MANG THAI HỘ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Chủ đề   RSS   
  • #370116 02/02/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    MANG THAI HỘ VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

    Luật hôn nhân gia đình 2014 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Cụ thể hóa việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2015/NĐ-CP hướng dẫn thủ tục thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    Theo đó, có một số lưu ý như sau:

    - Chỉ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    - Cặp vợ chồng vô sinh có quyền nhờ mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

    - Vợ chồng nhờ mang thai hộ, người mang thai hộ, trẻ sinh ra nhờ mang thai hộ được bảo đảm an toàn về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và được pháp luật tôn trọng, bảo vệ.

    - Cơ sở KCB có đủ điều kiện thực hiện ngay kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo:

         + Bệnh viện Phụ sản trung ương;

         + Bệnh viện Đa khoa trung ương Huế;

         + Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM.

    - Thủ tục thực hiện:

    Cặp vợ chồng vô sinh gửi hồ sơ đề nghị thực hiện kỹ thuật mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đến cơ sở KCB được phép thực hiện kỹ thuật này, gồm:

    1. Đơn đề nghị được thực hiện kỹ thuật mang thai hộ theo Mẫu số 04. (file đính kèm)

    2. Bản cam kết tự nguyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo Mẫu số 05 (file đính kèm)

    3. Bản cam đoan của người đồng ý mang thai hộ là chưa mang thai hộ lần nào.

    4. Bản xác nhận tình trạng chưa có con chung của vợ chồng do UBND cấp xã nơi thường trú của vợ chồng nhờ mang thai hộ xác nhận.

    5. Bản xác nhận của cơ sở KCB được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm về việc người vợ có bệnh lý, nếu mang thai sẽ có nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của người mẹ, thai nhi và người mẹ không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.

    6. Bản xác nhận của cơ sở KCB được thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm đối với người mang thai hộ về khả năng mang thai, đáp ứng quy định đối với người nhận phôi theo quy định sau: người nhận tinh trùng, nhận noãn, nhận phôi phải có đủ sức khỏe để thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, mang thai và sinh con; không đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV, bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, B; không bị bệnh di truyền ảnh hưởng đến thế hệ sau, không bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình và đã từng sinh con.

    7. Bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc người mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ tự mình chứng minh về mối quan hệ thân thích cùng hàng trên cơ sở các giấy tờ hộ tịch có liên quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các giấy tờ này;

    8. Bản xác nhận của chồng người mang thai hộ (trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng) về việc đồng ý cho mang thai hộ.

    9. Bản xác nhận nội dung tư vấn về y tế của bác sỹ sản khoa;

    10. Bản xác nhận nội dung tư vấn về tâm lý của người có trình độ đại học chuyên khoa tâm lý trở lên;

    11. Bản xác nhận nội dung tư vấn về pháp luật của luật sư hoặc luật gia hoặc người trợ giúp pháp lý;

    12. Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ theo quy định tại Mẫu số 06 (file đính kèm)

    Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ,  cơ sở được cho phép thực hiện kỹ thuật mang thai hộ phải có kế hoạch điều trị để thực hiện kỹ thuật mang thai hộ. Trường hợp không thể thực hiện được kỹ thuật này thì phải trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do.

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 02/02/2015 04:43:40 CH
     
    43782 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn nguyenanh1292 vì bài viết hữu ích
    giangthingochuong (11/11/2018) riorakitjc0803 (25/11/2017) admin (03/02/2015)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #369956   01/02/2015

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG VIỆC MANG THAI HỘ

    Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam (sửa đổi) năm 2014 đã được thông qua tại Kỳ họp lần thứ 7, Quốc hội Khoá 13 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2015.

    Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã có nhiều quy định mới, trong đó có quy định Nhà nước cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Đây là một vấn đề pháp lý hoàn toàn mới tại Việt Nam. Ngoài những ý kiến ủng hộ, thì cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự băn khoăn, thậm chí phản đối.

