Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động

Chủ đề   RSS   
  • #612065 29/05/2024

    lamtuyet9366
    Top 500
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:04/05/2024
    Tổng số bài viết (265)
    Số điểm: 3374
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 142 lần


    Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động

    Trong cuộc sống công việc, người lao động không khỏi tránh việc ốm đau đột xuất cần phải xin phép nghỉ để đảm bảo sức khỏe.

    Bài viết dưới đây sẽ cung cấp mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động và hướng dẫn trình tự xin phép nghỉ ốm.

    Không ít lần người lao động (NLĐ) phải đối mặt với tình trạng ốm đau, không thể tiếp tục làm việc. Việc xin phép nghỉ ốm không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe mà còn đảm bảo quyền lợi chính đáng của NLĐ.

    Thông thường, mỗi công ty có các quy định riêng về trình tự, thủ tục xin nghỉ ốm khác nhau. Bạn cần nắm rõ quy định của công ty để tránh vi phạm, có thể tham khảo cách xin nghỉ ốm dưới đây:

    (1)  Hướng dẫn cách xin nghỉ ốm đột xuất

    Về xin nghỉ ốm đột xuất, NLĐ cần thực hiện các bước sau:

    Bước 1: Gọi điện hoặc nhắn tin cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự của công ty để báo cáo tình hình sức khỏe và xin nghỉ ốm và xin nghỉ để quản lý sắp xếp nhân sự đảm nhiệm phần công việc bạn đang làm. 

    Bước 2: Soạn thảo đơn xin nghỉ ốm và gửi cho người quản lý hoặc bộ phận nhân sự.

    Xem và tải mẫu giấy phép nghỉ ốm tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/mau-giay-xin-phep-nghi-om-moi-nhat.doc

    Bước 3: Nộp giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (nếu nghỉ ốm có đi khám bệnh, chữa bệnh).

    Như vậy, trong trường hợp ốm đau đột xuất, bạn có thể tham khảo trình tự xin phép nghỉ ốm ở trên.

     

    (2) Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho người lao động

    Mẫu giấy xin phép nghỉ ốm bao gồm những thông tin sau đây:

    - Tiêu đề: Đơn xin nghỉ ốm.

    - Thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND/CCCD, vị trí công tác.

    - Lý do xin nghỉ: Trình bày rõ ràng lý do xin nghỉ ốm.

    - Thời gian xin nghỉ: Ghi rõ thời gian bắt đầu nghỉ và thời gian dự kiến quay lại làm việc.

     Bàn giao công việc: nêu rõ các công việc bàn giao và người được bàn giao trong quá trình nghỉ phép.

    - Cam kết: Cam kết tuân thủ quy định của công ty và gửi kèm giấy chứng nhận của cơ quan y tế (nếu có).

    - Chữ ký: Ký và ghi rõ họ tên của NLĐ.

    Xem và tải mẫu giấy phép nghỉ ốm tại đây:https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/05/28/mau-giay-xin-phep-nghi-om-moi-nhat.doc

    Sau khi hoàn thành soạn giấy xin phép nghỉ ốm, NLĐ  nộp mẫu đơn này cho quản lý của công ty hoặc trực tiếp tại phòng nhân sự.

    Trong trường hợp NLĐ bị bệnh nặng và không thể tự mình đi nộp đơn xin nghỉ phép, người thân của họ có thể đại diện để nộp giấy tờ này cho quản lý công ty.

    (3) Người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong trường hợp nào?

    Theo quy định tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng chế độ ốm đau như sau:

    - Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

    Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

    - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Trong những ngày nghỉ hưởng chế độ ốm đau, NLĐ được cơ quan bảo hiểm thanh toán tiền nghỉ chế độ ốm đau theo công thức tại  khoản 1 Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và khoản 1 Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH

    Tiền nghỉ chế độ ốm đau = (Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ việc /  24 ngày) x  75% x  số ngày nghỉ chế độ ốm đau.

    Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

    (4) Người lao động được nghỉ ốm tối đa bao nhiêu ngày?

    Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:

     Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với NLĐ quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:

    - Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;

    - Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.

     NLĐ nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:

    - Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;

    - Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản 1 mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

    Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với NLĐ quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

    Tóm lại, trên đây là hướng dẫn cách xin nghỉ ốm và mẫu giấy xin phép nghỉ ốm mới nhất dành cho NLĐ. Thông thường, tùy theo tính chất công việc mà thời gian nghỉ ốm sẽ khác nhau.

     
    731 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn lamtuyet9366 vì bài viết hữu ích
    admin (01/08/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận