Mẫu văn bản giải trình với cơ quan thuế đối với trường hợp hỏa hoạn

Chủ đề   RSS   
  • #278899 01/08/2013

    hongmantt

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/01/2013
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    Mẫu văn bản giải trình với cơ quan thuế đối với trường hợp hỏa hoạn

    Chào cả nhà,

    Mình đang phải làm bổ sung bộ hồ sơ đối với trường hợp hỏa hoạn để tính vào chi phí được trừ, mà chưa biết phải làm thế nào.

    Mình cần 2 mẫu này: Văn bản giải trình với cơ quan thuế trực tiếp quản lý và văn bản xác nhận của chính quyền địa phương nơi xảy ra hỏa hoạn.

     Bạn nào đã từng làm thì gửi cho mình xin 1 bản để tham khảo với.

    Cảm ơn rất nhiều. Mail của mình là hongman3010@gmail.com.

     

     
    5872 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hongmantt vì bài viết hữu ích
    trang_u (27/10/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #472480   27/10/2017

    trang_u
    trang_u
    Top 25
    Female
    Đại học

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2015
    Tổng số bài viết (2972)
    Số điểm: 44888
    Cảm ơn: 1413
    Được cảm ơn 1722 lần


    Rất may mắn là theo quy định mới, DN không phải gửi Văn bản giải trình cho cơ quan thuế trong trường hợp hỏa hoạn. Bạn  xem thêm tại Thông tư 96/2015/TT-BTC

    2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

    2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.

    ...

    a) Hồ sơ đối với tài sản, hàng hóa bị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn được tính vào chi phí được trừ như sau:

    - Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất do doanh nghiệp lập.

    Biên bản kiểm kê giá trị tài sản, hàng hóa tổn thất phải xác định rõ giá trị tài sản, hàng hóa bị tổn thất, nguyên nhân tổn thất, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân về những tổn thất; chủng loại, số lượng, giá trị tài sản, hàng hóa có thể thu hồi được (nếu có); bảng kê xuất nhập tồn hàng hóa bị tổn thất có xác nhận do đại diện hợp pháp của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    - Hồ sơ bồi thường thiệt hại được cơ quan bảo hiểm chấp nhận bồi thường (nếu có).

    - Hồ sơ quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phải bồi thường (nếu có).

     
    Báo quản trị |