

    Chào bạn,

    Mình xin chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân mình về vấn đề bằng cấp hiện nay: đa số nhà tuyển dụng hiện nay không quan tâm bạn lấy bằng ở trường nào, cái họ quan tâm đầu tiên là CV của bạn có đáng để họ đọc và gọi bạn đi phỏng vấn hay không. Chỉ đơn cử ví dụ này thôi, thử hỏi hiện nay có cơ sở giáo dục nào đào tạo về kỹ năng viết CV không????

     
    Báo quản trị |  
  • #456478   07/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Trường dân lập có thế mạnh hơn trường công ở chỗ là có điều kiện cơ sở, vật chất tốt hơn và được rèn luyện kỹ năng mềm khá nhiều và chính những kỹ năng mềm đó mới là nền tảng vững chắc để thành công trong xã hội chứ không phải giống như một cỗ máy kiến thức chỉ biết học, nhồi nhét vào đầu những con chữ. Nhưng mình thì chi phí 1 năm để cho 1 đứa trẻ có thể học ở trường dân lập có thể mua 1 căn nhà rồi. Mà mình nghĩ điều kiện nước mình chưa cho phép chuyện đó đâu, trừ khi toàn bộ chi phí giáo dục sẽ do nhà nước chi trả cho đến khi đứa trẻ vào đại học giống như nước ngoài thì may ra.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456508   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    thanhvan312 viết:

    Trường dân lập có thế mạnh hơn trường công ở chỗ là có điều kiện cơ sở, vật chất tốt hơn và được rèn luyện kỹ năng mềm khá nhiều và chính những kỹ năng mềm đó mới là nền tảng vững chắc để thành công trong xã hội chứ không phải giống như một cỗ máy kiến thức chỉ biết học, nhồi nhét vào đầu những con chữ. Nhưng mình thì chi phí 1 năm để cho 1 đứa trẻ có thể học ở trường dân lập có thể mua 1 căn nhà rồi. Mà mình nghĩ điều kiện nước mình chưa cho phép chuyện đó đâu, trừ khi toàn bộ chi phí giáo dục sẽ do nhà nước chi trả cho đến khi đứa trẻ vào đại học giống như nước ngoài thì may ra.

    Chào bạn,

    Về vấn đề chi phí học tập mình đã có trao đổi với một số bạn ở bình luận trên, bạn có thể tham khảo và cho mình ý kiến nhé.

    Riêng về đề xuất "toàn bộ chi phí giáo dục sẽ do nhà nước chi trả" mình nghĩ là không phù hợp với mô hình này, bởi vì "Tiết kiệm ngân sách Nhà nước vào giáo dục" là 1 trong những mục đích ban đầu khi mình đề xuất mô hình này.
    Nếu bạn có đóng góp để chỉnh sửa mô hình giáo dục mình đề xuất hoặc ý tưởng về mô hình khác tốt hơn thì bình luận ở chủ đề này nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #456482   07/06/2017

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Nếu thực hiện đồng bộ tất cả thành trường dân lập thì ắt hẳn mọi vấn đề về chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, tiền học phí, ưu đãi giáo dục đều tăng mức cạnh tranh lên tối đa. Các trường sẽ phải thu hút học sinh bắt dầu từ học phí phù hợp, đồng thời nhà nước cần có quy định tiêu chuẩn học phí, chất lượng đào tạo, chứ không thể mệnh trường nào trường đó quy định tràn lan. Nhưng đó chỉ là nếu. Còn việc thực tế thì xem ra khó khả thi, bởi đất nước nào cũng cần có nền giáo dục công và thẻ hiện trách nhiệm giáo dục của nhà nước ở trong đó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuychichu vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456513   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    thuychichu viết:

    Nếu thực hiện đồng bộ tất cả thành trường dân lập thì ắt hẳn mọi vấn đề về chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất, tiền học phí, ưu đãi giáo dục đều tăng mức cạnh tranh lên tối đa. Các trường sẽ phải thu hút học sinh bắt dầu từ học phí phù hợp, đồng thời nhà nước cần có quy định tiêu chuẩn học phí, chất lượng đào tạo, chứ không thể mệnh trường nào trường đó quy định tràn lan. Nhưng đó chỉ là nếu. Còn việc thực tế thì xem ra khó khả thi, bởi đất nước nào cũng cần có nền giáo dục công và thẻ hiện trách nhiệm giáo dục của nhà nước ở trong đó.

    Chào bạn, mình có một số chia sẻ theo quan điểm cá nhân:

    Kinh phí vào việc đầu tư cơ sở vật chất ở mỗi trường là rất khác nhau, bởi vậy nếu Nhà nước quy định tiêu chuẩn học phí chung sẽ là chính sách mang tính cào bằng, gây bất lợi lớn đối với những trường đã đầu tư kinh phí cao vào cơ sở cũng như hoạt động của trường.

    Trách nhiệm giáo dục của Nhà nước không chỉ khi trực tiếp tham gia vào hoạt động giảng dạy, mà còn có thể thể hiện qua việc đưa ra chính sách, định hướng giáo dục của đất nước và cơ chế giám sát công tác đào tạo ở trường học 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #456492   07/06/2017

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Mình không thấy ý tưởng này hay...Một thời gian mở rộng việc phát triển các hệ thống các trường dân lập đã đưa đến rất nhiều hệ quả. Mình chưa thấy nhận định rằng việc thi tuyển hay xét tuyển vào các trường này gắt gao và chất lượng hơn các trường nhà nước. Mình không vơ đũ cả nắm nhưng điều này hoàn toàn có thể chứng minh được không khó!

    Mặt các hệ thống trường tư mức giá học phí khi nào cũng cao hơn rất nhiều! Mình không đồng ý với việc "kinh doanh" ngành giáo dục, một ngành vô cùng quan trọng đối với một đất nước. Tại sao ta không thử kết hợp kiểu "cổ phần" liệu có đưa đến kết quả hay hơn chăng?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn giangmoom vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (07/06/2017)
  • #456517   07/06/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    giangmoom viết:

    Mình không thấy ý tưởng này hay...Một thời gian mở rộng việc phát triển các hệ thống các trường dân lập đã đưa đến rất nhiều hệ quả. Mình chưa thấy nhận định rằng việc thi tuyển hay xét tuyển vào các trường này gắt gao và chất lượng hơn các trường nhà nước. Mình không vơ đũ cả nắm nhưng điều này hoàn toàn có thể chứng minh được không khó!

    Mặt các hệ thống trường tư mức giá học phí khi nào cũng cao hơn rất nhiều! Mình không đồng ý với việc "kinh doanh" ngành giáo dục, một ngành vô cùng quan trọng đối với một đất nước. Tại sao ta không thử kết hợp kiểu "cổ phần" liệu có đưa đến kết quả hay hơn chăng?

    Chào bạn,

    Rất cám ơn ý tưởng "cổ phần" của bạn, bạn cho mình hỏi ý bạn là kết hợp giữa cổ phần Nhà nước và cổ phần tư nhân đúng không? Nếu có cơ hội bạn chia sẽ thêm ở bài viết này để cùng học hỏi nhé

    Bạn có nói: "Mình chưa thấy nhận định rằng việc thi tuyển hay xét tuyển vào các trường này gắt gao và chất lượng hơn các trường nhà nước" 
    => Nội dung bài viết của mình nói rõ rằng tiêu chí xét tuyển đầu vào của trường công gắt gao hơn trường tư bạn nhé, chứ không có ý nào tương tự bạn nói. Hoặc mình hiểu sai ý bạn???

     

     
    Báo quản trị |  
  • #456519   07/06/2017

    Chào bạn,

    Tôi thấy có trường công lập nào dạy tệ đâu mà phải thay đổi thành 100% dân lập nhỉ.

