Mại dâm không thể là một nghề

Chủ đề   RSS   
  • #488894 06/04/2018

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Mại dâm không thể là một nghề

          Những tranh cãi về có hay không nên công nhận mại dâm là một nghề tại Việt Nam vẫn đang là vấn đề hiện tại dừng lại ở mức độ quan điểm.

         Tôi sẽ không phân tích lại những khái niệm cũng như những vấn đề thuộc về bản chất của mại dâm, vì nó đã xuất hiện khá nhiều trên các trang mạng. Dưới góc độ pháp luật, tôi sẽ phân tích quan điểm tại sao không nên chấp nhận mại dâm là một nghề.

    - Quyền về lao động: Chưa có cơ chế quản lý cụ thể. Nếu công nhận mại dâm là một nghề thì những chế độ về bảo hiểm, đóng thuế,… và lúc này các khoản thu nhập mà họ tự tạo ra có gọi là tiền lương sẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Không thể đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước.

    - Quyền hoạt động chuyên nghiệp: Một điều có vẻ hơi phi lý, nhưng việc hoạt động nghề nghiệp lẽ tất nhiên sẽ được hướng dẫn, có cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện các phương thức kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ,…để đủ điều kiện hoạt động. Với tình hình hiện tại, quá phi lý cho việc phát triển tính chuyên nghiệp cho một nghề mà có khả năng ảnh hưởng đến giống nòi, sức khỏe như vậy.

    - Pháp luật Hình sự: Thực tiễn, pháp luật Hình sự kiểm soát hành vi ngoại tình khi các bên vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu công nhận mại dâm có phải là đang góp phần can thiệp vào các mối quan hệ xã hội về cuộc sống gia đình. Vì người có nhu cầu về tình dục không nằm ngoài chủ thể đã có gia đình. Pháp luật có đang cổ xúy cho tội phạm gia tăng?

    - Nới lõng cơ chế, quan liêu chi phối: Các cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động đảm bảo cho mại dâm được phép hành nghề sẽ phát sinh những bất cập hơn trong việc góp phần làm tăng tình trạng quan liêu trong quá trình thực hiện công việc đối với những người hành nghề, khó tránh khỏi những lỗ hỏng từ chính những người điều chỉnh về mại dâm

    - Hiến pháp: Với mục đích bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con người, mại dâm tồn tại như một điều đi ngược lại với Hiến pháp về “Nhân quyền” bởi mục đích mang lại không ai công nhận trong khi phải đánh đổi giá trị bản thân và người khác như một hình thức bóc lột, mặc dù số nhiều mang tinh thần tự nguyện nhưng sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền thì không thể chấp nhận được

    - Thương mại: Việc hình thành các hình thức tổ chức hành nghề với mức độ tập trung, thực hiện chức năng trung gian, phân phối và dần dần trở thành công cụ kiếm tiền, con người sẽ hoạt động như một món hàng, đòi hỏi phải có sự lựa chọn mang tính điều kiện của thế giới cầu. Vì vậy, mong muốn kiểm soát lại vô tình là điều kiện để phát triển tội phạm về tình dục với các hành vi bạc lực, cưỡng ép kể cả hiếp dâm,…

          Xét về tình, những người hoạt động mại dâm họ hoàn toàn có thể làm chủ và kiểm soát được hành vi. Lựa chọn nghề là quyền của cá nhân, không ai có quyền can thiệp. Bản thân họ chưa cho xã hội thấy được những mặt tích cực của mại dâm nên việc để cộng đồng thôi dè bỉu là chuyện không khả thi.

          Bản thân tôi, không kỳ thị nhưng để chấp nhận mại dâm là một nghề là điều không thể.

     

     
    12031 | Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    giangmoom (10/04/2018) TuyenMyn (08/04/2018) Kimtam1912 (06/04/2018) ntdieu (06/04/2018) GHLAW (06/04/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #488933   06/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Những gì bạn nói sẽ là đúng nếu như đồng ý rằng mại dâm không thể là một nghề. Tuy nhiên đây là việc vẫn còn đang tranh cãi, cho nên nếu lấy những lý lẽ này để lý giải tại sao mại dâm ko thể là một nghề thì có vẻ chưa ổn.

    Tôi xin có mấy lời phản biện lại những lý lẽ của bạn (nói cho rõ là tôi không phản biện quan điểm của bạn à nha)

    - Quyền về lao động: Chưa có cơ chế quản lý cụ thể. Nếu công nhận mại dâm là một nghề thì những chế độ về bảo hiểm, đóng thuế,… và lúc này các khoản thu nhập mà họ tự tạo ra có gọi là tiền lương sẽ đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước. Không thể đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước.

    Phản biện: Nếu coi đây là một nghề thì sẽ có cơ chế quản lý, có chính sách về bảo hiểm (chẳng hạn BHXH tự nguyện, BHYT), đóng thuế (họ sẽ tự kê khai và đóng thuế). Những khoản họ nhận được chưa hẳn là tiền lương (nếu họ "hoạt động độc lập" thì không có NSDLĐ) mà có thể gọi là tiền thù lao hay là thu nhập. Tôi không thấy cần thiết phải đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước.

    - Quyền hoạt động chuyên nghiệp: Một điều có vẻ hơi phi lý, nhưng việc hoạt động nghề nghiệp lẽ tất nhiên sẽ được hướng dẫn, có cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện các phương thức kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ,…để đủ điều kiện hoạt động. Với tình hình hiện tại, quá phi lý cho việc phát triển tính chuyên nghiệp cho một nghề mà có khả năng ảnh hưởng đến giống nòi, sức khỏe như vậy.

    Phản biện: nếu nghề nghiệp này được công nhận, thì chắc hẳn sẽ có những quy định để quản lý nghề nghiệp hơi "đặc thù" này. Tôi không thấy phi lý gì cả cho việc hướng dẫn, tuyên truyền sử dụng BCS, quan hệ an toàn để tránh hoặc giảm lây nhiễm. Việc này rõ ràng là có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, giống nòi của các bên liên quan.

    - Pháp luật Hình sự: Thực tiễn, pháp luật Hình sự kiểm soát hành vi ngoại tình khi các bên vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu công nhận mại dâm có phải là đang góp phần can thiệp vào các mối quan hệ xã hội về cuộc sống gia đình. Vì người có nhu cầu về tình dục không nằm ngoài chủ thể đã có gia đình. Pháp luật có đang cổ xúy cho tội phạm gia tăng?

    Phản biện: mại dâm không đồng nghĩa với vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu bên mua và bên bán đều độc thân thì sao ? Nếu như công nhận đây là một nghề, và quy định rằng chỉ có những người đủ điều kiện mới được hành nghề, mới được trở thành khách hàng thì tại sao lại nói rằng "cổ xúy cho tội phạm" ?

    - Nới lõng cơ chế, quan liêu chi phối: Các cơ quan, đơn vị tiến hành các hoạt động đảm bảo cho mại dâm được phép hành nghề sẽ phát sinh những bất cập hơn trong việc góp phần làm tăng tình trạng quan liêu trong quá trình thực hiện công việc đối với những người hành nghề, khó tránh khỏi những lỗ hỏng từ chính những người điều chỉnh về mại dâm

    Phản biện: Bạn đang suy diễn rồi đó. Những bất cập mà bạn nói là bất cập về những người thực thi pháp luật chứ không phải là lỗi của việc công nhận nghề mại dâm. Nếu cứ vì lý do "quan liêu" hay "lỗ hổng", có khi bạn sẽ kiến nghị dẹp bỏ công an, hải quan, thuế, hay nói rộng ra là tất cả các cơ quan hành pháp của nhà nước !!!!

    Hiến pháp: Với mục đích bảo vệ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, danh dự, nhân phẩm của con người, hạnh phúc gia đình, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe và sự phát triển của con người, mại dâm tồn tại như một điều đi ngược lại với Hiến pháp về “Nhân quyền” bởi mục đích mang lại không ai công nhận trong khi phải đánh đổi giá trị bản thân và người khác như một hình thức bóc lột, mặc dù số nhiều mang tinh thần tự nguyện nhưng sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền thì không thể chấp nhận được

    Phản biện: nếu công nhận mại dâm là một nghề, thì những người hành nghề này không thể nói là không có nhân phẩm, danh dự được. Tại sao không thể sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền nếu như đó là nghề đã được công nhận ??

