Mẹ có con đang mang thai bị tạm giam có được về không?

Chủ đề   RSS   
  • #491761 14/05/2018

    thuynguyen611

    Male
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mẹ có con đang mang thai bị tạm giam có được về không?

    Mẹ tôi bị tạm giam về tội khai tên giả làm ảnh hưởng tới việc điều tra , nên giờ phải tạm giam mà đã đóng 1 lần 20 triệu 1 lần 10 triệu bên trách nhiệm vụ án được về giờ vẫn tạm giam mà nhà 2 mẹ con không có người thân tôi lại đang mang thai không ai chăm sóc .xin tư vấn với ạ

    Cập nhật bởi thuynguyen611 ngày 14/05/2018 11:52:58 PM
     
    2876 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #491781   15/05/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Chào chị.
     
    Theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sư 2015 thì 
     
    Điều 119. Tạm giam
     
    1. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
     
    2. Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 02 năm khi có căn cứ xác định người đó thuộc một trong các trường hợp:
     
    a) Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm;
     
    b) Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can;
     
    c) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã hoặc có dấu hiệu bỏ trốn;
     
    d) Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội;
     
    đ) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

    Việc xem xét tạm giam đối với mẹ chị khi đã có căn cứ và cần áp dụng biện pháp tạm giam để phục vụ điều tra cho vụ án, theo thông tin chị cung cấp thì có đóng tiền nhưng chưa rõ cụ thể là gì và có thể là chị đang thực hiện biện pháp đặt tiền để bảo đảm.
     
    Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm
     
    1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.
     
    Như vậy, nếu chị đã thực hiện đặt tiền thì chị xem xét nhờ cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chưa và đã áp dụng thay thế tạm giam cho mẹ chị hay không? Ở đây không có căn cứ nào là con mang thai thì mẹ có được miễn tạm giam vì là đối tượng không bị ảnh hưởng. Do vậy, chị cần xem xét và liên hệ cơ quan có thẩm quyền để xem xét phần đặt tiền (nếu có) của mình.
     
     
    Báo quản trị |  
  • #497245   18/07/2018

    hoangvinh97
    hoangvinh97

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2017
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào chị,

    Trước hết, mong chị làm rõ hơn về chi tiết tội "khai tên giả gây ảnh hưởng điều tra", vì về nguyên tắc chỉ những tội danh được quy định trong BLHS 1999 (trước 2018) và hiện nay là BLHS 2015 sửa đổi 2017 thì mới được coi là tội phạm. Do đó, không có cơ sở để tạm giam mẹ của chị. Và vì không có tội " khai tên giả gây ảnh hưởng điều tra", nên chị sẽ không phải đóng tiền để đảm bảo cho mẹ của chị.

    Tuy nhiên, vì lý do nào đó mà mẹ của chị vẫn bị tạm giam vì một tội danh nào khác, thì tôi có thể hiểu việc chị đóng tiền là đã thực hiện biện pháp đặt tiền để đảm bảo quy định tại điều 122 BLTTHS 2015

    1. Đặt tiền để bảo đảm là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, nhân thân và tình trạng tài sản của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ hoặc người thân thích của họ đặt tiền để bảo đảm.

    Về quy trình thủ tục nộp tiền, xin gửi chị quy định tại thông tư Thông tư 17/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC Hướng dẫn về việc đặt tiền để bảo đảm theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2003: 

    Điều 10. Thực hiện việc đặt tiền để bảo đảm

    1. Trong thời hạn ba ngày, kể từ ngày nhận được Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm, người được bị can, bị cáo uỷ quyền hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải hoàn thành việc đặt tiền.

    Trong trường hợp vì lý do khách quan như: thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do khách quan khác mà không thể hoàn thành việc đặt tiền để bảo đảm đúng hạn thì thời hạn này được tính lại kể từ khi hết thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do khách quan khác không còn nữa.

    2. Việc đặt tiền để bảo đảm được thực hiện như sau:

    a) Trường hợp nộp tiền tại Kho bạc nhà nước thì người được bị can, bị cáo uỷ quyền hoặc người đại diện hợp pháp mang theo Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm để Kho bạc Nhà nước đối chiếu và làm căn cứ hạch toán vào tài khoản tạm giữ của Cơ quan điều tra hoặc của Cơ quan thi hành án dân sự.

    Sau khi hoàn tất thủ tục nộp tiền, Kho bạc Nhà nước giao cho người nộp tiền hai liên Giấy nộp tiền vào tài khoản theo mẫu số C4-08/KB ban hành kèm theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và kho bạc, đồng thời gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ một liên. Người nộp tiền có trách nhiệm nộp một liên Giấy nộp tiền vào tài khoản cho cơ quan đã ra Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm.

    Chị lưu ý sau khi nộp ở Kho bạc, họ sẽ gửi chị 2 liên giấy nộp tiền vào tài khoản, chị thực hiện gửi cho cơ quan là chủ tài khoản tạm giữ một liên, nộp một liên Giấy nộp tiền vào tài khoản cho cơ quan đã ra Thông báo về việc cho đặt tiền để bảo đảm. Sau khi thực hiện xong các thủ tục trên, các bên cơ quan điều tra và VKS sẽ thực hiện tại ngoại cho mẹ của chị. 

    Cuối cùng, không có quy định nào của pháp luật về việc mẹ có con mang thai thì được hết tạm giam chị ạ.

    Mong rằng tôi đã giúp chị phần nào giải đáp những thắc mắc của mình. 

    Trân trọng./.

     
    Báo quản trị |