     

    Để cùng nhìn nhận những mặt tích cực, hạn chế của vấn đề này, sau đây là tổng quan các quy định pháp luật về hoạt động mang thai hộ tại một số quốc gia trên thế giới. Hội thảo Tư pháp Quốc tế Hague (HCCH) được tổ chức tại Hà Lan vào năm 2012 rút ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy định về mang thai hộ đang được chia ra làm bốn nhóm. Cụ thể: Nhóm nước chưa có quy định, nhóm nước phản đối, nhóm nước cho phép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nước chấp thuận thương mại hóa.

     

    Mang Thai ho

     

    Tiến thoái lưỡng nan trong việc hoàn thiện pháp luật :

    Tại một số quốc gia có nền y tế và pháp luật tiến bộ như Thụy Điển, Tây Ban Nha, Pháp hay Đức, việc mang thai hộ là bất hợp pháp. Năm 1991, tòa án tối cao Pháp tuyên bố: “Cơ thể con người là không phải để cho mượn, cho mướn hay để bán đi”. Quyết định này cấm tuyệt đối mọi hình thức mang thai hộ dẫu là tự nguyện hay được thương mại hóa. Mọi trường hợp bị phát hiện sẽ phải hầu tòa, thậm chí bị buộc tội hình sự.

    Các quốc gia đã hợp pháp hóa việc mang thai hộ lại được chia ra làm hai nhóm nước: Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và mang thai hộ vì mục đích thương mại. Đối với các quốc gia thuộc nhóm vì mục đích nhân đạo, chẳng hạn như Anh hay Hy Lạp, các thỏa thuận mang thai hộ chủ yếu được tiến hành trên cơ sở tự nguyện.

    Một số quốc gia còn quy định việc thương mại hóa mang thai hộ là vi phạm pháp luật. Tại Anh, trừ phi được tòa án yêu cầu, người nhờ mang thai hộ không được phép chi trả bất kỳ khoản tiền nào đối với người mang thai vượt quá “các chi phí hợp lý” trong quá trình thai kỳ. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có cách giải thích cụ thể nào về “các khoản chi phí hợp lý” này có tính xác thực như thế nào. Theo luật pháp Anh, mọi khoản chi trả của người mẹ phục vụ cho quá trình mang thai đều được xem là “chi phí hợp lý”.

    Hiện đã có một số quốc gia cho phép công dân nước mình mang thai hộ vì mục đích thương mại. Những quốc gia nổi bật trong danh sách này có thể kể đến Ấn Độ, Ukraine hay Thái Lan. Luật pháp các nước này thường không bắt buộc cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ phải là công dân của nước đó. Thậm chí một số nước chỉ đơn giản hợp pháp hóa mang thai hộ vì mục đích chứ không xây dựng hoặc chưa hoàn thiện các văn bản luật để kiểm soát và hướng dẫn hoạt động này. Đối với nhóm nước này, thị trường chợ đen và nạn lạm dụng cơ thể phụ nữ để sinh lời vẫn là một mối lo ngại lớn.

    Tại Ấn Độ, việc mang thai hộ đã được xác nhận là hợp pháp từ năm 2002. Chỉ mới có Hội đồng Nghiên cứu y tế Ấn Độ là đơn vị đưa ra các hướng dẫn về kỹ thuật thụ tinh nhân tạo và cách giải quyết các trường hợp mang thai hộ tại các trung tâm y tế. Mãi đến năm 2008, Bộ Phát triển Phụ nữ và Trẻ em của Ấn Độ mới bắt đầu cân nhắc xây dựng bộ luật quản lý hoạt động mang thai hộ. Tuy nhiên, bộ luật này bị trì hoãn mãi đến nay vẫn chưa xây dựng xong, những lỗ hổng pháp lý này sẽ làm hại nhiều nhất đến những phụ nữ vùng thôn quê vì họ thiếu kiến thức. Những vụ kiện tại Ấn Độ xoay quanh vấn đề mang thai hộ có thể phải mất đến 10-12 năm để giải quyết. Thế nhưng quyền lợi chính đáng của các bên thỏa thuận dường như vẫn là một dấu chấm hỏi quá lớn đối với chính quyền, khi cơ quan chức năng không có bất kỳ một bộ luật hoàn thiện nào trong tay.

     

    Nhiều vụ án mang thai hộ vẫn khó giải quyết

    Nhiều quốc gia trên thế giới vẫn chưa giải quyết triệt để vấn đề nhân thân của đứa trẻ sinh ra từ quá trình mang thai hộ. Các khúc mắc thường nằm ở thủ tục để người phụ nữ sinh ra đứa trẻ từ bỏ quyền làm mẹ của mình. Trong một số trường hợp thỏa thuận mang thai hộ, các thủ tục “chuyển giao” quyền nuôi dạy thậm chí phức tạp đến mức cặp vợ chồng không được xác nhận danh phận cha mẹ của mình đối với đứa trẻ trên giấy tờ khai sinh. Họ buộc phải nhận đứa trẻ làm con nuôi thay vì là con ruột của mình.

     

    Mang thai hộ tại Việt Nam “nhân đạo” nhưng vẫn còn ẩn chứa nhiều bất cập

    Tại Việt Nam Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ 1/1/2015, việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã trở thành hợp pháp. Đây là một tin vui đối với nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn không thể có khả năng sinh con, dù đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học. Tuy nhiên, cùng với việc cho phép mang thai hộ, nhiều người nghi ngại về các hệ lụy ngay sau đó, khi nhiều kẻ tìm cách lách luật để biến nó thành một loại hình dịch vụ…

    Bên cạnh một số ý kiến ủng hộ việc cho mang thai hộ thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng, nếu chỉ cho đối tượng mang thai hộ là người trong phạm vi gia đình thì sẽ có rất nhiều người thiệt thòi, như những người không có chị em nào để nhờ mang thai hộ hoặc nếu có mà chị em đó không muốn mang thai hộ… Và khi đó, liệu họ có thể chấp nhận việc mãi mãi không có con hay sẽ tìm đến một đối tượng khác nhờ mang thai hộ, lúc ấy sẽ không tránh khỏi các loại "biến tướng" đã bị cấm như "đẻ thuê".


                Thực tế cho thấy, việc "đẻ thuê" vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu dù vi phạm pháp luật và vấn đề đạo đức xã hội. Vẫn có nhiều cặp gia đình hiếm muộn hoặc những người chồng lỡ thì tìm đến những nơi có dịch vụ này để giải quyết vấn đề con cái. Với cái giá từ 10-15 triệu/lần thì đó không phải là vấn đề quá khó khăn đối với những gia đình có điều kiện. Việc cho phép mang thai hộ theo Luật hôn nhân và gia đình sửa đổi mới đây cũng chỉ khiến cho chuyện này trở nên dễ dàng hơn mà thôi.

               
                Người ta thường nói, có cầu ắt có cung, khi nhu cầu của những người cần có con vẫn cao thì không thể tránh được việc nhiều người nhận "đẻ thuê". Hiện tại, khi đã cho phép “mang thai hộ”, vấn đề đối với người nhờ mang thai hộ chỉ nằm trên giấy tờ. Nếu muốn quản lý chặt chẽ, cấm chuyện "đẻ thuê", chúng ta cần phải theo sát những vấn đề liên quan như làm giả giấy tờ, đi cửa sau để có giấy tờ hợp lệ.

     

    Hiện tại, chuyện bằng giả, giấy tờ giả vẫn còn nhan nhản và đang là nỗi nhức nhối của các cơ quan chức năng. Khi nào chúng ta còn chưa quản lý nổi việc các loại giấy tờ giả như bằng đại học, thạc sỹ, tiến sỹ được rao bán công khai trên mạng thì không thể chắc chắn rằng, các loại giấy tờ hợp lệ cho một ca mang thai hộ không bị làm giả.

     

    Hơn nữa, với việc thích thủ tục nhanh gọn, không lằng nhằng, không phải nài nỉ nhờ vả thì chuyện các gia đình hiếm muộn tìm đến dịch vụ "đẻ thuê" là điều không tránh khỏi. Thật vậy, nhiều người dân thích sự nhanh gọn, đơn giản và cũng vì thế mà sinh ra nạn "phong bì". Thế nên chắc chắn rằng chuyện bỏ tiền ra để có được đứa con một cách nhanh chóng, không lằng nhằng thủ tục sẽ vẫn còn được nhiều người tìm đến. Cho đến khi họ chưa nhìn thấy được hậu quả, hệ lụy và các rắc rối phát sinh từ việc nhờ "đẻ thuê" trái pháp luật mang đến thì họ vẫn tìm đến loại dịch vụ này. Ngoài những vấn đề mâu thuẫn phát sinh giữa người "đẻ thuê" và khách hàng thì việc tìm đến dịch vụ này cũng đã tiếp tay khiến các tệ nạn buôn bán người để "đẻ thuê" nhức nhối hơn.

     

    (Bài viết của Luật sư Nguyễn Văn Tuấn đã có tham khảo từ nhiều nguồn)

     

     
    Báo quản trị |  
  • #454369   24/05/2017

    lamthanhtruc
    lamthanhtruc
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (278)
    Số điểm: 2015
    Cảm ơn: 42
    Được cảm ơn 64 lần


    Mang thai hộ ở Việt Nam có gì khác?

    Xin chào các thành viên Dân Luật

    Luật Hôn nhân và gia đình 2015 đã cho phép mang thai hộ. Vậy mang thai hộ ở Việt Nam có khác gì so với việc mang thai hộ trên thế giới? Trên thế giới một số nước việc mang thai hộ có thể coi là một nghề đề kiếm sống. Người mang thai hộ được trả một khoảng tiền lớn mỗi khi mang thai hộ và được chăm sóc sức khỏe tốt.

    Tại Việt Nam việc mang thai hộ trước Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì không được phép. Sau Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì đã cho phép việc mang thai hộ. Tại sao trước đây nước ta không cho phép mà đến Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì lại cho phép mang thai hộ.

    Mong các thành viên Dân Luật giải đáp giúp mình. Chân thành cảm ơn các thành viên.

    Cập nhật bởi lamthanhtruc ngày 24/05/2017 09:26:31 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #479148   19/12/2017

    lamthanhtruc viết:

    Xin chào các thành viên Dân Luật

    Luật Hôn nhân và gia đình 2015 đã cho phép mang thai hộ. Vậy mang thai hộ ở Việt Nam có khác gì so với việc mang thai hộ trên thế giới? Trên thế giới một số nước việc mang thai hộ có thể coi là một nghề đề kiếm sống. Người mang thai hộ được trả một khoảng tiền lớn mỗi khi mang thai hộ và được chăm sóc sức khỏe tốt.

    Tại Việt Nam việc mang thai hộ trước Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì không được phép. Sau Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì đã cho phép việc mang thai hộ. Tại sao trước đây nước ta không cho phép mà đến Luật Hôn nhân và gia đình 2015 thì lại cho phép mang thai hộ.

    Mong các thành viên Dân Luật giải đáp giúp mình. Chân thành cảm ơn các thành viên.

    Mình nghĩ có một nguyên lí mà ai cũng biết đó là pháp luật hình thành từ đời sống, bạn cũng có thể thấy được một minh chứng rõ ràng là luật pháp thay đổi qua từng thời kỳ, một đạo luật từ vài thập niên trước có thể không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội bấy giờ nữa thì không thể tiếp tục áp dụng được. Cũng như vấn đề bạn nói, tại sao Luật Hôn nhân và gia đình mới lại cho phép việc mang thai hộ? Theo mình thì, vấn đề hiếm muộn hiện nay ở Việt Nam trở nên khá phổ biến, họ rất mong mỏi đứa con ruột của mình, với lại y học hiện nay đã tân tiến hơn rất nhiều, việc mang thai hộ không còn quá khó khăn và nguy hiểm. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #488157   28/03/2018

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Việc ghi nhận chế định mang thai hộ trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 là một chế định có ý nghĩa lớn về mặt y học, pháp lý và ý nghĩa nhân văn cao cả - đó chính là ước muốn được làm cha làm mẹ của những cặp vợ chồng hiếm muộn.

    Quy định là vậy, song chế định mang thai hộ khi đi vào thực tế chắc hẳn sẽ gặp nhiều vướng mắc. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định vợ chồng người nhờ mang thai hộ phải đang không có con chung. Điều kiện này dẫn đến cách hiểu rằng nếu vợ, chồng đã có con riêng nhưng đang không có con chung thì vẫn thuộc trường hợp được nhờ mang thai hộ??? Trong khi đó, nếu vợ chồng không có con riêng mà có con chung nhưng con chung đã cho người khác nhận nuôi hoặc mắc những căn bệnh hiểm nghèo hoặc đặc biệt… thì không thuộc diện được nhờ mang thai hộ. Bên cạnh đó Luật quy định vợ chồng không thể sinh con thì mới được quyền nhờ mang thai hộ. Vậy có những phụ nữ vì nhiều lý do khác nhau mà họ không kết hôn, hoặc họ đã ly hôn (có những trường hợp ly hôn vì lý do không có khả năng mang thai và sinh đẻ) rơi vào tình trạng không thể sinh con vì những lý do chính đáng thì họ có được nhờ mang thai hộ hay không???

     
    Báo quản trị |  
  • #507213   11/11/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Chuyện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhưng đôi khi nhiều người lợi dụng điều này để chuộc lợi, rồi còn hủy hoại hạnh phúc gia đình của mình, mình từng xem một bộ phim Việt Nam nói về vấn đề này và cũng nêu ra được những bất cập về vấn đề mang thai hộ và hiếm muộn, mong rằng việc mang thai hộ sẽ dùng đúng mục đích của nó.

     
    Báo quản trị |  
  • #507318   12/11/2018

    Lao động nữ mang thai hộ nếu đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý và chế độ khi sinh con cho đến thời điểm giao đứa trẻ cho người mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không được quá 06 tháng (nếu sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con sẽ tính thêm 01 tháng). Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #507414   13/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Một số quy định về luật mang thai hộ ở Thái Lan:


    Dịch vụ mang thai hộ ở Thái Lan từng được xem là đã thương mại hóa và cũng không có trường hợp cấm cụ thể nào. Chi phí mang thai hộ ở Thái Lan cũng rất rẻ, từ 50.000 USD, trong khi đó tại Mỹ dịch vụ này thấp nhất cũng có giá 150.000 USD.

    Tuy nhiên, sau thời gian dài thả lỏng với loạt vụ bê bối liên quan đến dịch vụ này, từ ngày 30-7-2015 chính phủ Thái Lan chính thức thông qua luật cấm phụ nữ nước này mang thai hộ người nước ngoài. Theo Bộ trưởng Y tế Rajata Rajatanavin, luật này cấm thương mại hóa mang thai hộ cũng như bán trứng hoặc tinh trùng. Ngoài ra, người đồng tính cũng không được phép mang thai hộ, trừ những cặp đôi đồng tính đã kết hôn hơn ba năm.

    Nếu phạm luật, cả người mang thai hộ và người thuê có thể bị phạt tù 10 năm, phạt tiền 200.000 baht (khoảng 132 triệu đồng), người môi giới sẽ bị phạt tù đến năm năm và 100.000 baht (khoảng 67 triệu đồng) trong khi bác sĩ vi phạm sẽ bị phạt đến một năm tù và 20.000 baht. Mua bán trứng và tinh trùng cũng bị tù một năm và 60.000 baht.

     

     
    Báo quản trị |