Mẹ đánh con ruột dẫn đến tử vong có thể bị tử hình!

Chủ đề   RSS   
  • #595436 12/12/2022

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1702 lần


    Mẹ đánh con ruột dẫn đến tử vong có thể bị tử hình!

    Mới đây, vụ việc người phụ nữ nhiều lần dùng gậy tre, móc phơi quần áo, ống nhựa, ghế nhựa, muôi múc canh đánh vào đầu con trai ruột 6 tuổi dẫn đến tử vong gây phẫn nộ trong dư luận. Theo đó, mức phạt về hành vi đánh đập con ruột dẫn đến tử vong là gì?

    Cụ thể, vụ việc xảy ra vào ngày 9/12, khi công an nhận được tin báo của bệnh viện nơi nạn nhân đang cấp trong tình trạng ngừng tim, môi tím, đồng tử giãn hai bên, ngưng tuần hoàn, có nhiều vết thương tích trên mặt và người, đã tử vong.

    Trước đó, được biết vì không nghe lời, lười học, có hành động như xé sách vở nên người mẹ đã nhiều lần dùng gậy tre dài khoảng 1,4m; móc phơi quần áo dài khoảng 40-50cm; ống nhựa (dạng ống nhựa pvc) dài khoảng 50cm và ghế nhựa đánh vào mông, chân tay và người của nạn nhân.

    Đến đầu tháng 12, bức xúc trước việc con ruột nhiều lần đi vệ sinh ra quần, giường ngủ và nền nhà, nên người mẹ tiếp tục có hành vi dùng một chiếc muôi múc canh màu trắng bằng kim loại dài khoảng 25cm có sẵn đánh 2 phát vào vùng đỉnh đầu của nạn nhân.

    Cú đánh khiến nạn nhân phải nhập viện cấp cứu nhưng không qua khỏi.

    Hành vi đánh con ruột dẫn đến tử vong của người mẹ gây bức xúc trong dư luận và là hồi chuông cảnh tỉnh cho các phụ huynh có con nhỏ.

    Vậy mức phạt nào dành cho hành vi đánh trẻ em dẫn đến tử vong?

    Về mặt pháp lý hành vi bạo hành trẻ em đã xâm phạm quyền xâm phạm quyền cơ bản của con người, đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể con người, thậm chí có thể là cả quyền được sống được công nhận trong hiến pháp. 

    Ngoài ra, thuộc một trong các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 6 Luật Trẻ em 2016 “Tước đoạt quyền sống của trẻ em”.

    Hành vi đánh đập người dẫn đến tử vong có thể xét theo Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

    1) Hành vi đánh đập không nhằm mục đích tước đoạt tính mạng của người khác, hậu quả chết người nằm ngoài ý muốn thì có thể bị xử lý về hành vi cố ý gây thương tích với tình tiết định khung tăng nặng là làm chết người. 

    Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp tại điểm a khoản 1 Điều 134 BLHS 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

    Mức phạt cao nhất cho Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tù chung thân. Ngoài ra, người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2) Tuy nhiên, nếu hành vi đánh đập tác động ngoại lực vào những bộ phận nguy hiểm trên cơ thể nạn nhân, nhằm mục đích tước đoạt tính mạng sống của nạn nhân. 

    Mặc dù có thể không nghĩ đến việc tước đoạt tính mạng, nhưng chỉ vì nóng giận mà đánh đập vào vùng xung yếu của cơ thể nạn nhân, người phạm tội cần nhận thức được rằng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho nạn nhân nhưng vẫn hành động không quan tâm đến hậu quả có thể xảy ra. Thì có thể bị truy cứu về Tội giết người theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015.

    Mức phạt cao nhất cho tội này khi giết người dưới 16 tuổi có thể bị tử hình theo điểm b khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.

    Trên đây là bài viết tham khảo về mức phạt đối với hành vi đánh đập con ruột dẫn đến tử vong.

     
    379 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #595874   27/12/2022

    nguyentanviet2000
    nguyentanviet2000
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:06/12/2022
    Tổng số bài viết (187)
    Số điểm: 1544
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 42 lần


    Mẹ đánh con ruột dẫn đến tử vong có thể bị tử hình!

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Mình nghĩ để giảm thiểu những vụ việc bạo hành trẻ em do chính cha mẹ, người thân của trẻ em gây ra thì cần phải thực hiện đồng bộ rất nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật đối với công tác bảo vệ trẻ em. Đặc biệt là chú trọng đến các cơ chế để đảm bảo quyền trẻ em không chỉ được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật mà còn phải được đảm bảo để thực hiện trong thực tế; Cần phải áp dụng triệt để các biện pháp hành chính và chế tài hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền trẻ em nhằm ngăn ngừa những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #595885   27/12/2022

    Mẹ đánh con ruột dẫn đến tử vong có thể bị tử hình!

    Cảm ơn bài viết hữu ích của tác giả. Tình mẫu tư là tình cảm thiêng liêng và cao quy, thế mà có những người mẹ vẫn nhẫn tâm đánh đập với đứa con mà mình rứt ruột đẻ ra, thậm chí có thể đánh chết đứa nhỏ trong khi nó chỉ mới là một đứa trẻ chưa đủ nhận thức phải trái đối với hành vi của mình. Xét rằng pháp luật cần phải có những hình phạt xử lý thật nghiêm đối với những hành vi tàn nhẫn và vô nhân đạo này

     
    Báo quản trị |  
  • #596286   29/12/2022

    Mẹ đánh con ruột dẫn đến tử vong có thể bị tử hình!

    Đây là hành vi không thể quá tàn nhẫn với một đứa bé còn quá nhỏ. Đáng lý em phải được yêu thương như bao đứa trẻ khác nhưng em phải chịu cảnh đáp đập dã man bởi chính người mẹ ruột của mình. Bài viết trên của bạn đã phân tích được các tội danh mà người mẹ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Mình xin bổ sung thêm một tôi danh nữa vì nếu cơ quan điều tra ra người mẹ đã đánh đập con mình trong một thời gian dài nhưng không có ý định giết con thì có thể bị xử lý hình sự theo Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình tại Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

    - Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

    + Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.


     
     
    Báo quản trị |