    - Thương mại: Việc hình thành các hình thức tổ chức hành nghề với mức độ tập trung, thực hiện chức năng trung gian, phân phối và dần dần trở thành công cụ kiếm tiền, con người sẽ hoạt động như một món hàng, đòi hỏi phải có sự lựa chọn mang tính điều kiện của thế giới cầu. Vì vậy, mong muốn kiểm soát lại vô tình là điều kiện để phát triển tội phạm về tình dục với các hành vi bạc lực, cưỡng ép kể cả hiếp dâm,…

    Phản biện: đây là nghề khá đặc thù, chủ yếu dựa vào vốn tự có. Cho nên không phải ai cũng có thể hành nghề, hoặc hành nghề mãi mãi được. Đối với con người thì sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng, sắc đẹp đều đã trở thành món hàng. Vậy tại sao thân thể không thể trở thành hàng hóa ?

          Xét về tình, những người hoạt động mại dâm họ hoàn toàn có thể làm chủ và kiểm soát được hành vi. Lựa chọn nghề là quyền của cá nhân, không ai có quyền can thiệp. Bản thân họ chưa cho xã hội thấy được những mặt tích cực của mại dâm nên việc để cộng đồng thôi dè bỉu là chuyện không khả thi.

    Phản biện: những người hoạt động mại dâm bị kỳ thị, dè bỉu là bởi vì nghề nghiệp của họ chưa được công nhận. Nếu được công nhận, sự dè bỉu chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.

          Bản thân tôi, không kỳ thị nhưng để chấp nhận mại dâm là một nghề là điều không thể.

     Phản biện: bản thân tôi không kỳ thị, tôi cũng không muốn người thân hay bạn bè của mình hành nghề này. Tôi phản biện chỉ vì các lý lẽ của bạn chưa được chặt chẽ mà thôi :|

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (06/04/2018) TuyenBig (09/04/2018) giangmoom (10/04/2018) DT_DA (09/04/2018)
  • #488970   07/04/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    ntdieu viết:

    Cảm ơn bạn vì những đóng góp, phản biện. Tuy nhiên, tôi cũng có một số nội dung không đồng tình như sau:

     Nếu coi đây là một nghề thì sẽ có cơ chế quản lý, có chính sách về bảo hiểm (chẳng hạn BHXH tự nguyện, BHYT), đóng thuế (họ sẽ tự kê khai và đóng thuế). Những khoản họ nhận được chưa hẳn là tiền lương (nếu họ "hoạt động độc lập" thì không có NSDLĐ) mà có thể gọi là tiền thù lao hay là thu nhập. Tôi không thấy cần thiết phải đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước.

    => Một điều tất nhiên là khi họ có thu nhập hay thù lao như bạn nói thì họ phải tiến hành đóng thuế cho cơ quan nhà nước dựa trên thu nhập chịu thuế như một nghĩa vụ bình thường, không phải là đang đi ngược lại với những điều cốt lõi về quyền con người quy định trong Hiến pháp hay sao?

    Nếu nghề nghiệp này được công nhận, thì chắc hẳn sẽ có những quy định để quản lý nghề nghiệp hơi "đặc thù" này. Tôi không thấy phi lý gì cả cho việc hướng dẫn, tuyên truyền sử dụng BCS, quan hệ an toàn để tránh hoặc giảm lây nhiễm. Việc này rõ ràng là có ảnh hưởng tốt đến sức khỏe, giống nòi của các bên liên quan.

    => Pháp luật hiện tại đang cấm nhưng việc hướng dẫn, tuyên truyền tình dục an toàn vẫn diễn ra thường xuyên. Khi công nhận, có tác dụng hay không khi vẫn duy trì những công việc đó, khối lượng và quy mô để thực hiện sẽ tăng lên gấp nhiều lần để đáp ứng mà kết quả thì không dự đoán được.

    Mại dâm không đồng nghĩa với vi phạm chế độ một vợ một chồng. Nếu bên mua và bên bán đều độc thân thì sao ? Nếu như công nhận đây là một nghề, và quy định rằng chỉ có những người đủ điều kiện mới được hành nghề, mới được trở thành khách hàng thì tại sao lại nói rằng "cổ xúy cho tội phạm" ?

    => mình đang xét ở một góc độ là những người đã có gia đình, bạn có nghĩ đến trường hợp lợi dụng việc quy định điều kiện chủ thể sẽ trở thành khách hàng mà nảy sinh ra những mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình, khi đó bản chất những người đề cao tính tình dục thì lúc này họ tự tháo gỡ nút thắt ràng buộc là "gia đình" . Vì ngoài kia vẫn đáp ứng những nhu cầu đó của họ.

     Bạn đang suy diễn rồi đó. Những bất cập mà bạn nói là bất cập về những người thực thi pháp luật chứ không phải là lỗi của việc công nhận nghề mại dâm. Nếu cứ vì lý do "quan liêu" hay "lỗ hổng", có khi bạn sẽ kiến nghị dẹp bỏ công an, hải quan, thuế, hay nói rộng ra là tất cả các cơ quan hành pháp của nhà nước !!!!

    => câu chuyện mình muôn nói là những trường hợp có thể xảy ra, phòng bệnh hơn chữa bệnh mà bạn, chằng phải hạn chế được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu sao :))

     Nếu công nhận mại dâm là một nghề, thì những người hành nghề này không thể nói là không có nhân phẩm, danh dự được. Tại sao không thể sử dụng tình dục để đổi lấy những đồng tiền nếu như đó là nghề đã được công nhận ??

    => Khi sử dụng tình dục để mua và bán, người mua đổi lại là giá trị của những đồng tiền (chưa kể đến các trường hợp mặc cả) - đây là trường hợp bị cấm. Đến thời điểm hợp pháp hóa, giá trị đó sẽ rẻ như cho, bởi lúc này không có nhiều cơ hội cho việc "kén chọn", "không được thì tôi tìm người khác", chả phải lúc này họ tự hạ thấp giá trị của mình để bán hay sao.

    Đây là nghề khá đặc thù, chủ yếu dựa vào vốn tự có. Cho nên không phải ai cũng có thể hành nghề, hoặc hành nghề mãi mãi được. Đối với con người thì sức khỏe, trí tuệ, kỹ năng, sắc đẹp đều đã trở thành món hàng. Vậy tại sao thân thể không thể trở thành hàng hóa ?

    => Tôi không chấp nhận việc đưa thân thể phục vụ cho người khác bị ví như hàng hóa, pháp luật bảo vệ bạn bằng những quyền cao cả, quyền bất khả xâm phạm, trong khi về bản chất hàng hóa là sản phẩm của lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi hay buôn bán, thân thể con người không thể quy ra giá trị bằng tiền để được ví là trao đổi như hàng hóa, nếu đã là hàng hóa thì không thể có "Nhân quyền".

    những người hoạt động mại dâm bị kỳ thị, dè bỉu là bởi vì nghề nghiệp của họ chưa được công nhận. Nếu được công nhận, sự dè bỉu chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.

     =>  Không có điều gì là chắc chắn để chúng ta phán đoán được suy nghĩ của người khác cả. Có hay không đó là việc họ tự thoáng trong cách suy nghĩ, còn dưới góc độ nhìn nhận thì họ phải nhận thấy những giá trị tích cực từ Mại dâm mang lại thì mới hy vọng cho việc lái suy nghĩ theo chiều hướng tích cực

    Mình vẫn ghi nhận chúng ta đồng quan điểm cho việc không hợp pháp hóa mại dâm nhé :))

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    giangmoom (10/04/2018)
  • #489000   07/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Tôi chưa hiểu ý bạn TuyenBig chỗ gạch chân. Bạn nói đi ngược là cụ thể điều nào trong Hiến pháp ?

    TuyenBig viết:

    Nếu coi đây là một nghề thì sẽ có cơ chế quản lý, có chính sách về bảo hiểm (chẳng hạn BHXH tự nguyện, BHYT), đóng thuế (họ sẽ tự kê khai và đóng thuế). Những khoản họ nhận được chưa hẳn là tiền lương (nếu họ "hoạt động độc lập" thì không có NSDLĐ) mà có thể gọi là tiền thù lao hay là thu nhập. Tôi không thấy cần thiết phải đưa giá trị nhân phẩm để tiến hành chiết khấu, thu chi, bổ sung Ngân sách Nhà nước.

