Mất xe tại cửa hàng tiện lợi ai là người chịu trách nhiệm?

Chủ đề   RSS   
  • #590956 12/09/2022

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần


    Mất xe tại cửa hàng tiện lợi ai là người chịu trách nhiệm?

    Hiện nay, nhiều người bị trộm mất xe tại các cửa hàng tiện lợi nhưng không được cửa hàng bồi thường gây tranh cãi trong dư luận rằng việc bồi thường phải thuộc về các cửa hàng tiện lợi. Điều này xảy ra không hiếm tại các thành phố, nghĩa vụ trông coi tài sản khi mua đồ tại các cửa hàng sẽ thuộc về ai và khi xảy ra mất mát ai sẽ là người bồi thường?
     
    mat-xe-tai-cua-hang-tien-loi-aichiu-trach-nhiem
     
    Thông thường các cửa hàng tiện lợi sẽ thuê bảo vệ trông coi xe, điều này sẽ đảm bảo được phần nào an toàn cho tài sản của khách khi đến mua. Dù vậy, không phải cửa hàng nào cũng thuê bảo vệ cả một ngày do tính chất của các cửa hàng tiện sẽ bán liên tục. 
     
    Trường hợp được bồi thường khi xảy ra mất xe
     
    Đối với các cửa hàng nào có thuê bảo vệ trông coi xe hoặc kêu khách gửi xe tại trước cửa hàng thì đây được xem như là cam kết thỏa thuận miệng về việc đảm bảo tài sản khách sẽ do phía cửa hàng chịu trách nhiệm về việc trông giữ xe và bồi thường nếu có mất mát xảy ra.
     
    Theo đó, tại Điều 557 Bộ luật Dân sự 2015 quy định trường hợp mà bên phía cửa hàng có trách nhiệm bảo quản tài sản của khách thì phải có nghĩa vụ giữ tài sản như sau:
     
    - Bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
     
    - Chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, nhưng phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
     
    - Thông báo kịp thời cho bên gửi biết về nguy cơ hư hỏng, tiêu hủy tài sản do tính chất của tài sản đó và yêu cầu bên gửi cho biết cách giải quyết trong một thời hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên gửi không trả lời thì bên giữ có quyền thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo quản và yêu cầu bên gửi thanh toán chi phí.
     
    - Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
     
     
    Qua quy định trên thì chủ xe máy dù có bị mất xe thì họ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc được hoàn trả tài sản theo thỏa thuận ban đầu đối với khách.
     
    Trường hợp mà do lỗi của bảo vệ trông giữ xe cho khách thì cửa hàng tiện lợi có thể căn cứ Điều 597 Bộ luật Dân sự 2015 yêu cầu bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra.
     
    Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
     
    Trường hợp không được bồi thường khi mất xe máy
     
    Đối với các cửa hàng tiện lợi không thuê bảo vệ một phần vì dù có bảo vệ cũng khó có thể quản lý hết tất cả các xe máy của khác. Do đặc tính của các cửa hàng tiện lợi là làm việc 24/24 vì vậy phải thuê nhiều bảo vệ rất tốn tiền. Vì thế các cửa hàng này sẽ không chịu trách nhiệm đối với tài sản của khách có thể được thông báo bằng các tờ giấy hoặc biển báo trước cửa hàng với nội dung là “quý khách tự bảo quản tài sản, chúng tôi không chịu trách nhiệm khi xảy ra mất mát”.
     
    Trong trường hợp này xem như các bên đã thỏa thuận về trách nhiệm bảo quản. Theo đó, nếu mà khách hàng có xảy ra mất mát thì cửa hàng sẽ không chịu trách nhiệm bồi thường. Người dân cần lưu ý các biển báo được in, dán trước cửa tiệm và khóa xe cẩn thận bằng nhiều cách, nếu khách không có khóa xe thì yêu cầu cửa hàng cung cấp ổ khóa xe máy cho mình. Hoặc an toàn hơn có thể đến các địa điểm gửi xe gần đó.
     
    Khi xảy ra trộm xe người dân có thể nhờ nhân viên cửa hàng trích xuất camera an ninh trước cửa hàng xem ai là người lấy xe của mình và trình báo đến cơ quan công an gần nhất để được giải quyết. Dù vậy, trong thực tế ở các thành phố lớn và đông người việc truy lùng và giải quyết các vụ trộm rất khó khăn phải mất thời gian rất lâu thậm chí là không giải quyết.
     
    Lưu ý: trường hợp cả hai không có thỏa thuận về trách nhiệm bảo quản tài sản thì có thể ra cơ quan có thẩm quyền cụ thể là tòa án giải quyết tranh chấp nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.
     
    Hình phạt cho người phạm tội trộm cắp tài sản
     
    Người phạm tội trộm cắp tài sản mà bị bắt được sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi 2017
     
    (1) Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 03 năm:
     
    Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm; đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
     
    (2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 - 07 năm: Phạm tội có tổ chức hoặc có tính chất chuyên nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu - dưới 200 triệu đồng.
     
    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu - 50 triệu đồng.
     
    Như vậy, dù có bảo vệ hay không thì để bảo vệ tài sản của chính mình người dân cần khóa xe cẩn thận (trừ trường hợp bảo vệ yêu cầu không cần khóa xe). An toàn nhất là vào các nhà xe gần đó nếu cửa hàng tiện lợi không chịu trách nhiệm bảo quản tài sản của khách.
     
    2240 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/09/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận