@
#0072bc;">ngonhi90_hslaw Cách lý giải của
#0072bc;">lucvu1989 là chính xác rồi. Bạn chẳng cần phải tìm xem nó được quy định ở văn bản nào cả, vì chẳng cần phải có văn bản nào hướng dẫn khi điều luật đã quy định quá rõ ràng như vậy.
Trong trường hợp bạn nêu, người mẹ là người yêu cầu khởi tố nên từ khoản 1 Điều 105 BLTTHS suy ra người con đang là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
Khoản 2 Điều 105 quy định: "Trong trường hợp
người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên toà sơ thẩm thì vụ án phải được đinh chỉ".
Vậy khi người con rút yêu cầu khởi tố mà không có sự đồng ý của người mẹ thì không được chấp nhận, mà Toà án vẫn phải đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung vì hai lý do:
- Thứ nhất: người con không phải là ngườ đã yêu cầu khởi tố.
- Thứ hai:
Theo quan điểm luật pháp của nước ta thì người chưa thành niên chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thực hiện quyền chủ thể của mình. Họ có thể chưa ý thức được một cách đầy dủ về những thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ và thiếu các điều kiện chủ quan để tự bảo vệ những lợi ích của mình.
Còn người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là người mà do những khuyết tật, bệnh lý, bị tàn phế, thương tật mà dẫn đến không có khả năng thể hiện được tự do ý chí của mình hoặc khong nhận thức được hoặc không điều chỉnh được hành vi, do đó cũng không có khả năng tự thẻ hiện yêu cầu và bảo vệ được lợi ích của mình trước pháp luật.
Chính vì vậy, đối với hai loại người này, khoản 1 Điều 105 đã hạn chế việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của họ. Nghĩa là không chấp nhận yêu cầu của họ mà chỉ chấp nhận yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ. Và khi họ không có quyền yêu cầu khởi tố vụ án thì họ cũng không có quyền rút yêu cầu khởi tố vụ án.
Thân!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!