hoydinha viết:
A, B cùng nhau thực hiện tội phạm. Tòa sơ thẩm tuyên hai bị cáo phạm tội cướp giật tài sản, nhưng sau đó trong thời gian quy định A có làm đơn kháng cáo xin giảm hình phạt.Tại tòa phúc thẩm thấy hình phạt với A là đúng nên giữ nguyên hình phạt với A nhưng có căn cứ cho rằng B phạm tội cướp tài sản thì tòa phúc thẩm phải làm gì?
có ai pro giải đáp cho mình với! :D
Chào bạn!
Trường hợp bạn đưa ra tôi thấy có điểm vô lý. Bởi nếu là Đồng phạm thì không thể một người phạm tội cướp giật tài sản, một người phạm tôi cướp tài sản được.
Theo như tình huống của bạn là "Cùng nhau thực hiện tội phạm" thì tôi không rõ tính chất cùng nhau ở đây như thế nào. Có thể là câu hỏi mang tính bẫy hay chăng.
Đối với câu hỏi của bạn về việc không có kháng cáo, kháng nghị nhưng tại phiên tòa phúc thẩm Tòa án cấp phúc thẩm xét thấy có căn cứ cho rằng bị cáo phạm tội Cướp tài sản thì tôi có thể hiểu đây là trường hợp áp dụng pháp luật không đúng.
tôi trao đổi với bạn như sau:
Căn cứ Điều 241, 248, 249,250 BLTTHS thì:
1. Thẩm quyền sửa bản án:
Phạm vi xét xử phúc thẩm dựa vào kháng cáo, kháng nghị. Nếu thấy cần thiết thì xem xét cả phần không bị kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, việc xem xét phần không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chỉ trong trường hợp có căn cứ để giảm hình phạt, áp dụng điều khoản BLHS về tội nhẹ hơn, ... (tức là chỉ xem xét ngoài phần bị kháng cáo, kháng nghị khi việc xem xét đó là có lợi cho bị cáo). Không xem xét nếu việc xem xét làm xấu đi tình trạng của bị cáo.
=> trường hợp này, Tòa cấp phúc thẩm không thể sửa bản án.
2. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại
Theo khoản 1 Điều 250 BLTTHS thì chỉ hủy bản án để điều tra lại khi thấy việc điều tra ở cấp sơ thẩm không đầy đủ mà cấp phúc thẩm không thể bổ sung. Như vậy có thể hiểu là việc điều tra thiếu chứng cứ, dẫn đến việc định tội danh không đúng.
Với trường hợp trên như bạn nói là có căn cứ nhưng không phải là thiếu chứng cứ, chứng minh. Do đó, không thể hủy án sơ thẩm để điều tra lại do không thuộc trường hợp này. Mà có vẻ giống trường hợp áp dụng pháp luật không đúng.
3. Hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại:
Việc hủy án để xét xử lại chỉ trong các trường hợp là TP HĐXX không đúng hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng hoặc Người được tòa tuyên không có tội nhưng có căn cứ cho rằng người đó đã phạm tội.
Với trường hợp trên thì không thuộc các trường hợp hủy án sơ thẩm để xét xử lại.
Do đó, với trường hợp như bạn nêu trên thì Tòa cấp phúc thẩm chỉ xem xét nội dung kháng cáo của A để chấp nhận hoặc không chấp nhận. Sau đó, nếu xét thấy có căn cứ để xác định Tòa án cấp sơ thẩm đã áp dụng pháp luật không đúng thì Chánh án tòa án cấp phúc thẩm thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Nên nhớ, đối với bản án, quyết định có kháng cáo, kháng nghị thì đối với phần không có kháng cáo, kháng nghị vẫn có hiệu lực pháp luật theo quy định.
Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!