    => Một điều tất nhiên là khi họ có thu nhập hay thù lao như bạn nói thì họ phải tiến hành đóng thuế cho cơ quan nhà nước dựa trên thu nhập chịu thuế như một nghĩa vụ bình thường, không phải là đang đi ngược lại với những điều cốt lõi về quyền con người quy định trong Hiến pháp hay sao?

     

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    DT_DA (09/04/2018) giangmoom (10/04/2018)
  • #489068   09/04/2018

    TuyenBig
    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    ntdieu viết:

    Tôi chưa hiểu ý bạn TuyenBig chỗ gạch chân. Bạn nói đi ngược là cụ thể điều nào trong Hiến pháp ?

    TuyenBig viết:

    => Một điều tất nhiên là khi họ có thu nhập hay thù lao như bạn nói thì họ phải tiến hành đóng thuế cho cơ quan nhà nước dựa trên thu nhập chịu thuế như một nghĩa vụ bình thường, không phải là đang đi ngược lại với những điều cốt lõi về quyền con người quy định trong Hiến pháp hay sao?

    chào bạn,

    Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,... tác hại của việc hành nghề mại dâm là không hề nhỏ mặc dù bạn đã có những biện pháp phòng tránh thì về lâu dài việc quan hệ quá nhiều sẽ là những hệ quả khôn lường về các bệnh về tình dục khá cao. Ví dụ sử dụng bao cao su là biện pháp phòng tránh thì nguy cơ lây nhiễm lên đến 15 - 33% vì kích thươc vius nhỏ và có thể dễ dàng thẩm thấu qua mang BCS (theo khảo sát của Bộ LĐ-TB & XH). Bên cạnh đó là các bệnh như sùi mào gà, nấm,... lây qua đường miệng,ga đệm, quần áo,... Hệ lụy của tệ nạn là những bệnh tật về thể xác như: khớp, tử cung,... 

    Là hàng loạt các dẫn chhứng, bạn có thể tìm hiểu thêm những tác hại của mại dâm. Khi nhận thức được những tác hại nghiêm trọng như thế này, nếu Nhà nước công nhận Mại dâm và tiến hành công tác liên quan đến nghề nghiệp là đang gián tiếp xâm phạm đến sức khỏe, thân thể của mọi người. 

     

     

     

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    giangmoom (10/04/2018)
  • #489136   09/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn TuyenBig dẫn điều 20 Hiến pháp 2013, thế nhưng điều này lại có rất ít (nếu không nói là không có) liên quan đến luận điểm bạn đang cố gắng bảo vệ.

    Bạn đang nói về chuyện GMD có thu nhập và đóng thuế ở vế trước

    TuyenBig viết:

    => Một điều tất nhiên là khi họ có thu nhập hay thù lao như bạn nói thì họ phải tiến hành đóng thuế cho cơ quan nhà nước dựa trên thu nhập chịu thuế như một nghĩa vụ bình thường, ...

    thế nhưng ngay vế sau bạn nói

    TuyenBig viết:

    không phải là đang đi ngược lại với những điều cốt lõi về quyền con người quy định trong Hiến pháp hay sao?

    Chuyện đóng thuế và quyền bất khả xâm phạm về thân thể có liên quan đến nhau sao ?

    Hơn nữa, mại dâm nếu được công nhận là một nghề thì việc GMD hành nghề theo đúng nghĩa không phải là đang bị xâm phạm về thân thể. Họ chỉ đơn giản đang hành nghề theo quy định của pháp luật. Ngay cả trong thời điểm hiện nay khi mà nghề này vẫn chưa được công nhận thì chuyện họ hành nghề (dù là bất hợp pháp) cũng không phải là bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #489178   10/04/2018

    Kimhuyentr
    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 112 lần


    Thật ra mại dâm đã tồn tại ở Việt Nam như một "nghề" từ rất lâu. Vấn đề là chúng ta có thừa nhận hay không thừa nhận mà thôi.

