Những gì bạn nói sẽ là đúng nếu như đồng ý rằng mại dâm không thể là một nghề. Tuy nhiên đây là việc vẫn còn đang tranh cãi, cho nên nếu lấy những lý lẽ này để lý giải tại sao mại dâm ko thể là một nghề thì có vẻ chưa ổn.
Tôi xin có mấy lời phản biện lại những lý lẽ của bạn (nói cho rõ là tôi không phản biện quan điểm của bạn à nha)
- Quyền về lao động: Chưa có cơ chế quản lý cụ thể. Nếu công nhận mại dâm là một nghề thì những chế độ về bảo hiểm, đóng thuế,… và lúc này các khoản thu nhập mà họ tự tạo ra có gọi là tiền lương sẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Không thể đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước.
Phản biện: Nếu coi đây là một nghề thì sẽ có cơ chế quản lý, có chính sách về bảo hiểm (chẳng hạn BHXH tự nguyện, BHYT), đóng thuế (họ sẽ tự kê khai và đóng thuế). Những khoản họ nhận được chưa hẳn là tiền lương (nếu họ "hoạt động độc lập" thì không có NSDLĐ) mà có thể gọi là tiền thù lao hay là thu nhập. Tôi không thấy cần thiết phải đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước.
- Quyền hoạt động chuyên nghiệp: Một điều có vẻ hơi phi lý, nhưng việc hoạt động nghề nghiệp lẽ tất nhiên sẽ được hướng dẫn, có cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện các phương thức kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ,…để đủ điều kiện hoạt động. Với tình hình hiện tại, quá phi lý cho việc phát triển tính chuyên nghiệp cho một nghề mà có khả năng ảnh hưởng đến giống nòi, sức khỏe như vậy.
Phản biện: nếu nghề nghiệp này được công nhận, thì chắc hẳn sẽ có những quy định để quản lý nghề nghiệp hơi "đặc thù" này. Tôi không thấy phi lý gì cả cho việc hướng dẫn, tuyên truyền sử dụng BCS, quan hệ an toàn để tránh hoặc giảm lây nhiễm. Việc này rõ ràng là có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, giống nòi của các bên liên quan.
- Pháp luật Hình sự: Thực tiễn, pháp luật Hình sự kiểm soát hành vi ngoại tình khi các bên vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu công nhận mại dâm có phải là đang góp phần can thiệp vào các mối quan hệ xã hội về cuộc sống gia đình. Vì người có nhu cầu về tình dục không nằm ngoài chủ thể đã có gia đình. Pháp luật có đang cổ xúy cho tội phạm gia tăng?
Phản biện: mại dâm không đồng nghĩa với vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu bên mua và bên bán đều độc thân thì sao ? Nếu như công nhận đây là một nghề, và quy định rằng chỉ có những người đủ điều kiện mới được hành nghề, mới được trở thành khách hàng thì tại sao lại nói rằng "cổ xúy cho tội phạm" ?
- Nới lõng cơ chế, quan liêu chi phối: Các cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động đảm bảo cho mại dâm được phép hành nghề sẽ phát sinh những bất cập hơn trong việc góp phần làm tăng tình trạng quan liêu trong quá trình thực hiện công việc đối với những người hành nghề, khó tránh khỏi những lỗ hỏng từ chính những người điều chỉnh về mại dâm
Phản biện: Bạn đang suy diễn rồi đó. Những bất cập mà bạn nói là bất cập về những người thực thi pháp luật chứ không phải là lỗi của việc công nhận nghề mại dâm. Nếu cứ vì lý do "quan liêu" hay "lỗ hổng", có khi bạn sẽ kiến nghị dẹp bỏ công an, hải quan, thuế, hay nói rộng ra là tất cả các cơ quan hành pháp của nhà nước !!!!
Hiến pháp: Với mục đích bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con người, mại dâm tồn tại như một điều đi ngược lại với Hiến pháp về “Nhân quyền” bởi mục đích mang lại không ai công nhận trong khi phải đánh đổi giá trị bản thân và người khác như một hình thức bóc lột, mặc dù số nhiều mang tinh thần tự nguyện nhưng sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền thì không thể chấp nhận được
Phản biện: nếu công nhận mại dâm là một nghề, thì những người hành nghề này không thể nói là không có nhân phẩm, danh dự được. Tại sao không thể sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền nếu như đó là nghề đã được công nhận ??
- Thương mại: Việc hình thành các hình thức tổ chức hành nghề với mức độ tập trung, thực hiện chức năng trung gian, phân phối và dần dần trở thành công cụ kiếm tiền, con người sẽ hoạt động như một món hàng, đòi hỏi phải có sự lựa chọn mang tính điều kiện của thế giới cầu. Vì vậy, mong muốn kiểm soát lại vô tình là điều kiện để phát triển tội phạm về tình dục với các hành vi bạc lực, cưỡng ép kể cả hiếp dâm,…
Phản biện: đây là nghề khá đặc thù, chủ yếu dựa vào vốn tự có. Cho nên không phải ai cũng có thể hành nghề, hoặc hành nghề mãi mãi được. Đối với con người thì sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng, sắc đẹp đều đã trở thành món hàng. Vậy tại sao thân thể không thể trở thành hàng hóa ?
Xét về tình, những người hoạt động mại dâm họ hoàn toàn có thể làm chủ và kiểm soát được hành vi. Lựa chọn nghề là quyền của cá nhân, không ai có quyền can thiệp. Bản thân họ chưa cho xã hội thấy được những mặt tích cực của mại dâm nên việc để cộng đồng thôi dè bỉu là chuyện không khả thi.
Phản biện: những người hoạt động mại dâm bị kỳ thị, dè bỉu là bởi vì nghề nghiệp của họ chưa được công nhận. Nếu được công nhận, sự dè bỉu chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.
Bản thân tôi, không kỳ thị nhưng để chấp nhận mại dâm là một nghề là điều không thể.
Phản biện: bản thân tôi không kỳ thị, tôi cũng không muốn người thân hay bạn bè của mình hành nghề này. Tôi phản biện chỉ vì các lý lẽ của bạn chưa được chặt chẽ mà thôi