Mẹ đưa con ra nước ngoài trong trường hợp đã ly hôn có cần sự đồng ý của bố

Chủ đề   RSS   
  • #561410 29/10/2020

    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Mẹ đưa con ra nước ngoài trong trường hợp đã ly hôn có cần sự đồng ý của bố

     

    - Trường hợp 1: Con dưới 14 tuổi

    Pháp luật Việt Nam quy định việc xuất cảnh của trẻ em dưới 14 tuổi chỉ cần có giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của bố hoặc mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp. Do đó, trong trường hợp này, người mẹ có quyền đưa con ra nước ngoài mà không cần có sự đồng ý của chồng.

    Theo điểm a,b khoản 3 Điều 15 Nghị định 94/2015/NĐ-CP có quy định:

    " 3. Hồ sơ đề nghị cấp hộ chiếu (01 bộ):

    a) Đối với trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ, nêu tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều này:

    - Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định.

    Đối với trẻ em dưới 14 tuổi thì cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ em đó khai và ký vào tờ khai; nếu cha hoặc mẹ có nhu cầu cho con dưới 9 tuổi đi cùng hộ chiếu thì khai chung vào tờ khai của mình.

    Bản sao giấy khai sinh ca trẻ em dưới 14 tuổi.

    Khi nộp hồ sơ phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn giá trị của người đề nghị cấp hộ chiếu để kiểm tra, đối chiếu; trường hợp ở nơi tạm trú thì xuất trình thêm sổ tạm trú do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    b) Đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện, nêu tại điểm b khoản 1 Điều này:

    Tờ khai đề nghị cấp hộ chiếu phổ thông theo mẫu quy định, có xác nhận của Trưng Công an phường, xã, thị trn nơi đăng ký thường trú.

    Bản chụp giấy chứng minh nhân dân còn giá trị."

    Bố mẹ không có đăng ký kết hôn, vì thế không có sự kiện ly hôn và yêu cầu toà trao quyền nuôi con cho một bên nào cả. Nếu như hiện con đang ở với mẹ thì có thể hiểu là vợ chồng đã thoả thuận với nhau về quyền nuôi con thuộc về người mẹ.

    Như vậy, việc cho con làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài theo mẹ không nhất thiết cần sự đồng ý của người bố trong trường hợp này. Trừ trường hợp việc đó không đảm bảo được quyền lợi của người con. Nếu người chồng cảm thấy việc đưa con đi định cư nước ngoài không tốt cho sự phát triển của con, thì người chồng có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

    - Trường hợp 2: Con trên 14 tuổi
    Nếu người con trên 14 tuổi (được coi là đã thành niên) thì việc sống cùng mẹ ở nước ngoài hay sống với bố ở Việt Nam phụ thuộc vào ý chí và sự quyết định của con chứ không phụ thuộc vào sự đồng ý của người mẹ hay bố.

     

     
    5691 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #562742   16/11/2020

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Quan điểm của mình thì về lý có thể không cần sự đồng ý của người bố, nhưng về tình thì con là con chung việc đưa con đi nước ngoài để bố con khó gặp nhau, chăm sóc cho nhau thì bắt buộc phải hỏi ý người bố. Trường hợp người bố không đồng ý vì lý do nào đó thì tùy trường hợp mà giải quyết. 

     
     
    Báo quản trị |  
  • #582504   31/03/2022

    Cảm ơn thông tin bài viết bạn đã cung cấp rất hữu ích. Khi mục đích của hôn nhân là yêu thương, chăm sóc, chung thủy,... không còn đạt được, ly hôn là điều tất yếu xảy ra. Tuy nhiên, quan hệ hôn nhân không chỉ là quan hệ giữa hai vợ chồng mà còn là quyền lợi, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái. Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn bao gồm chăm sóc, nuôi dưỡng, thăm nom con cái, được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Mặc dù vậy, đây là vấn đề thường xuyên xảy ra tranh chấp bởi cha mẹ thường gặp phải khó khăn trong vấn đề thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với con.

     
    Báo quản trị |