    Tôi không cổ xúy cho hoạt động mại dâm. Nhưng phải nói một điều rằng, lý lẽ của bài viết này chưa thật sự thuyết phục. Bạn hãy xem qua hoạt động hợp pháp hóa mại dâm ở thành phố Amsterdam (Hà Lan), bạn sẽ thấy những lý lẽ mà bạn đưa ra không hoàn toàn hợp lý

     
    Báo quản trị |  
  • #489189   10/04/2018

    giangmoom
    giangmoom
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (345)
    Số điểm: 6481
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 136 lần


    Đọc các đoạn lập luận của các bạn mình có thêm rất nhiều vần đề mình được hiểu thêm, cám ơn các bạn. Quan điểm của mình thấy việc nếu vấn đề và có phản biện như đoạn mình trích dẫn ở trên khá hay nhưng nhìn chung là quan điểm, ai có quan điểm ra sao cần bảo vệ quan điểm của mình.
     
    Quan điểm của mình thì theo hướng nếu những người hoạt động mại dâm tức là họ coi đó là "công việc" của mình, họ có ý thức về việc "bán" và "xác định giá trị", cũng không ngoại trừ việc họ nhận thức được nhân phâm của họ khi thực hiện hoạt động này thì việc pháp luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm như đề cập dường như không còn giá trị. 
     
    Báo quản trị |  
  • #489194   10/04/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Quan điểm của mình thì đồng tình với quan điểm của người viết.

    Thứ nhất, Việt Nam là đất nước có văn hóa, truyền thống Á Đông.

    Thứ hai, nếu công nhận mại dâm là một nghề thì theo quy định phải tuân theo luật giáo dục nghề nghiệp, phải có giáo trình, chứng chỉ, thang bảng lương…

    Thứ ba, quan điểm của chúng ta là luôn tôn trọng công ước về quyền con người mà chúng ta đã tham gia cam kết với quốc tế. Hiến pháp, pháp luật của chúng ta từ trước đến nay cũng đề cao quyền coi người. Chúng ta không thể chấp nhận mại dâm cũng như nạn bóc lột, cưỡng bức, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

    Xu hướng trên thế giới, quyền công dân, quyền con người ngày càng được nâng cao. Mại dâm bị cấm ở hầu hết các quốc gia. Một số chính phủ cho rằng nên "hợp pháp hóa" để dễ kiểm soát, nhưng sau một thời gian đã thấy việc hợp pháp hóa mại dâm không đạt được mục tiêu đề ra mà còn làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số nước sau một thời gian dài chấp nhận mại dâm như một nghề đã phải quay lại biện pháp cấm hoàn toàn như Thụy Điển, Na Uy...

     

    Cập nhật bởi Lilynguyen1608 ngày 10/04/2018 05:11:19 CH

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Lilynguyen1608 vì bài viết hữu ích
    TuyenBig (10/04/2018)
  • #489200   10/04/2018

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Bạn Lilynguyen1608 cũng gần giống với ở chỗ những lý lẽ của bạn đưa ra rất ít ăn nhập với quan điểm bạn định bảo vệ.

    Lilynguyen1608 viết:

    Thứ nhất, Việt Nam là đất nước có văn hóa, truyền thống Á Đông.

    Chuyện này chẳng có liên quan gì đến việc có nên coi mại dâm như nghề hay không.

    Lilynguyen1608 viết:

    Thứ hai, nếu công nhận mại dâm là một nghề thì theo quy định phải tuân theo luật giáo dục nghề nghiệp, phải có giáo trình, chứng chỉ, thang bảng lương…

    Không biết cái quy định rằng "nghề" thì phải tuân theo luật giáo dục nghề nghiệp là ở đâu ra. Bản thân cái luật đó không có điều nào quy định như vậy. Nói đơn giản là nghề bán vé số không thấy ở đâu đào tạo, không có giáo trình, chứng chỉ, cũng chẳng có thang bảng lương gì hết trơn.

    Lilynguyen1608 viết:

    Thứ ba, quan điểm của chúng ta là luôn tôn trọng công ước về quyền con người mà chúng ta đã tham gia cam kết với quốc tế. Hiến pháp, pháp luật của chúng ta từ trước đến nay cũng đề cao quyền coi người. Chúng ta không thể chấp nhận mại dâm cũng như nạn bóc lột, cưỡng bức, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

    Tôn trọng công ước quyền con người là đúng, hiến pháp đề cao quyền con người cũng đúng luôn. Nạn bóc lột, cưỡng bức, xâm hại phụ nữ và trẻ em cũng là những chuyện phạm pháp và đáng lên án. Nhưng hiến pháp không nói rằng không được phép coi mại dâm là một nghề.

    Lilynguyen1608 viết:

    Xu hướng trên thế giới, quyền công dân, quyền con người ngày càng được nâng cao. Mại dâm bị cấm ở hầu hết các quốc gia. Một số chính phủ cho rằng nên "hợp pháp hóa" để dễ kiểm soát, nhưng sau một thời gian đã thấy việc hợp pháp hóa mại dâm không đạt được mục tiêu đề ra mà còn làm vấn đề nghiêm trọng hơn. Một số nước sau một thời gian dài chấp nhận mại dâm như một nghề đã phải quay lại biện pháp cấm hoàn toàn như Thụy Điển, Na Uy...

    Chuyện ở thực tế các nước thì đáng xem xét để tham khảo và học hỏi, nhưng không đồng nghĩa làm giống y như họ. Nếu nói về các nước thì gần có Thái Lan, xa có Hà Lan là những nơi có thể học hỏi.

     
    Báo quản trị |  
  • #489225   11/04/2018

    Kaudy
    Kaudy

    Sơ sinh


    Tham gia:18/11/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Em xem lại bài viết đi! Sao lại đánh đồng "Việt Nam" với "Mại dâm"?!

    Những tranh cãi về có hay không nên công nhận Việt Nam là một nghề vẫn đang là vấn đề hiện tại dừng lại ở mức độ quan điểm.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kaudy vì bài viết hữu ích
    TuyenBig (11/04/2018)
  • #599081   25/02/2023

    Special29
    Special29
    Top 100
    Female
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/12/2019
    Tổng số bài viết (712)
    Số điểm: 5322
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 111 lần


    Mại dâm không thể là một nghề

    Con người hơn các loài vật khác ở ý thức và trách nhiệm. Nếu coi mại dâm là một hình thức trao đổi trên thị trường có sự trao đổi hàng hóa dịch vụ khi đó nói thật người mua dâm họ coi người bán dâm chỉ là một thứ hàng hóa, một công cụ giải quyết nhu cầu chứ ko còn là quan hệ giữa con người với con người, người mua người bán nữa. Khi đó con người ta tự biến mình là một thứ gì đó tầm thường như đồ vật mà thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #599438   28/02/2023

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Mại dâm không thể là một nghề

    Với phương châm không quản lý được thì cấm của nước ta hiện nay thì mại dâm đang là một hành vi vi phạm pháp luật dù có rất nhiều người hành nghề. Hy vọng khi xã hội phát triển, ý thức người dân nâng cao và nhà nước có nhiều công cụ quản lý thì mại dâm sẽ được hợp pháp hóa nhằm bảo vệ những người bán dâm nhiều hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #599466   28/02/2023

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1359)
    Số điểm: 11411
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 203 lần


    Mại dâm không thể là một nghề

    Mình đứng ở trung lập, không ủng hộ hay phản đối. Tuy nhiên khi đọc quan điểm của chủ topic thì minh thấy đây đúng thật là quan điểm cá nhân và góc nhìn cá nhân. Theo mình thì nếu đưa mại dâm là một nghề thì tất nhiên phải có cơ chế kiểm soát, có chế độ BHXH, có đóng thuế. Đây không phải là tiền lương nhưng vẫn là một khoản thu nhập mà người đó có được, công dân có nghĩa vụ đóng thuế thì người làm nghề này đóng thuế là việc tất nhiên. 

     
    Báo quản trị |  
  • #599468   28/02/2023

    Mại dâm không thể là một nghề

    Nghề mại dâm có bản chất không phải là vì mục đích nhân đạo như người ta nhầm tưởng. Việc ép người ta phải phục vụ tình dục (không phải vì ham muốn) để đổi lấy những đồng tiền kiếm sống qua ngày. Đó có thể xem là hành động vô nhân đạo bắt người ta phải đem đánh đổi nhân quyền của mình để có được những đồng tiền kiếm sống. Và hành vi này không chỉ đi lệch lạc với đạo đức xã hội.

     
    Báo quản trị |