    Thực tế cho thấy rất nhiều trường dân lập rất tệ cả về cơ sở vật chất và giảng viên.

     

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #456530   08/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    MÔ HÌNH GIÁO DỤC: 100% TRƯỜNG DÂN LẬP, không thực sự cần thiết

    Ý tưởng của bạn khá độc đáo, tuy nhiên cá nhân mình không thấy phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội nước ta và cũng không nhất thiết phải đi theo hướng xóa bỏ hoàn toàn trường công, phát triển 100% trường tư để cải cách giáo dục.

    Nếu xét về chất lượng nền giáo dục của chúng ta hiện nay: nhiều bất cập, chất lượng chưa cao, chính sách quản lý còn rườm rà, phức tạp, chưa hiệu quả,..tuy nhiên, đó là tình trạng chung của nền giáo dục nước nhà chứ không hoàn toàn xuất phát từ các trường học công.

    Thực tế cho thấy, hệ thống giáo dục của chúng ta chiếm phần lớn vẫn đang là các trường công, còn số lượng các trường tư thì chưa nhiều và xét mặt bằng chung, chất lượng thành phẩm đào tạo của các trường công là không quá tệ như bạn nói, cũng như vậy, chất lượng, thành phẩm đào tạo của các trường tư chưa chắc đã hơn so với trường công, ít ra xét về mặt bằng chung.

    Việc khẳng định chất lượng giáo dục theo mình nghĩ nó không phụ thuộc vào trường học công hay trường học tư bởi nó còn phụ thuộc vào yếu tố xuất phát từ người học nữa. Môi  trường cũng chỉ tác động một phần thôi chứ đâu có nghĩa học trong điều kiện khang trang, tiện nghi về cơ sở vật chất, điều kiện giảng dạy là tất cả học sinh, sinh viên tự động học tốt đâu, nó chưa bao giờ là điều kiện quyết định chất lượng giáo dục cả. Có rất rất nhiều tên tuổi làm rạng rỡ nền giáo dục của nước nhà tại các đấu trường quốc tế đều được đào tạo từ trường công, thậm chí từ những trường rất nghèo, điều kiện học tập thiếu thốn mà ra. Người ta chỉ bỏ đi một đồ vật khi nó hoàn toàn không còn giá trị sử dụng thôi, vậy thì tại sao chúng ta phải xóa bỏ trường công thay vì tìm cách cải thiện cho nó tốt lên nhỉ?

    Mặt khác, các trường công của chúng ta còn đang thực hiện một nhiệm vụ quan trọng là phổ cập giáo dục, mang con chữ đến với công dân đất nước trên mọi miền Tổ quốc, xóa nạn mù chữ. Thực tế cho thấy hiệu quả mang lại không hề thấp tuy chưa giải quyết triệt để được vấn đề này bởi kinh tế của nhiều vùng miền, địa phương còn quá khó khăn, phần lớn còn phụ thuộc vào chính sách ưu đãi của Nhà nước. Mà nếu vậy thì áp dụng hình thức trường tư kiểu gì. Đằng nào Nhà nước cũng phải hỗ trợ về kinh tế. Muốn "đập ra, xây lại", tư nhân hóa hệ thống trường học cũng phải tính đến điều kiện để thực hiện ý tưởng này có cho phép hay không và có thực sự cần thiết không chứ nếu chỉ nửa vời xét đến những mặt tích cực mà không tính đến những bất cập trên đường thực hiện như ngân sách không cho phép, xây dựng chính sách quản lý ra sao cho phù hợp, ...thì cuối cùng nền giáo dục cũng chẳng đi về đâu.

    Đây là quan điểm của mình về vấn đề xóa bỏ trường công, thiết lập hệ thống giáo dục hoàn toàn trường tư. Mong nhận được phản hồi từ các bạn nhé!

    Cập nhật bởi Sensen93 ngày 08/06/2017 04:40:43 SA

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |