Mẹ chồng có quyền đòi nhà, không cho con dâu ở?

Chủ đề   RSS   
  • #539561 28/02/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Mẹ chồng có quyền đòi nhà, không cho con dâu ở?

     

    Chồng mất đột ngột, gia đình chồng muốn đòi lại ngôi nhà đã tặng riêng cho con trai sau khi cưới vợ có đúng pháp luật không?


    Vợ chồng chị Hà (Q7, TP.HCM) đang hạnh phúc thì tai họa giáng xuống khi anh Đức – chồng chị đột ngột qua đời vì tai nạn giao thông, không để lại di chúc. Nỗi đau mất chồng chưa nguôi thì chị Hà hay tin mẹ chồng muốn đòi lại ngôi nhà mà bà tặng riêng anh Đức sau khi cưới vợ, nếu không chịu thì phải trả bà số tiền tương ứng ½ giá trị căn nhà. Xét theo pháp luật, mẹ chồng chị Hà có quyền làm vậy hay không?

    Trường hợp ngôi nhà được mẹ chồng chị Hà tặng riêng cho chồng chị (anh Đức) và việc tặng/ cho này được công chứng thì ngôi nhà đó thuộc sở hữu riêng của anh Đức. Khi anh Đức qua đời và không để lại di chúc, ngôi nhà trên sẽ trở thành di sản thừa kế và được phân chia theo quy định của pháp luật. Cụ thể, Khoản 1, 2 Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về người thừa kế trong trường hợp này như sau:

    Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người đã mất

    Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người đã mất, cháu ruột của người mất khi người mất là ông bà nội hoặc ông bà ngoại

    Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người đã mất, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã mất, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Như vậy, bố mẹ chồng và chị Hà đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất, và hưởng di sản bằng nhau. Do đó, nếu mẹ chồng chị Hà yêu cầu lấy lại cả ngôi nhà là không phù hợp với quy định của pháp luật. Chị Hà có thể trao đổi rõ ràng vấn đề này với mẹ chồng, trường hợp không thể đi tới thỏa thuận có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ giải quyết.

    Linh Phương (TH)

    Batdongsan.com

     

     
    2558 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #540026   29/02/2020

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1361)
    Số điểm: 11586
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 205 lần


    Mình xin bổ sung thêm về vấn đề chia tài sản tại đây. Việc tặng riêng căn nhà cho con trai sau khi kết hôn có giấy tờ chứng minh hay thỏa thuận giữa vợ chồng người con về xác nhận tài sản này là tài sản riêng hay không? Nếu không thì người con dầu vẫn có một nửa quyền đối với căn nhà này.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #550149   27/06/2020

    ledinhthien
    ledinhthien
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/05/2020
    Tổng số bài viết (191)
    Số điểm: 1000
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 6 lần


    Vì đây là tài sản riêng của người chồng nên khi người chồng mất thì căn nhà sẽ trở thành di sản để lại cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất.

    Theo quy định tại khoản1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015:

    “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”

    Nên theo quy định này người vợ vẫn được hưởng một phần di sản từ người chồng đó là căn nhà nên mẹ chồng không có quyền đuổi con dâu đi.

     
    Báo quản trị |